Tập 37: "5 Thủ Thuật PHÊ BÌNH của Người Thành Đạt" | Đồng hành cùng Trần Quốc Phúc
MAR 31, 2022
Description Community
About

Trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi việc, mọi người đều hoàn hảo, luôn có những điểm thiếu sót, vì vậy phê bình, nhận xét, góp ý cho người khác là điều nên làm để người đó, việc đó hoàn thiện hơn. Nhưng làm sao để góp ý, phê bình mà người nghe không tổn thương, tức giận? Hãy học cách phê bình của người thành đạt.  1 - Bắt đầu bằng sự đồng cảm Thay vì hỏi tại sao anh lại làm tệ thế này, anh sai rồi thì bạn có thể mở đầu bằng câu nói: “Trước đây tôi cũng từng mắc phải lỗi như anh, sau đó tôi đã sửa đổi thế này…”, sẽ giúp người nghe không cảm thấy tự ti, sợ sệt. Cách này rất hiệu quả khi cấp trên góp ý cho nhân viên, cha mẹ góp ý cho con cái.  2 - Khen trước, góp ý sau Đó là cách để xoa dịu người nghe, họ cảm thấy được công nhận những gì đã làm tốt, còn những gì chưa tốt thì cần sửa để hoàn thiện hơn. Còn nếu chỉ phê bình mà không khen, người nghe dễ khó chịu, ức chế vì nghĩ người kia chỉ chăm chăm bắt lỗi, không nhìn vào những điểm tốt của mình.   3 - Phê bình đúng trọng tâm Cần lưu ý, khi góp ý, nhận xét người khác cần tập trung vào những điểm lớn, quan trọng, tránh đi vào chi tiết, lặt vặt, người nghe sẽ cho rằng người nhận xét đang moi móc mình, bắt lỗi quá tiểu tiết, chỉ muốn mình thật tệ đi, vì vậy lời góp ý trở nên phản tác dụng.  4 - Đưa ra gợi ý tốt hơn Nếu nhận ra điểm thiếu xót, lỗi sai của người khác, hoặc thấy trục trặc gì trong công việc, thay vì phê bình thì bạn có thể đưa ra một gợi ý, một lời khuyên tốt hơn để giải quyết, người nghe sẽ thấy thoải mái hơn, dễ chấp nhận hơn.  5 - Làm chủ lời nói và thái độ khi phê bình Một nguyên tắc khi phê bình người khác là bạn phải làm chủ được lời nói và thái độ của mình. Nhiều người khi phê bình thường có lời nói gay gắt, ngôn từ căng thẳng, tức giận, mỉa mai. Điều này khiến người nghe cực kỳ khó chịu. Hãy thân thiện, góp ý đầy thiện chí, giọng nói bình tĩnh, mỉm cười động viên người nghe làm tốt hơn.   Chỉ cần nắm giữ 5 bí quyết này, bạn có thể phê bình người khác mà không làm mất lòng, không khiến người nghe khó chịu, bực bội, tổn thương. Hãy thử ngay nhé!

Comments