Trên bối cảnh thị xã tỉnh lẻ nước Nga, buồn tẻ và lạnh giá, nhà văn đã kể cho chúng ta nghe một câu chuyện giản dị mà ấm lòng. Người Trung úy hải quân trẻ tuổi dùng những ngày phép ngắn ngủi trở về thăm người cha già yêu dấu nhưng về tới ga tàu quê nhà mới hay tin ông đã mất cách đó một tháng. Anh đã đau lòng tới mức chỉ định đi ngang qua ngôi nhà tuổi thơ mà không định ghé lại. Ni- cô – lai hẳn sẽ rời đi với một cõi lòng tan nát nếu như không có cử chỉ níu chân của người thiếu phụ từ thành phố về mượn địa điểm sơ tán ngay ở nhà anh. Qua bức thư Ni- cô – lai gửi cho người cha già mà ông chưa kịp đọc, cô đã hiểu rõ ngọn nguồn câu chuyện, nỗi niềm và quyết định lặng lẽ sửa soạn, chuẩn bị mọi thứ, tái hiện lại không khí gia đình để đón người lính thủy trở về nhà; Và không quên nói với anh những lời ấm áp như dành cho người thân. Nhờ cử chỉ đẹp đẽ đó, người Trung úy hải quân được sống lại không khí ấm áp quen thuộc mà vơi bớt nỗi đau mất cha. Khi lá thư anh viết dọc đường đến tay người thiếu phụ, cô đã không nỡ phủ nhận sự lầm tưởng của anh rằng hai người đã từng gặp nhau nhiều năm về trước. Đúng là họ đã gặp nhau, nhưng là gặp gỡ trong chiều sâu cao thượng của tâm hồn, từ một khoảnh khắc đáng nhớ của thời chiến. Và nhà văn Pauxtốpxky đã diễn tả ấn tượng ấy bằng một giọng văn nao lòng, bằng nhịp đập nồng nàn, thổn thức của trái tim đa cảm, cháy bỏng thiết tha tình yêu và cuộc sống. Nói như nhà thơ Bằng Việt, đó thực sự là: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu!”
Từ khóa tìm kiếm : Văn hào Nga Pauxtốpxky, Lẵng quả thông, Chuyến xe đêm, Bình minh mưa", giọng văn giàu chất thơ, nao lòng, nồng nàn, thổn thức, trái tim đa cảm, cháy bỏng thiết tha tình yêu, cuộc sống
Get bonus content on Patreon
Hosted on Acast. See acast.com/privacy for more information.