Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, là biểu hiện của lòng hiếu thảo, tưởng nhớ người đã khuất. Thế nhưng cũng chính từ chuyện thờ cúng này mà có gia đình phát sinh mâu thuẫn.
Các thành viên trong gia đình không còn quan tâm, thăm hỏi nhau chỉ vì quan điểm cúng giỗ khác nhau. Điều đó khiến cháu đích tôn - người chịu trách nhiệm chính về việc thờ cúng ông bà, tổ tiên trong gia đình rất băn khoăn và viết thư về chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi để nhờ thính giả gần xa góp ý:
Tôi là cháu đích tôn của một đại gia đình. Ông nội tôi lấy 2 vợ và có 10 người con: 4 nam, 6 nữ.
Ông nội tôi đã mất từ lâu. Bố tôi là con của bà cả. Sau khi ông mất, bà vẫn sống cùng chúng tôi. Còn bà hai thì ở cùng chú thứ ba – là con trai cả của bà. Bố tôi trước đây đi bộ đội và bị địch bắt tù đày. Từ đó về sau, sức khỏe của bố không được như trước. Cách đây 8 năm, bố tôi qua đời. Bốn năm trước, bà nội hai của tôi mất do tuổi già, sức yếu. Hai năm sau, bà nội tôi qua đời.
Bố tôi là con cả trong nhà nên trước đây, mọi việc cúng giỗ đều do nhà tôi lo liệu. Đến khi bố tôi mất, tôi là cháu đích tôn chịu trách nhiệm cúng giỗ ông bà tổ tiên. Năm ngoái, đúng ngày giỗ của bà nội hai tình hình dịch bệnh Covid căng thẳng, chính quyền địa phương yêu cầu các gia đình thực hiện đúng quy định giãn cách xã hội, không tụ tập đông người. Vì thế gia đình tôi cũng thông báo với các cô, các chú là sẽ chỉ làm mâm cơm cúng bà chứ không làm giỗ to như mọi năm. Lúc ấy, mọi người đều đồng ý, không dị nghị gì. Các chú, các cô con đẻ của bà còn nói giãn cách xã hội, mọi người không về thắp hương bà được nên sẽ tự thắp hương ở nhà.
Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.