138_Truyện Kiều | Thúy Kiều gặp Thúc Sinh _Hồi XII (Câu 1275-1366) | Nguyễn Du.
JAN 07, 2024
Description Community
About

"Dưới trăng quyên đã gọi hè.
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông"


Vậy là đã hơn 1 năm kể từ ngày Kiều bán mình chuộc cha, bước vào đoạn trường lưu lạc...đến chốn thanh lâu, ở nơi ấy Kiều gặp Thúc Sinh: Khách du bỗng có một người. Kỳ Tầm họ Thúc, cũng nòi thư hương”. Kiều như được cứu rỗi và cuộc đời như sẽ bước sang một chang mới, dù cũng mông lung vô định...



* Chú thích:
1. Khách du: Khách đi chơi, đi du lãm.
2. Kỳ Tầm: Tên của họ Thúc, theo truyện Thanh tâm tài nhân thì Kỳ Tầm là tên tự của Thúc Sinh.
3. Huyện Tích, châu Thường: tức huyện Vô Tích, phủ Thường Châu, thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).
4. Thiếp hồng: Do chữ “hồng tiên”, thứ thiếp hồng gửi thăm người đẹp. Hương khuê: phòng hương, phòng ở của phụ nữ, tục xưa phụ nữ hay dùng hương thơm, nên gọi là “hương khuê”.
5. Trưởng tô: Do chữ lưu tô trưởng, thứ màn có tua kết bằng lông chim năm sắc.
6. Lẽ hằng: Lẽ thường như thế.
7. Đào, mận: Nói bóng sắc đẹp của người con gái.
8. Đá vàng: Chỉ sự đồng tâm gắn bó với nhau.
9. Bàn vây: Bàn cờ vây. Trung Quốc có hai lối chơi cờ: vi kỳ tức cờ vây, tượng kỳ tức cờ tướng.
10. Truy hoan: Theo đuổi sự vui chơi.
11. Sóng khuynh thành: Chỉ cái liếc nhìn của người phụ nữ đẹp.
12. Bốc rời: Tiền rời cứ bốc từng nắm mà chi, không cần đếm là bao nhiêu, ý nói vung phí không tiếc tiền.
13. Hơi đồng: Tức mùi tiền bạc. Thời xưa, tiền tiêu đúc bằng đồng, nên nói “đồng” tức là tiền. Cả câu ý nói Tú Bà thấy Thúc Sinh vung tiền không tiếc nên nảy sinh lòng tham không đáy.
14. Lửa lựu: Hoa lựu khi nó nở trông đỏ chói như lửa chỉ cảnh mùa hè.
15. Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên: Ý nói Kiều có một thân thể đầy đặn xinh đẹp.
16. Luật Đường: Thể thơ Đường Luật.
17. Nối điêu: Nối đuôi con điêu “cẩu vĩ tục điêu” (nối điêu) để chỉ sự việc gì có tính chất học đòi. Chữ “nối điêu” ở đây là lời Kiều tự khiêm về việc hoạ lại thơ Thúc Sinh.
18. Nỗi quê: Nỗi lòng nhớ quê của Kiều.
19. Mây vàng: Nói ý nhớ nhà, do câu thơ cổ “Tần Trung đa bạch vân, Thục trung đa hoàng vân, cố tư gia giả vị chi cư hoàng vân” (Đất Tần nhiều mây trắng, đất Thục nhiều mây vàng, cho nên nhớ nhà gọi là nhớ mây vàng).
20. Cành kia, cỗi này: chỉ Kiều và Tú Bà. Thúc Sinh tưởng Kiều là con đẻ của Tú Bà.
21. Thu ba: Sóng mùa thu, chỉ con mắt (nói con mắt trong suốt như suối mùa thu).
22. Chúa xuân: Người chủ vường xuân, chủ hoa xuân, đây chỉ Thúc Sinh. Câu này ý nói Thúc Sinh ở nhà đã có vợ rồi.
23. Tương tri: Hiểu biết nhau thông cảm với nhau.
24. Nước non: Sông núi tức lời thề nguyền kết làm vợ chồng.
25. Thú | Tòng: Thú: là “thú thiếp”, lấy vợ lẽ, chỉ bên Thúc Sinh; tòng: là “tòng lương”, trở về lương, tức bỏ chỗ lầu xanh để trở về, đi lấy chồng, chỉ bên Kiều. Hai bên cùng gặp nhiều khó khăn.
26. Bình Khang: Đời Đường, ở kinh thành Trường An, gần cửa Bắc, có một xóm gọi là Bình Khang cho kỹ nữ ở, sau nhân dùng làm danh từ chỉ chung xóm kỹ nữ.
27. Thềm quế: Thềm điện quế. “Dâu đương tạp trở” chép: Trên mặt trăng có cây quế tiêu, cao năm trăm trượng, do đó, khi tả mặt trăng, người ta thường dùng chữ điện quế, cung quế.
28. Chị Hằng: Chị Hằng Nga, người chủ trương trong điện quế, nói bóng vợ cả Thúc Sinh.
29: Dải đồng: Dải đồng tâm.
30. Thêm người, người cũng chia lòng riêng tây: Chữ người chỉ Kiều, chữ người dưới chỉ Thúc Sinh.
31. Vững tay co: Cái tay co vững. Kiều nói nếu chàng có cứng tay, tức có quyền lực đối với vợ cả.
32. Trong, ngoài: chỉ vợ cả và Thúc Sinh. Theo lễ giáo xưa: “Nam tự ngoại, nữ tự nội” Ý Kiều nói nếu thế lực vợ cả lớn hơn thế lực chàng.


33. Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng: Ý nói lửa bếp vùi âm ỉ cháy (chỉ thói ghen tuông) còn khó chịu hơn cả lửa hồng.
34. Nhà thông: Nhà thung, đọc chệch ra, tức nhà xuân, do chữ xuân đường chỉ bố Thúc Sinh.
35. Liễu ngõ hoa tường: Nói ví gái lầu xanh như liễu bên đường, hoa đầu tường, ai vin ai hái cũng được.
36. Ngô Lào: Nước Ngô (Trung Quốc), nước Lào (Ai Lao) tác giả dùng nghĩa bóng. Ý nói đừng nghĩ ngợi xa xôi, quanh quẩn làm gì.



-----
Poem Nguyen | Tiểu Thơ,
Instagram: @poemypodcast
Email: poemsnguyen@gmail.com


Comments