Nhìn - Thấy

Xuân Phượng - Đạo diễn, Tác giả sách, Nhà sáng lập Lotus Gallery

About

Nhìn chưa chắc đã thấy. Nghe chưa chắc đã hiểu. Một sự việc, sự vật luôn bao quanh bởi những cấu trúc phức tạp, mà nếu chỉ nhìn lướt qua bề mặt, ta sẽ bỏ qua sự thật về chúng.“Nhìn-thấy“ của bà Xuân Phượng như câu chuyện giản dị ngoại kể cho con cháu, không mong gì hơn, ngoài việc giúp khán giả nhìn lịch sử, để thấy rõ hiện tại và tương lai.

Available on

Community

4 episodes

#4 Sứ mệnh nâng đỡ tài năng trẻ

“Nếu mà chết, thì thà chết ở phòng tranh còn hơn là trên giường bệnh.” Câu nói này đã trở đi trở lại không biết bao nhiêu lần trong những series podcast có sự tham gia của bà Xuân Phượng. Đối với bà, nghệ thuật là nguồn sống, là động lực để mà ở cái tuổi 60, bà mở phòng tranh của riêng mình mang tên Lotus. Lotus Gallery được thành lập với mục tiêu nuôi dưỡng, phát triển những họa sỹ tài năng, đồng thời mang hội họa Việt Nam ra thế giới. Trên hành trình đó, với biết bao câu chuyện ly kỳ, Lotus và bà Xuân Phượng đã phát hiện và nâng đỡ nhiều số phận nghệ sỹ. Tập cuối của podcast Nhìn - Thấy, mời bạn cùng bà hoài niệm lại những lần thu thập tranh vô cùng thú vị và đáng nhớ. Để từ đó mở ra nhiều góc nhìn không những về mỹ thuật mà còn về tình người, tình thân.

28m
Dec 01, 2022
#3 Ta thấy gì khi nhìn một triển lãm?

“Ăn còn không đủ, nghĩ gì tranh” 50 năm sau khi kết thúc công việc phóng viên chiến trường, bà Xuân Phượng bắt đầu cuộc sống mới cùng với công việc mà bà dành tâm huyết để theo đuổi đến tận bây giờ. Thời ấy, những người đồng hương nơi đất Pháp hễ nhắc đến Việt Nam là không khỏi xuýt xoa xót thương cho cảnh chiến tranh đói nghèo. Nhưng nhiều lần như thế khiến bà Xuân Phượng không ngừng tự hỏi “Việt Nam ta đâu chỉ có chiến tranh bom đạn, còn một nền văn hoá lâu đời lẫy lừng sao không ai nhắc đến?”. Những đau thương, khó khăn do chiến tranh đã phần nào tước đi khả năng tiếp thu mĩ thuật của chúng ta, vì thế mà đau đáu trong tâm khảm của bà, là một niềm ước ao làm sao để việc xem tranh, xem triển lãm, thăm bảo thàng là một nhu cầu cấp thiết cho người Việt. Ở tập podcast Nhìn -Thấy lần này, hãy cùng lắng nghe bà Xuân Phượng chia sẻ về hành trình của bà với nỗ lực đem nền văn hoá của Việt Nam ra thế giới, để chứng minh một điều, Việt Nam - không chỉ có đau thương, không chỉ có chiến tranh mà còn rất nhiều những giá trị văn hoá, nghệ thuật giàu đẹp và quý giá. Đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com

19m
Nov 24, 2022
#2 Làm nghệ thuật không thể vô cảm

“Vì sao trong chiến tranh, thiếu áo, thiếu mặc mà người ta còn quan tâm đến nghệ thuật?” Để trả lời câu hỏi này, bà Xuân Phượng không khỏi bồi hồi. Bà nhớ về những đêm nhạc trong rừng mà khi đó, ca sỹ hát mà không thấy khán giả. Vì các anh lính phải trốn vào gốc cây, bụi cỏ chứ đâu thể đứng hiên ngang. Bài ca, tiếng hát, thước phim trong thời chiến tựa liều thuốc tiên, giúp những con người sống trong đất lửa được an ủi, tiếp thêm ý chí và sức mạnh. Nhưng ngày nay, phim cách mạng làm xong thường xếp xó trong kho, chưa được khán giả đón nhận rộng rãi? Tại sao lại thế? Cùng tìm hiểu điều này thông qua lời chia sẻ của bà Xuân Phượng nhé! Đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com

13m
Nov 17, 2022
#1 Vượt qua khó khăn trong những thời khắc căng thẳng

Tập đầu tiên của Nhìn - Thấy, Vietcetera mời bạn tìm một chỗ ngồi thoải mái, chuẩn bị một tinh thần thư thái để bắt đầu lắng nghe cuộn băng ký ức của bà Xuân Phượng, về một khoảng thời gian lịch sử đã đi qua, nhưng còn in hằn trong bà những dấu vết không thể mờ phai. Ở tập đầu tiên là câu chuyện về sự khốc liệt của công việc làm phim chiến trường. Bà đã cùng những đồng nghiệp, đồng đội của mình liên tục vào sinh ra tử giữa làn bom đạn thời chiến để thực hiện công việc phóng viên, làm phim. Có những thước phim khi chiếu vẫn còn nhuộm lại vết máu của những người đã phải nằm xuống, những thước phim nhuộm máu để bất tử với thời gian, những thước phim để thế hệ sau khi nhìn vào, là nhìn thấy quá khứ nhưng là để thấy rõ hiện tại và tương lai. Mời bạn nghe bà kể ngay sau đây. Đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera https://vietcetera.com/ Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ team@vietcetera.com

15m
Nov 09, 2022