Lời chia sẻ từ tập 39:
“Điều gì là khó khăn nhất trong 1 mối quan hệ đồng tính?
Hiện tôi đã gần 30 tuổi và thật may mắn tôi đã trải qua 4 mối tình chính thức và 2 mối quan hệ mập mờ. Điều may mắn mà tôi muốn nói ở đây là trải qua từng mối quan hệ tôi lại học được thêm những cách để nuôi dưỡng và hoàn thiện hơn mối quan hệ tiếp theo. Học được cách myêu thương và bảo vệ bản thân mình và người thương nhiều hơn. Trải qua chừng ấy ngọt ngào và nước mắt, tôi nhận ra rằng chọn được 1 người bạn đời không khó, cái khó là làm sao để cả 2 cùng nhau đi đến phía cuối con đường. Tôi xin phép được chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để các bạn đã, đang và sắp bước vào 1 mối quan hệ nghiêm túc có cái nhìn khách quan hơn về bản thân và đối tượng của bạn.
1. Ngoại tình. Đây là vấn đề muôn thuở của mọi cặp đôi ko riêng gì trong cộng đồng LGBT. Nhưng đối với tôi đây là điều tôi ít bận tâm nhất. Đơn giản là vì tôi tin tưởng đối tượng của mình và điều đầu tiên để xây dựng 1 mối quan hệ bền vững là sự tin tưởng. Tôi tin rằng những người ngoại tình là những người ko thật sự biết bản thân họ là ai và cần những gì. Và khi họ còn ko biết bản thân họ cần gì ở đối phương thì đây là Red Flag đầu tiên. Vì nếu bạn là tất cả (hoặc đương đối) những gì đối phương cần thì tất nhiên là sẽ ko có việc "ngán cơm thèm phở". Khi bắt đầu 1 mối quan hệ, tôi đều trao đổi nghiêm túc với đối phương về vấn đề này để họ hiểu được rằng đây là sự tôn trọng giữa 2 bên. Ngoại tình tư tưởng là dấu hiệu của sự rạn nứt và cần xử lý ngay lập tức. Tìm hiểu xem vì sao bạn hay người yêu bạn lại tơ tưởng đến 1 mối quan hệ khác. Điều gì ở người thứ 3 mà bạn ko thể tìm thấy ở bản thân hay bạn đời. Sau đó hãy cải thiện hoặc đưa ra quyết định. Ngoại tình thể xác là sự thất bại của cả 2. Ai cũng có chính kiến để lựa chọn. Lựa chọn sai trò chơi kết thúc.
2. Giao tiếp. Đây là 1 điều rất RẤT là quan trọng. Bạn ko để đọc được suy nghĩ của đối phương và họ cũng ko thể biết trong đầu bạn đang nghĩ gì cho nên cả 2 phải trao đổi với nhau. Chia sẻ với nhau tất cả từ việc niềm vui nỗi buồn mỗi ngày, dự định tương lai, tâm sự thầm kín và cả những nỗi đau cả 2 từng trải qua. Sau những lần trò chuyện như vậy cả 2 sẽ hiểu nhau hơn và cũng sẽ biết được điều gì nên và không nên làm để không phải tổn thương nhau. Hãy dành ra 1 tiếng 30 phút mỗi tuần (tất nhiên là ko nhất thiết phải trong 1 ngày) để tâm sự với nhau về mối quan hệ yêu đương, điều gì bạn yêu ở đối phương và điều gì cần thay đổi. Tôi từng nghĩ rằng miễn là yêu thương nhau, cùng nhau làm những việc cả 2 thích là đủ. Nhưng sau vài lần thất bại trong tình duyên, tôi nhận ra là 2 cả chúng tôi thật sự đã ko hiểu nhau từ lúc đầu và "điệp khúc" "phải chi lúc đó..." bắt đầu. Hãy trò chuyện với nhau mọi lúc mọi nơi và về mọi thứ nếu có thể. Nếu giao tiếp miệng ko phải là thế mạnh của bạn thì hãy thử viết 1 lá thư nêu 10 điều bạn yêu ở đối phương. Tin tôi đi, nó sẽ đem lại cho bạn 1 sự bất ngờ sau khi đối phương đọc lá thư của bạn. Hãy nhớ, giao tiếp là cần cả 2. Có người nói thì phải có người nghe và phản hồi.
3. Tình dục. Đây là 1 vấn đề tế nhị và nhạy cảm đối với 1 số bạn và ngay cả đôi. Tôi là "chiếc muỗng nhỏ" cho nên tôi cũng có những nỗi lo và khó khăn mỗi khi lâm trận. Nhưng thật may mắn là "chiếc muỗng lớn" của tôi đều rất kiên nhẫn và thấu hiểu. Hãy dạy nhau về tình dục. Không ai hiểu cơ thể bạn bằng bạn cả, cho nên hãy chia sẻ điều này với bạn tình của bạn để cùng nhau thăng hoa qua những "lần yêu" cho cả 2. Bạn cũng biết rằng cái gì ko có sự thay đổi sẽ đâm ra nhàm chán. Nếu như ko thể hoà hợp trong chuyện ấy thì sao? Tôi biết có những mối quan hệ nghiêm túc mà tình dục ko phải là tất cả. Nếu như nó là tất cả (hay đa số) những gì bạn muốn thì có thể bạn đang xem nữa kia là nô lệ tình dục hoặc bản thân bạn đã và đang là nô lệ của khoái cảm. Bạn làm thế là đang ko yêu bản thân và tôn trọng đối phương rồi. Red Flag! Cùng nhau đi xét nghiệm cũng là 1 cách để bảo ... (còn tiếp)
-Milio”