143_Truyện Kiều | Kiều bỏ trốn_Hồi XVII (Câu 1915-2034) | Nguyễn Du.
JAN 26, 2024
Description Community
About

Hồi 17, mô tả cảnh bịn rịn chua xót giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều khi lần đầu tiên hai người đối diện nói chuyện, trải qua từng ấy thời gian ở cùng nhà mà phải làm ngơ như không biết. Chàng khuyên Kiều bỏ trốn và từ đó Kiều tiếp tục lỡ những bước chân "thân gái dặm trường" tiếp vào đoạn trường đau thương.


Chú thích:
1. Sơn hồ: Núi giả và hồ đào ra để làm cảnh.
2. Tàng tàng: Tang tảng sáng.
3. Ngũ cúng: Năm vật cúng Phật, tức hương, hoa, đăng, trà, quả.
4. Tam quy: Ba lễ “quy y” tức quy y phật, quy y pháp, quy y tăng, nghĩa là đem cả tâm và thân mà theo đạo Phật.
5. Ngũ giới: Năm điều răn, tức là răn sát sinh, răn ăn rộm, răn tà dâm, răn nói càn, răn uống rượu.
6. Xuất gia: Ra khỏi nhà tức đi tu.
7. Áo xanh: Thanh y, áo các hầu gái mặc.
8. Cà sa: Áo nhà sư mặc.
9. Pháp danh: Tên đặt theo tập tục tôn giáo. Trạc Tuyền là pháp danh do Hoạn Thư đặt cho Kiều.
10. Xuân, Thu: Tên hai người đầy tớ gái do Hoạn Thư sai đến Quan Âm các ở với Kiều để giúp việc hương đèn.
11. Rừng tía: Do chữ tư trúc lâm, chỗ ở của Phật Quan Âm Bồ Tát.
12. Bụi hồng: Do chữ hồng trần, tức cõi trần tục, cõi đời.
13. Thủ tự:Chữ viết tay.
14. Tâm hương: Hương lòng. Nén hương dân lên do tấm lòng thành kính.
15. Giọt nước cành dương: Do chữ “dương chi thuỷ”. Theo sách Phật thì Phật Quan Âm có cành dương liễu và bình nước cam lộ, khi muốn cứu ai thì lấy cành dương liễu dúng nước trong bình mà rảy vào người ấy. Ở đây giọt nước cành dương dùng để chỉ phép màu nhiệm của Phật.
16. Lửa lòng: Do chữ tâm hoả, chỉ mọi thứ dục vòng do lòng người sinh ra.
17. Trần duyênDuyên nợ ở cõi trần.
18. Gác kinh: Cái gác viết kinh, chỉ chỗ ở của Kiều.
19. Viện sách: Tức thư viện, phòng đọc sách, chỉ chỗ ở của Thúc Sinh.
20. Vấn an: Hỏi thăm sức khoẻ.
21. Cát lầm ngọc trắng: Ý nói Kiều như “ngọc trắng” mà bị cát vùi dập.
22. Tông đường: Nhà tổ tông. ở đây dùng với nghĩa nối dõi tông đường. Ý nói Thúc Sinh nghĩ mình chưa có con trai để nối dõi tông đường.
23. Giông tốCơn mưa to gió lớn. ở đây chỉ sự giận giữ ghê gớm của Hoạn Thư.
24. Bút pháp: Phép viết chữ.
25. Thiếp Lan đình: Do chữ “Lan đình thiếp” là bản bút tích rất tốt của nhà văn Vương Hy Chi, đời Tần. Hoạn Thư khen chữ viết của Kiều.
26. Thiền trà: Nước trà của nhà chùa.
27. Hồng mai: Gỗ cây mai già dùng để nấu làm nước uống, sắc nước đỏ hồng, nên gọi là hồng mai.
28. Thư trai: Nhà đọc sách, cũng như thư viện
29. Bó tay: Chữ Hán là thúc thủ. Đặt hai chữ “bó tay” sau chữ “Thúc” là một cách chơi chữ của tác giả.
30. Đãi đằng: Ở đây lại có nghĩa là nói năng, làm ầm ĩ lên.
31. Cười dầu mới thực khôn lường hiểm sâu: Cổ nhân có câu: “Nộ giả thường tình, tiếu giả bất khả trắc” (Giận dữ là thói thường, cười thì không thể lường được). Câu này dùng ý ấy.
32. Trèo cây lâu cũng có ngày bẻ hoa: Câu này ý nói bị giam giữ ở đây lâu, thế nào cũng có ngày mình bị hành hạ điêu đứng hơn, hoặc bị trừ khử.
33. Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh: Câu này ý nói Thuý Kiều nghĩ thân phận của mình như cánh bèo trên mặt nước, ở đâu thì cũng là lênh đênh cả, không còn quản gì.
34. Kim ngân: Vàng bạc, chỉ các đồ thờ như chuông, khánh đúc bằng vàng bạc.


-----
Poem Nguyen | Tiểu Thơ,
Instagram: @poemypodcast
Email: poemsnguyen@gmail.com

Comments