Bảy giá trị của đau khổ:
1. Khi một hoàn cảnh khổ xảy ra mình luôn nghĩ rằng "tôi là nạn nhân" của ai đấy, của cái gì đấy - đấy làTâm lý nạn nhân. Tâm lý nạn nhân là rào cản lớn nhất làm mình không thay đổi được hoàn cảnh, vì mìnhtrao quyền thay đổi vào người khác, cái khác.Khi nào thấy rằngnỗi khổ của mình 100% là do mình thì hết khổ.
Khi mình làchủ nhân của vấn đềthì mình sẽquyết định kết thúc vấn đề. Mình chuyển sang tâm lý rằng: "Mọi thứ xảy ratrên đời này đềutuân theo luật Nhân quả. Nỗi khổ của tôi là do một nhân xấu mà tôi đã gây ra trong quá khứ."
2.Mỗi lần gặp khổ chúng ta lại có cơ hội được nhắc về sự không toại nguyện.
Đau khổ có một cái đẹp thử hai là nhắc ta về sự thật: "Bản chất cuộc đời là không toại nguyện."
3.Đau khổ có giá trị nhắc nhở mình không gây hại.Bệnh tật hoặc đau khổ đều nhắc mình về việc mình đã từng gây ra những sai lầm, đã từng hại những người khác và bây giờ mình phải cẩn thận gieo nhân mới.
4.Đau khổ là một bài học rất tốt nhắc mình về kiêu ngạo. Càng ít đau khổ người ta càng trở nên tinh vi bên trong hơn.
5. Mọiđau khổđến từcái tôi bị tổn thương. Nên mình càng vun đắp cho cái tôi của mình thì khả năng đau khổ của mình càng lớn.
Mọihạnh phúcđến từ việcthực sự quan tâm đến hạnh phúc cho người khác, không cần đòi hỏi.
6.“Khi đang trên đường tu mà con gặp đau khổ hay bệnh tật thì hãy vui mừng. Vì đấy là dấu hiệu cho thấy rằng những nghiệp xấu của con đang được tiêu trừ” – Đức Liên Hoa Sanh.
7. Đau khổ là một cơ hội để mìnhchuyển hóa ghét bỏ thành thông cảm, không chỉ thông cảm với người ngoài mà cònthông cảm với chính mình.
- Trích Trà Đàm "Vẻ đẹp của khổ đau và cách chuyển hoá cảm xúc", Sài Gòn 2012 -
https://trongsuot.com/ve-dep-cua-kho-dau-va-cach-thuc-chuyen-hoa-cam-xuc/