Nguyễn Khuyến có tên là Nguyễn Thắng, quê ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông học giỏi, năm Tự Đức 17 (1864), đậu đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Cả ba lần đều đậu thủ khoa nên người đời thường gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
Theo sách “Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục”, Lê Lai là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược ngay từ giai đoạn đầu khi cuộc khởi nghĩa còn trong trứng nước. Về cái chết của ông, giới sử học hiện nay đều cho rằng ông hy sinh khi cải trang làm Lê Lợi để đánh lạc hướng quân Minh lúc đó đang bao vây nghĩa quân, giúp Lê Lợi và nghĩa quân thoát hiểm.
Truyền thuyết kể lại rằng vua Hùng bắt đầu từ thời xã hội Văn Lang tồn tại. Đứng đầu nước Văn Lang là các thủ lĩnh tối cao, được biết đến với tôn hiệu Hùng Vương. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Dưới nữa là các Bố chính, đứng đầu các làng bản.
Dân tộc ta có một hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt: vừa bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một nghìn năm bị đô hộ, lịch sử văn hiến của người Việt đã hầu như bị xóa mất mọi dấu vết về một thời văn minh của dân tộc. Do vậy lịch sử dựng nước của dân tộc ta không được ghi chép để truyền lại. Điều duy nhất mà những thế lực đô hộ không thể xóa được là ký ức của nhân dân về lịch sử của cha ông mình.
Truyền được 18 đời, đều xưng là Hùng vương”. Xin chú ý đến một vài điểm: “Đại Việt sử lược” vẫn cho thời đại Hùng vương kéo dài 18 đời. Không có ghi chi tiết cha mẹ của Hùng Vương. Tức “giấy khai sinh” của Hùng vương không có tên Lạc Long Quân và Âu Cơ. Vua Hùng thứ nhất khởi đầu sự nghiệp vào khoảng năm 688 TCN, kết thúc vào năm 208 TCN. Bình quân 26 năm cho mỗi một đời vua.
Chử Đồng Tử là tên của một vị thánh nổi tiếng, thuộc “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng Việt Nam. Truyền thuyết về Tiên Dung - Chử Đồng Tử là một trong những huyền sử được ghi chép trong “Lĩnh Nam chích quái” kể về thời kỳ cổ xưa của nước Việt Nam thời Hồng Bàng. Huyền sử nổi tiếng này kể lại câu chuyện về lòng hiếu thảo “nhường khố chôn cha” của Chử Đồng Tử và mối tình với công chúa Tiên Dung xinh đẹp.
Hùng Vương là ai và lịch sử các Vua Hùng, người Việt Nam luôn tự hào mình là con Rồng cháu Tiên, con cháu vua Hùng với hàng nghìn năm lịch sử vẻ vang. Ông cha ta có câu: "Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba", đó là ngày hướng về cội nguồn về truyền thống dân tộc.
Theo sách “Nguyễn Khuyến và giai thoại” thì từ khi cụ Tam Nguyên cáo lão về quê sinh sống, dân quanh vùng vì kính ngưỡng học vấn, chữ nghĩa của cụ nên thường đến xin cụ cho câu đối. Trong những đối tượng xin câu đối, hoành phi có người có lòng thành thực nhưng cũng không ít kẻ xin vì thói hãnh tiến.
Tháng 10 năm Canh Thìn, vua Trần Nhân Tông đang đi trên đường thì có người dân đón đường mong được minh xét. Vua đã xử án ngay giữa đường, phát hiện ra một số quan lại lộng quyền ức hiếp người dân.
Theo sách “Việt Điện U Linh tập”, sau khi nhà Nguyên đánh xong nhà Tống, vua Nguyên sai sứ giả là Ngột Lương sang nước ta, truy hỏi địa giới cũ theo cột đồng Mã Viện. Bất đắc dĩ vua Trần Nhân Tông phải cho quan Hàn Lâm hiệu thảo là Lê Kính Phu đi cùng Ngột Lương để tìm. Nhà vua lại sai 2 tướng Lê Thạch, Hà Anh dẫn trên 2.000 quân cấm vệ gươm giáo chỉnh tề, đi theo hộ tống.
Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Bùi Huy Bích sinh năm 1744 và mất năm 1818. Ông có tên chữ là Hy Chương, hiệu Tồn Am; người làng Định Công, huyện Thanh Trì, sau di cư sang làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình dòng dõi, ông nội và cha đều là nhân vật có tiếng tăm trong lịch sử và văn học nước nhà.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
Cuối thời Lê, Trịnh Giang làm việc bạo nghịch giết vua, cho nên Nguyễn Tuyển và Vũ Trác Oánh mới nhân lòng oán giận của dân mà phất cờ khởi nghĩa. Buổi đầu, Nguyễn Tuyển gặp khá nhiều thuận lợi. Vì bấy giờ ở vùng Mộ Trạch, có khởi nghĩa của Vũ Trác Oánh, ở vùng Sơn Nam có khởi nghĩa của Hoàng Công Chất... Do đó, chúa Trịnh phải phân tán lực lượng để đối phó với nhiều cuộc tấn công khác nhau.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Lê Ê là khai quốc công thần nhà hậu Lê. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được phong thưởng công hạng nhất, được ban quốc tính, làm quan trải qua 4 đời vua: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Nghi Dân. Ông tham gia cuộc binh biến lật đổ vua Lê Nghi Dân lúc đang làm một trong những chức quan cao nhất trong triều, nhưng sự việc không thành và bị chém đầu.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Bạch Liêu quê làng Yên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu (nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), mất năm 1315. Ông thông minh, nhớ lâu, đọc sách ngàn dòng một mạch. Ông đỗ trạng nguyên năm 1266, đời vua Trần Thánh Tông, nhưng không ra làm quan. Ông ở lại làm môn khách giúp Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải được triều đình giao trấn giữ vùng Nghệ An.
Suốt gần 100 năm qua, trong các công trình nghiên cứu, các bài báo đề cập đến Vương quốc Sedang, các tác giả phương Tây thường chỉ mô tả mà không đưa ra quan điểm, chính kiến đối với tính pháp lý của vấn đề.
Một số nhà nghiên cứu phương Tây đã nhiều lần nhắc đến cái gọi là "Vương quốc Sedang" từng tồn tại một thời gian rất ngắn (1888-1890) trong vùng cao nguyên Kon Tum. Thậm chí, tỏ ra độc lập và khách quan, họ còn xếp nó vào hàng "các vương quốc cổ" ở Việt Nam. Thực tế thì chưa ai, chưa ở đâu và chưa khi nào cái gọi là "vương quốc" này được xác định một cách rõ ràng cả về vị trí địa lý lẫn ranh giới lãnh thổ.
Trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có đoạn chép rằng: Lê Văn Linh là khai quốc công thần và là nguyên lão đại thần của 3 triều (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông). Ông bản tính thâm trầm, đã giàu mưu lược lại rất am hiểu chính sự, ý kiến bàn bạc ở triều đình thường rất sáng suốt... Cũng theo sách trên, Lê Văn Linh sinh năm 1377, tại làng Hải Lịch, huyện Lôi Dương (nay là xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), mất vào tháng chạp năm 1448, hưởng thọ 71 tuổi.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng. Bị sự kháng cự quyết liệt tại Đà Nẵng, giặc Pháp chuyển hướng sang Nam kỳ. Năm 1859, Pháp tấn công thành Gia Định (TP. Hồ Chí Minh ngày nay). Đến năm 1862, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Với tâm thế của kẻ yếu và cũng để tránh cuộc chiến lan rộng, Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được triều đình cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5-6-1862 tại Sài Gòn.
Mạc Đĩnh Chi, tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, trấn Hải Dương. Tục truyền làng ông có một gò đất lớn, vốn là khu lăng tẩm đã lâu đời, cây cối mọc um tùm, rậm rạp thành rừng, hươu, khỉ rất nhiều. Một bữa mẹ ông vào đó kiếm củi, bị một con khỉ độc hiếp rồi có mang. Bố ông tức giận, cải trang làm đàn bà đi kiếm củi và giết chết con khỉ ấy. Được vài hôm, ở chỗ xác con khỉ bỗng thấy mối đùn lên thành một ngôi mộ. Sau đấy ít lâu thì bố ông mất, lúc hấp hối dặn người nhà chôn mình vào chỗ mộ con khỉ.
Khoảng giữa thế kỷ XVIII, có trạng Quỳnh là một nhân vật nổi tiếng trong việc dùng thơ văn để đả kích bọn phong kiến thống trị đương thời , đả phá dị đoan và công kích mọi tệ đoan xã hội. Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, quê ở làng Bột Thượng, huyện Hoằng Hóa, trấn Thanh Hoá. Quỳnh là người học giỏi và thông minh, láu lỉnh; còn trẻ tuổi đã đậu hương cống, nên thường gọi là cống Quỳnh.
Theo sách “Đại Việt thông sử”, Lê Niệm là con của Lê Lâm và là cháu của Trung túc Vương Lê Lai. Quê ông ở xã Duy Tinh, huyện Thuận Hựu (nay thuộc Thanh Hóa). Ông làm quan trải 4 triều vua: Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông. Cha Lê Niệm là Lê Lâm theo vua Thái Tổ bình định quân Minh, lập được công. Năm Thuận Thiên thứ nhất, Lê Lâm được trao chức Thứ thủ quân Thiết đột.
Biệt hiệu Hồng Hà nữ sĩ, người xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, sinh dưới triều Lê (1705), cùng thời với cống Quỳnh và Đặng Trần Côn. Tư chất thông minh, học một biết mười, bà nổi tiếng văn chương ngay khi còn nhỏ.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, Nguyễn Hoằng Dụ là tướng nhà Lê sơ, người làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa (Thanh Hóa). Cha là Nghĩa quốc công Nguyễn Văn Lang - trọng thần triều vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực; người đã chỉ huy quân triều đình đánh bại cuộc khởi nghĩa của Trần Tuân. Nguyễn Hoằng Dụ khi 8 tuổi đã biết làm văn, 15 tuổi thông thuộc võ nghệ.
Nguyễn Du sinh năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765) đời vua Lê Hiển Tông, quán làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, con thứ bảy Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, thường được gọi là Chiêu Bảy.
Ông Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778 mất năm 1859, đỗ Giải nguyên, làm quan trải ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông có tài thơ văn, đặc biệt sở trường về lối ca trù. Ông là một trong những thi nhân có nhiều giai thoại văn chương. Dưới đây là một trong những giai thoại rất mực phong lưu.
Vào cuối năm 1012, Lý Thái Tổ được tin người Đại Lý đem ngựa đến buôn bán ở bến Kim Hoa, châu Vị Long rất đông đúc dưới sự bảo trợ của tù trưởng Hà Trắc Tuấn mà không xin phép triều đình Đại Cồ Việt. Để thể hiện uy quyền của triều đình, vua sai quân đến đánh bắt các thương nhân và tùy tùng người Đại Lý, tịch thu đến 1 vạn con ngựa.
Giống như các bậc vua chúa khác, Triệu Việt Vương cũng có nhiều vợ nhưng để lại dấu ấn lớn nhất đối với ông chính là Đệ tứ cung phi Ngọc Nương, một người mà tình duyên của họ đến từ trong giấc mộng. Theo dã sử và thần tích xã Trâm Nhị (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) thì Ngọc Nương tên thật là Nguyễn Thị Ngọc, cha là Nguyễn Bộ, vốn dòng dõi hào trưởng ở trang Bảo Đài, huyện Lôi Dương, châu Ái (nay thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa), mẹ là Đặng Thị Châu, quê ở giáp Đường, trang Đặng Xá (nay thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Trần Dụ Tông là vị hoàng đế thứ 7 của triều đại nhà Trần. Ông có tên húy là Trần Hạo, là hoàng tử thứ 10 của vua Trần Minh Tông (1300-1357), thân mẫu là hoàng hậu Hiến Từ. Ông trị vì 28 năm, từ năm 1341-1369. Ông lên ngôi hoàng đế khi tuổi còn nhỏ và khi ấy Minh Hoàng nắm mọi quyền bính, do đó đất nước ổn định. Nhưng sau khi Minh Hoàng qua đời, Dụ Tông đích thân chấp chính và triều đại của ông đánh dấu sự mở đầu của quá trình suy yếu nền chính trị của họ Trần về sau.
Vua có tên thực là Tư Thành, lúc còn niên thiếu thường gọi là hoàng tử Hiệu. Ông rất thông minh và chăm học. Các môn kinh sử , luật, lịch, thi, họa, ông đều tinh thông. Đặc biệt ông rất chuộng văn học.