Giấy phép Xây dựng

Giấy Phép Xây Dựng

About

Giấy Phép Xây Dựng là loại văn bản do cơ quan nhà nước cấp (theo một mẫu nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép xây dựng nhà ở, công trình,… theo ý muốn trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là công cụ để tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt, qua đó xác định được người dân xây dựng đúng hay không theo quy hoạch.
Giấy phép xây dựng có thể được quy định khác nhau giữa các quốc gia. Ở Việt Nam các thủ tục xin cấp giấy phép tự động được xây dựng được quy định trong các Luật, Nghị định, Thông tư và các hướng dẫn chi tiết.
Ở Việt Nam, theo Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 đưa ra khái niệm về giấy phép xây dựng:
"Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình."
Phân loại về giấy phép xây dựng
Theo Khoản 3 Điều 89 của bộ luật xây dựng quy định rõ, Giấy phép xây dựng gồm có 3 loại:
Giấy phép xây dựng mới
Loại giấy phép này được cấp cho các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng mới công trình. Giấy phép xây dựng được chia ra làm 2 loại giấy:
Giấy phép xây dựng có thời hạn
Cấp cho các dự án xây dựng công trình, nhà ở đơn lẻ có thời gian sử dụng theo quy hoạch có thời hạn sử dụng tùy theo phương án thực hiện
Giấy phép giai đoạn
Được cấp cho từng phần nhỏ của dự án xây dựng công trình lớn. Bên cạnh đó được cấp cho công trình nhỏ cho một dự án đang trong quá trình xây hoặc chưa hoàn thiện xong.
Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo
Đối với những trường hợp có nhu cầu sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kết cấu chịu lực, diện tích của công trình, dự án thì người dân cần phải xin giấy phép. Trường hợp thay đổi mặt ngoài của công trình kiến ​​trúc giáp đường làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình, công trình sử dụng thay đổi thì phải xin phép xây dựng.
Cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để nộp cơ quan thẩm quyền để được xem xét đề nghị. Với các hồ sơ hợp lệ sẽ được hẹn nhận giấy phép trong vòng 15 ngày với nhà ở riêng lẻ, 30 ngày với công trình khác. Các hồ sơ chưa hợp lệ thì cần phải bổ sung/ sửa đổi giấy tờ phù hợp.
Giấy phép xây dựng di dời công trình
Những trường hợp cụ thể chúng ta cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình như sau:
- Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu đô thị
- Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong trung tâm của cụm xã
- Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa - lịch sử.
Các chủ đầu tư về công trình cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về di dời công trình. Ngoài ra, cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, lệ phí cần thiết mới được cấp giấy phép.
Theo:  https://giayphepxaydunghcm.vn/

Available on

Community

0 episodes