Kể Truyện Cho Bé (Audio)

Kể Truyện Cổ Tích Cho Bé - Kidmac.vn

About

Kể Truyện Cho Bé là một Podcast được phát triển bởi Berimon.com một sản phẩm giúp các trẻ hết biếng ăn và ngủ ngon hơn. Berimon muốn mang đến những câu truyện hay & cổ tích ý nghĩa của Việt Nam và Thế Giới vào trước mỗi giấc ngủ của các bé. Hy vọng kênh sẽ là món quà tinh thần giúp các mẹ và bé ngủ ngon hơn mỗi tối.

Available on

Community

18 episodes

Bài học đầu tiên của Gấu con - Truyện ngắn Audio

⭐⭐ Truyện ngắn" Bài học đầu tiên của Gấu con" là một câu truyện hay để lại một bài học cực kỳ sâu sắc giúp bé học về lời cảm ơn và xin lỗi. 🍄🍄 Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể truyện cho bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu mẹ dặn: – Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn. Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung toé ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói: – Cảm ơn bạn Sóc! Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc. Sóc ngạc nhiên nói: – Sao Gấu con lại cảm ơn, phải nói xin lỗi chứ! Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông cho Khỉ con nên Gấu con bị trượt chân, rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu thất thanh: – Cứu tôi với! Ai cứu tôi !!! Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố và nhấc bổng Gấu con lên mặt đất. Gấu con luôn miệng: – Cháu xin lỗi bác Voi, Cháu xin lỗi bác Voi! Bác Voi cũng rất ngạc nhiên liền nói: – Sao Gấu con lại xin lỗi, phải nói cảm ơn chứ! Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải: – Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con ra khỏi hố sâu, con phải cảm ơn. – Con nhớ rồi ạ! – Gấu con vui vẻ nói.

2m
Mar 31, 2022
Chó và người đầu bếp - Truyện ngụ ngôn Audio

⭐⭐ Truyện ngụ ngôn "Chó và người đầu bếp" là một câu truyện hay để lại một bài học cực kỳ sâu sắc cho các bé. 🍄🍄 Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể truyện cho bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Một người nhà giàu mở tiệc lớn, anh ta mời nhiều bạn bè và những người quen biết. Nhân dịp này con chó của anh ta cũng tự cho mình quyền được mời một con chó lạ là bạn nó, bảo với nó rằng, – “chủ tớ đãi tiệc, chắc chắn là sẽ có nhiều thức ăn thừa, đến ăn với tớ nhé.”. Con chó được mời liền đến đúng hẹn, xem thấy thức ăn bày biện thừa mứa thì rất khoái, nói rằng, -“ôi sung sướng làm sao khi mình đã đến đây! Đâu phải lúc nào mình cũng được như thế này. Mình sẽ ăn cho đã cho no cả hôm nay và ngày mai.”. Trong khi nó hân hoan và vẫy đuôi tỏ vẻ vui mừng với bạn thì người đầu bếp trông thấy liền tóm lấy bốn cẳng nó ném ra ngoài cửa sổ. Nó rõi đánh bịch một cái xuống đất và khệnh khạng chạy đi, tru lên đau đớn. Tiếng kêu của nó chẳng mấy chốc làm mấy con chó chạy rong trên đường chú ý, chạy lại hỏi thăm là nó đã ăn tiệc có thích không. Nó trả lời, ” Sao, à nói thật với bạn, tôi uống rượu nhiều quá nên chẳng nhớ gì cả. Tôi chẳng biết lúc mình ra khỏi nhà như thế nào nữa. Nguồn: Truyện ngụ ngôn Aesop

2m
Mar 29, 2022
Cú Mèo và Châu Chấu - Truyện ngụ ngôn Audio

⭐⭐ Truyện ngụ ngôn "Cú Mèo và Châu Chấu" là một câu truyện hay để lại một bài học cực kỳ sâu sắc cho các bé đó là: Đừng tin những lời nịnh nót từ người khác. 🍄🍄 Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể truyện cho bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Cú mèo có thói quen luôn ngủ vào ban ngày. Vào lúc mặt trời lặn xuống, khi chút ánh sáng hoàng hôn còn lại phía chân trời đang dần tắt và bóng đêm từ từ bao phủ lấy cánh rừng, cú mèo mới bắt đầu xù lông, chớp mắt bay ra khỏi chiếc tổ bọng cây mục nát của nó. Tiếng kêu kỳ quái “hu- huu- huu –uu – uu” của nó vang vọng khắp cánh rừng yên tĩnh, và nó bắt đầu săn mồi là những con rệp, bọ cánh cứng, ếch nhái và chuột là những món khoái khẩu của nó. Giờ đây cú mèo về già đã trở nên khó tính khó nết hiếm khi vừa lòng với ai, nhất là khi có ai đó không để cho nó được ngủ yên vào ban ngày. Một buổi chiều mùa hạ nóng bức khi cú đang ngủ gà ngủ gật trong tổ của nó là một bọng cây sồi mục nát, một con châu chấu gần đó vui vẻ ca hát nhưng tiếng hát của nó lại làm cho cú mèo hết sức khó chịu. Thò đầu ra khỏi một cái lỗ của bọng cây mà nó vẫn dùng để làm cửa sổ lẫn cửa ra vào, “Đi chỗ khác đi ông,” Cú mèo bảo châu chấu. “Ông không biết cách cư xử gì hết à? Ít ra ông cũng phải biết kính trọng tôi già cả và để yên cho tôi được ngủ chứ!” Nhưng châu chấu ngang ngược trả lời rằng nó có quyền làm gì thì làm ở nhà nó cũng như cú có quyền làm gì thì làm ở nhà cú vậy. Và vậy là nó lại cất giọng cao hơn và tiếp tục hát nghe còn chói tai hơn nữa. Cú già khôn ngoan từng trải biết rõ rằng cãi nhau với tên châu chấu này, hoặc với bất kỳ ai khác nữa về việc này thì cũng chẳng được gì. Hơn thế nữa, mắt cú cũng đã kèm nhèm không còn nhìn rõ vào ban ngày nên nó cũng không thể trừng trị được châu chấu cho thích đáng với tội của nó. Nghĩ vậy, cú không dùng những lời lẽ hằn học với châu chấu nữa mà quay ra nói ngon nói ngọt với nó. “Ông nói thế là đúng rồi,” Cú bảo, “giá mà tôi thức được, th́ì tôi cũng thu xếp xuống dưới đó hát với ông cho vui. À mà tôi mới nhớ ra, tôi còn ít rượu vang ngon tuyệt vời, từ trời đem xuống đấy, nghe nói thần Apollo dùng để uống mỗi lần trước khi hát cho các vị thần cấp trên nghe. Hãy đến nhấm nháp thử một chút. Tôi chắc chắn ông sẽ hát hay như thần Apollo vậy.” Châu chấu ngu ngốc nghe những lời lẽ nịnh hót của cú tưởng thật. Thế là vù một cái, châu chấu liền bay vào tổ cú, và ngay khi vừa mới bay đến chỗ mà cú có thể nhìn rõ được châu chấu, cú liền vồ lấy châu chấu và nuốt chửng.

4m
Mar 27, 2022
Đại Bàng và Quạ Xám - Truyện ngắn Audio

⭐⭐ Đại Bàng và Quạ Xám là câu truyện để lại cho các bé bài học đừng bao giờ để tính kiêu căng tự phụ của mình làm mình đánh giá mình quá cao. 🍄🍄 Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể truyện cho bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Một con chim Đại Bàng, từ trên cao lao xuống với đôi cánh mạnh mẽ, giương vuốt cắp lấy một chú cừu non và bay tuốt về tổ. Một con quạ xám thấy vậy, nó chợt có ý nghĩ ngu ngốc là nó cũng to khỏe và mạnh mẽ để làm được như Đại Bàng vậy. Thế là vỗ mạnh đôi cánh lao xuống với một tốc độ dữ dội, nó nhanh chóng bấu vào lưng một con cừu đực lớn. Nhưng khi nó bay lên, nó mới thấy mình không thể bay nổi, vì bộ móng của nó đã dính chặt vào lông cừu. Và khi nó vẫn chưa thoát ra khỏi được cừu đực, thì cừu đực đã kịp nhận ra nó. Người chăn cừu nhìn thấy quạ xám giãy giụa liền lập tức nhận ra sự việc. Ông chạy nhanh tới, bắt quạ và bẻ cánh nó. Chiều đến, ông mang quạ về cho lũ trẻ con chơi. “Ô con chim gì ngộ quá! Chúng vừa nói vừa cười, “bố gọi nó là con gì thế hả bố?” “Nó là quạ xám đấy con ạ. Nhưng nếu con mà hỏi nó, thì nó sẽ bảo nó là Đại Bàng.”

2m
Mar 25, 2022
Con cáo và cái bóng - Truyện ngắn Audio

⭐⭐ Con cáo và cái bóng là câu chuyện ngụ ngôn nói về sự ảo tưởng quá đà về sức mạnh của bản thân. Con cáo trong câu chuyện mắc chứng hoang tưởng về sức mạnh của bản thân, và sự hoang tưởng, cường điệu hóa sức mạnh của mình đấy đã khiến cho cáo ta nhận một kết cục vô cùng bi thảm. Truyện ngụ ngôn Con cáo và chiếc bóng cũng mang lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về việc nhận thức vai trò và vị trí của bản thân trong cuộc sống. 🍄🍄 Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể truyện cho bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Một con cáo tinh thần đang vui vẻ thèm ăn rời hang đi tìm mồi. Khi nó chạy, nắng chiều chiếu xuống trên lưng nó làm bóng nó đổ dài trên mặt đất, nhìn y như là nó cao lớn hơn mọi hôm gấp nhiều lần. “Ô, xem kìa!” con cáo tự hào la lớn, “mình mới cao lớn làm sao! Sao mình lại phải bỏ chạy mỗi khi thấy thằng sư tử bé nhỏ ấy nhỉ! Mình sẽ cho nó biết ai mới xứng đáng làm vua khu rừng này, nó hay là mình.” Ngay khi đó, một cái bóng khác khổng lồ bao trùm lấy nó, và trong chớp mắt nó đã té xuống chỉ với một cú đấm của sư tử.

1m
Mar 23, 2022
Ba cô tiên - Truyện cổ tích Audio

⭐⭐ Truyện cổ tích "Ba cô tiên" là câu chuyện cổ tích kể về gia đình cậu bé Tí Hon được ba cô tiên giúp đỡ. 🍄🍄 Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể truyện cho bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé mặc dầu tuổi đã lên sáu nhưng chú vẫn bé tí ti, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé tí hon. Nhà chú bé tí hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố mẹ vất cả nên chú rất thương, chỉ muốn đi làm kiếm tiền để phụ giúp bố mẹ. Một hôm, Tí Hon nói với bố mẹ rằng chú muốn đi chăn trâu để phụ giúp bố mẹ. Bố mẹ tí hon thì thấy chú còn quá nhỏ, trong khi đó đàn trâu con nào cũng to lớn hơn chú gấp nhiều lần nên bố mẹ tí hon không cho chú đi trăn. Nhưng với sự năn nỉ kiên trì của Tí Hon thì bố mẹ chú cũng đành bằng lòng cho chú đi trăn thử. Tí hon mặc dù nhỏ bé nhưng chăn trâu rất giỏi, chú không để con trâu nào ăn hại lúa ngô của bà con trong vùng, con nào con nấy cũng ăn no căng cả bụng. Cả làng ai nấy cũng đều khen Tí Hon. Nhà địa chủ cũng rất ưng Tí Hon chăn trâu. Một hôm, cánh đồng làng không còn cỏ, Tí Hon phải dắt trâu lên trên núi để cho trâu ăn cỏ. Đang chăn trâu thì Tí Hon thấy có một bông hoa hồng to bằng chiếc nón nở trên cành cây. Tí Hon dắt trâu tới gần cây đó rồi cậu leo lên tai trâu rồi khẽ chuyển sang cành cây vào leo vào giữa bông hoa. Vào bông hoa tí hon thấy rất ngạc nhiên và thích thú vì bên trong bông hoa có ba cô tiên người cũng bé tí hon như cậu, một cô áo xanh, một cô áo vàng còn cô còn lại thì mặc áo đỏ. Ba cô tiên thấy tí hon thì vui mừng hỏi han rồi đem bánh kẹo ngon cho Tí Hon ăn. Tí Hon chưa ăn ngay mà lại bỏ số bánh kẹo các cô cho vào túi, thấy lạ nên ba cô tiên hỏi: – Kẹo chúng tôi cho, sao Tí Hon không ăn ? Tí hon đáp: -Tôi không ăn, tôi mang về cho bố mẹ tôi ăn, nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ tôi thì vất vả, tôi thương bố mẹ tôi lắm. Ba cô tiên cùng nói: -Tí Hon cứ ăn đi, chúng tôi còn nhiều kẹo bánh mà. Ăn xong chúng tôi sẽ giúp Tí Hon. Một lát sau, đợi trâu ăn no cỏ. Tí Hon và ba cô tiên nhỏ bé leo lên ngồi trên sừng trâu và cùng đàn trâu đi về làng. Về đến nhà Tí Hon, ba cô tiên thấy đúng như Tí Hon kể, nhà của cậu rất nghèo, gian nhà thì đổ nát hoang xơ, ba cô tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ của chú về. Ba cô tiên cầm bút thần vẽ một đám ruộng to, trên ruộng là những bông lúa nở chín vàng ươm như màu nắng, cô tiên áo xanh thì vẽ rất nhiều quần áo thật đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả ruộng, lúa và quần áo đều biến thành thật. Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi. -Ồ, nhà đẹp thế ? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ? Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói : -Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc áo vào là lớn bỗng lên. Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba cô Tiên hoa hồng.

6m
Mar 21, 2022
Thầy lang bất đắc dĩ - Truyện cổ tích Việt Nam Audio

⭐⭐ Truyện cổ tích "Thầy lang bất đắc dĩ" là truyện cổ tích Việt Nam mang màu sắc hài hước, kể về một anh chàng nông dân thông minh bị vợ làm cho thành một thầy lang bất đắc dĩ. 🍄🍄 Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể truyện cho bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Ở làng kia có một người nung đất làm chén đĩa tên là Tâm, sống với mẹ già. Trong làng cũng có cô Thắm khá xinh đẹp, nên một thanh niên trong làng ve vãn cô, chọc ghẹo cô, đòi lấy cô làm vợ. Một hôm chàng ghẹo cô ngay ngoài đường, Tâm thấy thế, cầm đá ném vào bụi rậm gây tiếng động để giải thoát cô Thắm. Người thanh niên quyền thế kia để bụng trả thù. Một hôm có tiếng loa gọi “ai có tài chữa bệnh, mời đến dinh quan tuần phủ chữa bệnh cho vợ ông”. Người thanh niên kia gài bẫy cho lính đến bắt người nung đất về chữa bệnh. Dù hết sức từ chối, lính cứ lôi anh ta đi. Vào dinh anh ta chối không biết chữa nên bị quan tuần đánh đòn, đau quá anh ta phải liều. Anh ta vào phòng bệnh nhân, biết là bị hóc xương cá. Anh ta vén quần lộ chỗ vừa bị đánh bầm tím , kêu xuýt xoa, người nhà và bệnh nhân cười rũ. Anh ta xin muối xát vào mông cho tan chỗ bầm, xót quá, anh ta la lối, bệnh nhân cười tới ho sặc sụa, cục xương hóc bật rớt ra. Anh ta bất đắc dĩ nhận tiếng khen và phần thưởng. Quan tuần phủ lại giới thiệu thầy thuốc bất đắc dĩ này cung vua, chữa bệnh cho công Chúa. Công Chúa không rõ mắc bệnh gì mà không nói. Vua phán: “Nếu làm cho công Chúa nói được 3 câu sẽ được trọng thưởng và được lấy nàng”. Vào cung vua, anh ta lấy gạo vo sạch, rồi bắc lên bếp trên kiềng 2 chân nên nồi cứ đổ hoài, công Chúa đi qua, thấy gai mắt, công Chúa nói: “Anh kia sao ngu quá vậy, thêm một chân nữa đi”. Anh chàng nghe theo, nồi không đổ nữa. Anh chàng lấy viên đá cuội đánh vào nhau để lấy lửa nhưng không để mồi, công Chúa thấy ngứa mắt lại nói câu thứ hai:”Đặt bùi nhùi vào đi”. Lần thứ 3 công Chúa lại nói:”đặt một cây đũa vào đi, người gì ngu chịu không nổi”. Vua rất vui mừng thấy công Chúa đã nói. Nhưng Vua thấy thầy lang nghèo quá nên tính rút lời không gả công Chúa cho anh ta. Sau cùng anh ta vâng lời đi chữa bệnh cho dân làng nếu không sẽ bị vua chém đầu. Tới đình làng, anh ta bảo những ai không phải bệnh nan y thì ra về. Người ta ra về rất đông. Anh ta nói:”Cần một người bị bệnh nặng nhất để thiêu sống”. Không ai chịu ra, mọi người từ chối ra về, không ai muốn chết. Vua khen, nên đã gả công Chúa cho anh ta, nhưng anh ta xin phép từ chối để về làng lấy cô Thắm. Lúc ấy, anh thanh niên quyền thế lại tới ve vãn cô, đang lúc đó Tâm về, hô lính đến giải cứu. Chàng này xấu hổ chạy mất dạng. Thế là Tâm và cô Thắm đẹp đôi.

4m
Mar 19, 2022
Sự tích cầu vồng - Truyện cổ tích Audio

⭐⭐ Sự tích cầu vồng là một truyện cổ tích ý nghĩa về tình bạn.Sự tích cầu vồng, câu chuyện đầy ý nghĩa về tình bạn dành cho thiếu nhi. Các màu sắc đã có sự tranh cãi gay gắt với nhau về sự khác biệt và ý nghĩa của chúng. Cuối cùng, nhờ sự hòa giải của chị Mưa, các màu đã sống hòa thuận với nhau tạo nên sự kỳ ảo, lung linh, đẹp đẽ như bảy sắc cầu vồng.  🍄🍄 Các con cùng theo dõi: “Sự tích cầu vồng” một truyện cổ tích thật ý nghĩa về tình bạn nhé! Xưa lắm rồi, các màu trên mặt đất bỗng dưng cãi nhau. Màu nào cũng tự cho rằng mình là tuyệt hảo, quan trọng nhất, hữu ích nhất và được ưa chuộng nhất. Màu lục bắt đầu: Dĩ nhiên là tôi quan trọng nhất. Tôi là biểu tượng của sự sống và niềm hi vọng. Tôi được chọn để tạo thành cỏ cây. Thiếu tôi cảnh vật sẽ tiêu điều. Hãy nhìn vạn vật xung quanh, các bạn hẳn thấy tôi đúng. Màu xanh ngắt lời: Bạn chỉ nghĩ đến những gì trên mặt đất, hãy ngước nhìn trời xanh và dõi ra biển biếc. Từ đáy biển sâu đến chín tầng mây cao, sự sống tồn tại được đều nhờ vào nước. Trời xanh bao la mang hình ảnh của sự thanh bình. Nếu không có thanh bình muôn loài ai nấy cũng sẽ xác xơ. Màu tím cãi lại: Tôi là màu của sức mạnh. Từ vua quan đến hàng giáo phẩm đều chọn màu của tôi vì tôi tượng trưng cho quyền uy và thông thái. Ai ai cũng sẵn sàng lắng nghe và tùng phục. Màu vàng cười vang: Sao toàn là chuyện nghiêm túc quá thế. Tôi cho rằng chỉ có tôi mới mang lại niềm vui và sự ấm áp cho đời mà thôi. Này nhé, mặt trời vàng, mặt trăng vàng, các vì sao vàng, tất cả đem lại sự vui tươi và nụ cười cho toàn thế giới. Vắng tôi là thiếu hẳn đi niềm hân hoan. Đến lượt màu cam tự khen: Tôi là màu của sức khỏe, của sự đổi mới. Có lẽ tôi là một màu quí vì tôi phục vụ mọi nhu cầu của con người. Tôi mang các sinh tố quan trọng nhất, hãy nhìn các loại trái cây thì biết. Tôi ít khi có mặt nhưng khi tôi nhuộm bầu trời bình minh hay bầu trời hoàng hôn, vẻ đẹp mê hồn của tôi khiến không còn ai nhớ đến các bạn nữa. Màu chàm tiếp lời, giọng nhỏ nhẹ nhưng quyết liệt: Các bạn hãy nghĩ đến tôi xem nào. Tôi là màu của sự tĩnh lặng. Phải để ý đến tôi vì thiếu tôi, các bạn sẽ trở nên hời hợt, thiếu sâu sắc. Tôi đại diện cho tâm hồn, ý tưởng và sự tinh tế. Ai cũng cần tôi để có được một cuộc sống cân bằng cũng như tạo nên sự khác biệt. Tôi hữu dụng cho lòng tin, những giây phút trầm tư, an lạc nội tâm. Đến lúc này màu đỏ không thể kiềm chế được nữa, quát to: Ta đây mới đích thị là “SẾP”. Ta là máu, là sinh lực. Ta là màu báo nguy, màu của sự can đảm. Ta là lửa. Ta là màu của đam mê, của tình yêu, của hoa hồng, của hoa anh túc… Thiếu ta, địa cầu sẽ ảm đạm như mặt trăng kia. Và rồi các màu lại tiếp tục khoe khoang; mỗi màu tự cho mình mới là quan trọng thật sự. Cuộc tranh cãi càng lúc càng căng thẳng, bỗng nhiên một tia chớp xẹt đến, tiếp theo ngay sau là một tiếng sét to. Mưa như thác đổ xuống các màu khiến chúng phải sát cánh lại để che chở cho nhau. Mưa nói: Thật là ngốc nếu các bạn mãi chống đối nhau. Các bạn không biết rằng mỗi màu được tạo ra cho một mục đích rõ ràng sao? Mỗi màu đều có mộttính cách http://truyencotich.vn/độc nhất và đặc biệt trong thế giới này. Hãy bắt tay nhau và cùng đến với tôi. Các màu nghe có lý và làm theo đề nghị của mưa. Chúng đến bắt tay nhau. Mưa khuyên tiếp: Từ giờ trở đi, khi nào mưa mỗi bạn hãy nổi lên thành một cầu vồng trên bầu trời để chứng tỏ các bạn đã chung sống hòa bình. Cầu vồng là hình ảnh của sự hy vọng và hòa giải.

4m
Mar 17, 2022
Sự tích Hồ Hoàn Kiếm - Truyện cổ tích Việt Nam

⭐⭐ Sự tích Hồ Hoàn Kiếm, một giai thoại dân gian về vua Lê Thái Tổ được Long Vương cho mượn thanh gươm báu đánh giặc cứu nước. Hồ Gươm và rùa vàng hiện là biểu tượng của thành phố Hà Nội, là niềm tự hào văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam. 🍄🍄Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể truyện cho bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên: – Ha ha! Một lưỡi gươm! Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi: – Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

5m
Mar 12, 2022
Sự tích chim Sơn ca - Truyện cổ tích Audio

⭐⭐ Sự tích chim sơn ca. Chim sơn ca là một loài chim nhỏ, có kích thước và hình dáng gần giống với chim sẻ. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng chính là giọng hót. Những chú chim sơn ca có giọng hót cao và trong, khiến nhiều người say lòng. Hôm nayBerimon https://berimon.com/sẽ kể cho mẹ và bé nghe sự tích chim sơn ca để cùng hiểu thêm nhiều điều thú vị về loài chim này nhé! 🍄🍄Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể truyện cho bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé.

16m
Mar 11, 2022
Sự tích con Kiến - Truyện cổ tích Audio

⭐⭐ Sự tích con Kiến. Mời các bạn và các em cùng nghe và đọc truyện Sự tích con Kiến để biết được nguồn gốc của con vật này và cái tính hay tha đồ ăn về tổ của chúng! 🍄🍄Các mẹ và bé cùng lắng nghe "Kể Truyện Cho Bé" vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Ngày xưa có một người nọ vì nghèo đói quá phải đi hành khất. Nhưng đi đến đâu người ta cũng trề môi bảo: “Sức bác khỏe còn hơn trâu, sao không chịu làm mà kiếm ăn? Rõ đồ lười biếng!”. Đi đã mệt lã mà không kiếm được một miếng ăn, hắn ngã quỵ xuống bên lề đường, chỉ còn chờ chết. Bỗng hắn thấy trước mặt một hòn núi to, chất đầy vàng óng ánh. Hắn ngạc nhiên và sung sướng biết bao! Hắn vội chạy lại, toan hốt vàng bỏ vào bị. Chợt có tiếng hét lên như sấm: – Người kia sao dám lấy trộm vàng của ta? Hắn ngẩng mặt nhìn lên thấy một ông thần đen thui hiện ra trước mặt. Hắn hoảng sợ lạy van, vừa kể lể sự tình. Ông Thần cảm động bảo: – Nếu vậy, ta cho ngươi lấy bao nhiêu thì lấy, nhưng ngươi phải thề với ta rằng: nếu ngươi giàu có, thì không bao giờ hắt hủi người nghèo. Ngươi có dám thề như thế chăng? – Vâng con xin thề. Thề xong, hắn cho đầy vàng vào bị, trở về làng tậu nhà, tậu đất, trở nên một người giàu có nhất làng. Tuy giàu có, hắn vẫn có cái tật tham ăn và keo bẩn. Không bạn bè nào giao du với hắn được, không một kẻ nghèo đói nào đến xin mà không bị hắn hắt hủi, đuổi xua. Một hôm, có một người ăn mày già rách rưới đến xin ăn. Hắn chẳng nói chẳng rằng, xua chó ra đuổi đi. Nhưng khi chó vừa chạy ra, người ăn mày đã biến đâu mất, chỉ thấy trước mặt sừng sững vị Thần trên núi ngày xưa. Hắn khiếp sợ chưa kịp hở môi, vị Thần đã đùng đùng nổi giận thét to: – Ngươi kia, ngươi có nhớ lời thề ngày xưa chăng? Ta phải trừng trị tội bội ước của nhà ngươi mới được. Lập tức, một tiếng sấm nổ vang, cả tòa nhà nguy nga lộng lẫy của hắn đều đổ sụp. Và lạ chưa hắn tự nhiên thân hình, mình thân bé nhỏ lại, thành một con vật bé tí ti. Hắn đã biến thành con kiến. Tuy đã hóa kiến, hắn vẫn không bỏ tật tham ăn. Cứ mỗi khi đánh hơi ở đâu đó có đồ ăn, là hắn lò mò tìm đến.

2m
Mar 10, 2022
Sự tích dưa hấu - Truyện cổ tích Audio

⭐⭐ Sự tích dưa hấu. Quả dưa hấu có lẽ rất quen thuộc với chúng ta rồi nhưng loại quả này có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa gì nhỉ? Dưa hấu luôn là loại quả yêu thích của rất nhiều bởi hương vị ngọt thanh, tươi mát. Ẩn sau quả dưa tròn tròn còn là một câu chuyện cổ tích với những thông điệp vô cùng tích cực. Hôm nayBerimon https://berimon.comsẽ kể cho mẹ và bé nghe sự tích dưa hấu Mai An Tiêm cực hay và đầy ý nghĩa. 🍄🍄Các mẹ và bé cùng lắng nghe vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt). Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”. Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng. Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: “Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó”. Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều. Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu. Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu. Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình. An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.

4m
Mar 09, 2022
Sự tích cây chuối - Truyện cổ tích Audio

⭐⭐ Sự tích cây chuối. Ban đầu cây chuối có tên gọi là cây Cuối (cuối cùng), nhưng do nhiều năm sau đọc lệch nên gọi là cây Chuối. 🍄🍄Các mẹ và bé cùng lắng nghe vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Ngày xưa, rất xưa, cứ ba năm một lần. Thần Cây lại mở cuộc thi cây. Các con của Thần, cứ ba năm một lần, lại mang về những giống cây mới để Thần chấm giải. Lần thi ấy, người con út của Thần Cây tên là Tiêu Lá vừa lấy vợ và Sinh được đứa con trai đầu lòng rất xinh đẹp. Tiêu Lá yêu quý con, suốt ngày cứ ngắm nó mãi không chán. Một hôm, đang ngắm con, Tiêu Lá bỗng nảy ra cái ý định sẽ tạo nên một giống cây vừa bụ bẫm và xinh đẹp như con vừa có thể cho con nhiều thứ vui chơi và có quả ngon thơm nuôi con chóng lớn. Tiêu Lá nghĩ ra một giống cây hoàn toàn mới lạ. Thân của nó sẽ tròn trĩnh như tay chân của con, mát mẻ như da thịt của con. Lá của nó sẽ không nhiều nhưng rất to và nhìn giống như những cái lông chim khổng lồ buộc túm lại xòe ra bốn phía. Lên năm, lên sáu, con có thể bẻ từng lá che đầu đi chơi không sợ mưa, không sợ nắng. Quả của cây sẽ giống như ngón tay con trẻ và sẽ xếp thành dài dọc theo sống lá. Đến lúc chín quả sẽ thơm ngọt như có mùi sữa và mật quyện vào nhau. Con lớn lên chỉ cần với tay là hái được quả, bóc lấy mà ăn. Nhưng có một điều đáng lo ngại là năm đó tự nhiên có một con chim ác xuất hiện. Nó to lớn, lông rằn ri như vảy rắn. Từ một nơi nào đó rất xa bay đến, nó chuyên lấy cắp những hạt giống của các thứ cây quý rồi bay đi. Vậy thì làm thế nào để cho giống cây mới của mình không bị con chim ác kia đánh cắp được? Tiêu Lá bèn nghĩ ra cách không cho giống cây mới Sinh ra cây con bằng hạt mà Sinh ra từ gốc, từ củ. Để trêu con chim ác, Tiêu Lá vẫn cho quả giống cây có hạt, nhưng hạt ấy dù có gieo xuống đất, có chăm sóc mấy, nó cũng chẳng bao giờ nảy mầm và Sinh ra cây con. Con chim ác hình như đoán biết điều ấy. Nó bèn tìm cách phá hoại cây. Những quả đầu tiên của giống cây quý Tiêu Lá đã tạo nên, vừa đón đủ nắng để chín thì con chim ác đã bay tới. Nó chỉ bay tới trong đêm. Cái mỏ to quặm và sắc nhọn của nó mổ phá ngay những quả quý của Tiêu Lá. Tiêu Lá giận lắm. Đêm đến, Tiêu Lá cứ thức và rình chộp bắt cho được con chim ác nọ. Nhưng nó cũng tinh khôn vô cùng. Nó đánh hơi rất tài. Biết có Tiêu Lá rình nấp và đang thức, nó chỉ bay vụt qua rồi biến mất. Nhưng khi chàng vừa chợp mắt ngủ quên là nó đã lao đến mổ phá những quả quý kia ngay… Tiêu Lá đành phải cố thức suốt cả đêm. Có một lần, vừa chợt tỉnh giấc. Tiêu Lá đã suýt chộp được con chim ác nọ. Không may cho Tiêu Lá là chàng chỉ chộp được một túm lông và con chim ác đã vẫy vùng bay thoát. Nhưng từ đó, nó rất sợ hình dáng cái bàn tay của Tiêu Lá chộp nó. Tiêu Lá đoán biết được điều này và lập tức chàng nảy ra một ý định mới. Chàng sẽ không cho những quả cây quý ấy xếp dọc từng quả một theo gân lá nữa. Chàng sẽ xếp chúng lại thành từng khóm, giống hệt hình các bàn tay xòe ra như để sẵn sàng vồ lấy con chim ác. Và những bàn tay bằng quả ấy, cứ xếp xoay tròn, bàn này ở trên, bàn kia ở dưới, nối tiếp nhau…

8m
Mar 04, 2022
Sự tích củ mài và cây cơm nguội - Truyện cổ tích Audio

⭐⭐ Sự tích củ mài và cây cơm nguội là truyện cổ tích dân tộc Mường nói về tình cảm gia đình cũng như nguồn gốc của cây củ mài và loài chim đang pang thường kéo nhau về trong mùa lúa chín. 🍄🍄Các mẹ và bé cùng lắng nghe vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon nhé. Ngày xưa, ở một bản nọ có đôi vợ chồng trẻ, chỉ mới lấy nhau mười năm mà đã đẻ mười hai đứa con. Con đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết tên từng đứa. Vợ chồng dẫu lam làm, chịu thương chịu khó làm nương rẫy, dẫu gặp mưa thuận gió hòa vẫn không nuôi nổi đàn con của mình. Khi gặp năm hạn hán, thiên tai, lại nạn thú rừng về phá hoại, họ sống rất chật vật khó khăn. Năm nọ mất mùa, cả bản đói to, mọi nhà đã vét hết cả mẻ lúa giống, ngô giống mùa sau ra ăn. Thương con, chị vợ bảo chồng: – Ta bớt ít lúa giống, ngô giống cho con ăn thôi. Người chồng dẫu thương con nhưng ôn tồn bảo vợ: – Đói thì tìm củ rừng, tìm rau rừng mà ăn, không làm nương ruộng thì mùa trước đói, mùa sau đói, không sống nổi đâu. Giấu con, vợ chồng trốn vào rừng phát nương, gieo lúa tra ngô. ở nhà đàn con đói quá kéo nhau vào rừng kiếm ăn, suốt ngày đêm khóc đói: Nghe tiếng khóc, thương con, lòng xót như xát ớt vợ chồng thay nhau gọi lại an ủi: “Chớ chớ vội các con ơi Để bố mẹ phát cỏ làm nương hẵng” Và cứ theo thời gian, họ phát nương, nhặt cỏ, tra hạt, vun gốc… “Chớ chớ vội các con ơi Bố mẹ còn vun gốc nhặt cỏ…” Đến lúc trổ, lúa chín, một nắng hai sương: “Lúa đã trổ đã chín Bố mẹ suốt về thổi nấu cho các con ăn” Khi mẻ gạo đầu tiên vừa giã xong, họ đồ ngay lên một chõ. Người chồng quạt cho bay hơi, chóng nguội, người vợ nắm từng nắm. Vợ chồng hối hả bê ra xới, chạy thẳng về nhà cho con ăn. Nhưng khi về tới nhà, họ không thấy đàn con đâu nữa mà từ rừng sâu vẫn vọng về tiếng khóc đói: Hai vợ chồng vừa khóc vừa bê bung xôi lập cập theo tiếng gọi vọng của núi rừng mà chạy mãi đến kiệt sức vẫn không gặp con. Họ đành đặt bung xôi xuống, cố gọi : Tiếng gọi vừa dứt thì đàn chim Pung bay đến sà xuống đậu quanh cả khu rừng hót vang: Đến lúc đó, hai vợ chồng mới biết vì đói quá mà đàn con của mình đã tìm vào rừng kiếm ăn và hóa ra chim cả rồi. Lòng đau xót nước mắt chứa chan, họ lấy xôi tung ra cho chim. Vì thương con, vì đói, mệt, kiệt sức, vợ chồng gục vào bung xôi mà chết. Thấy bố mẹ chết thảm quá, đàn con kêu vang rừng “Pung pung!” rồi lấy những nắm xôi còn lại đắp mồ cho bố mẹ. Từ chỗ ấy về sau, mọc lên một cây lạ có củ, củ có bột trắng thơm dẻo như xôi. Đó là củ mài. Còn những nắm xôi được tung ra xung quanh lại mọc lên cây cơm xôi, quả chín ăn bùi và dẻo. Người ta nói: ấy là loại quả cứu đói người nghèo. Đàn con hóa ra chim kêu pung pung vang rừng vào mùa lúa chín để nhắc nhở lại cảnh khổ của bố mẹ ngày xưa phải một nắng hai sương mới có được hạt ngô hạt lúa nuôi con.

5m
Mar 03, 2022
Sự tích Sọ Dừa - Truyện cổ tích Việt Nam Audio

⭐⭐ Sự tích Sọ Dừa là câu truyện được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Bạn vè bé đã nghe chưa, cùng nghe cùng Berimon nhé. 🍄🍄Các mẹ và bé cùng lắng nghe vào mỗi tối trước khi đi ngủ nhé. Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo. – Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông. Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm! Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế. Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý. Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng. Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai: – Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng. Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức. Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân. Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út. Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to: ò… ó… o Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

6m
Mar 02, 2022
Sự tích con Cào Cào - Truyện cổ tích Việt Nam

⭐⭐ Câu truyện cổ tích - Sự tích Cào Cào. Sự tích con Cào Cào là một trong những truyện cổ tích mang ý nghĩa giáo dục sớm dành cho trẻ. Truyện góp phần lên án, phê phán thói hư tật xấu giúp các em nhận biết và tránh xa. 🍄🍄Các mẹ và bé cùng lắng nghe vào mỗi tối trước khi đi ngủ nhé. Cào cào xưa kia là một cô gái đẹp. Tính cô thích ăn diện nhưng vì nhà nghèo nên cô chưa được thỏa ý muốn. Một hôm, nhà vua bị mất một cô công chúa. Vua sai quân lính đi tìm khắp đó đây. Lúc đó cô gái đẹp đang kiếm củi bên một gốc cây sấu lớn bên đường. Tốp lính thứ nhất đi qua, họ bèn hỏi – Cô ở thấy có thấy ai cắp công chúa qua không? Cô gái nhìn ra thấy toán người này có nhiều quần áo đẹp, cái nào cũng mỏng bay như lụa màu hồng. Cô thích quá liền bảo: – Cho tôi một chiếc áo, tôi đang rét lắm. Tốp lính bảo nhau cho cô gái một chiếc áo, rồi tiếp tục đi theo hướng cô đã chỉ. Một lúc sau lại thấy tốp lính khác chạy qua. Tốp này mặc toàn màu xanh lá. Trông thấy cô gái, họ dừng lại hỏi: – Cô ơi, cô có thấy ai cắp công chúa qua đây không? Cô gái nghĩ: tốp trước đã cho ta áo hồng, tốp này có áo xanh, ta xin một cái mặc cho đẹp. Nghĩ vậy, cô liền bảo họ: – Tôi đang rét lắm, các ông cho tôi một cái áo thì tôi chỉ lối cho mà đi. Tốp lính lại bảo nhau cho cô gái cái áo xanh đẹp nhất, rồi họ lại theo đường cô chỉ dẫn. Được hai cái áo, cô gái thích quá. Cô mặc vào đứng ngắm mình không chán mắt. Cô chắc thầm hôm nay về nhà ai cũng phải khen ta là đẹp. Trong khi cô đang ngắm vuốt thì lại thấy một tốp lính nữa đi qua. Tốp này mặc toàn quần áo trắng trong như nước suối. Họ thấy cô gái cũng hỏi: – Cô ơi, cô có thấy ai cắp công chúa chạy đường này không? Cô gái lại quen như hai lần trước, cô lại đòi một cái áo rồi mới chỉ đường cho tốp lính đi qua. Thế là cô được ba cái áo: một hồng, một xanh, một trắng. Cái nào cũng mỏng bay đẹp lắm. Cô mặc cả ba áo vào, ngắm nghía rồi nhảy nhót tung tăng. Bỗng trên trời có một tiếng sét nổ dữ dội, làm một cành cây sấu gãy rơi xuống đầu cô gái. Cô bị bẹp đầu rồi chết, hóa ra con cào cào, suốt ngày chỉ tung tăng bay nhảy với bộ áo ba màu.

3m
Mar 01, 2022
Sự tích chim cánh cụt - Truyện cổ tích

⭐⭐ Câu truyện cổ tích - Sự tích chim cánh cụt. Loài chim cách cụt từ lâu đã luôn là hình ảnh quá đỗi gần gũi đối với mọi lứa tuổi từ những em nhỏ cho đến những người đã về tuổi xế chiều bởi trong phim hoạt hình, thế giới động vật hay các viện hải dương học (Aqurium) đều có bóng dáng của chúng. 🍄🍄Các mẹ cùng lắng nghe cùng con của mình vào mỗi tối trước khi đi ngủ nhé. Ngày xửa ngày xưa, cánh của loài chim cánh cụt dài lắm, nó bay xa như chim én và mạnh mẽ như đại bàng. Nhưng rồi trong một lần dạo chơi cảnh sông hồ, cánh cụt quen và kết bạn với loài ngan (vịt xiêm). Ngan chẳng những có tật xấu lắm lời nhiều chuyện mà lại còn có ngoại hình chẳng đẹp đẽ gì, đôi cánh của nó ngắn cũn cởn, lông thưa như cổ gà chọi và da dẻ có mùi hôi. Chim cánh cụt thương cảm bạn bởi những khiếm khuyết ấy, nên nó hết lòng yêu thương bạn. Nhưng ngược lại, Ngan chơi với chim cánh cụt vì có ý đồ xấu: nó ham muốn đôi cánh dài, khỏe và óng mượt của bạn. Sau một thời gian thân thiết, ngan vờ vịt khóc lóc tỉ tê, than thân trách phận, nó ước gì có thể bay được nó sẽ sát cánh bên bạn suốt đời. Một hôm Ngan bảo cánh cụt ngủ một giấc thật sâu rồi Ngan nhổ lấy nửa bộ lông cánh của chim cánh cụt mà dùng. Khi tỉnh dậy, chim cánh cụt kinh hoàng kêu lên một tiếng thảm thiết khi thấy đôi cánh của nó không còn nữa, tên bạn xấu xa gian ác kia đã nhổ mất bộ lông đẹp đẽ của nó và bỏ trốn mất rồi! Quá đau khổ chim cánh cụt mất hết niềm tin yêu vào cuộc đời. Nó lầm lũi đi về phương Bắc, định vùi thân chết trong giá băng. Thần băng giá hiện ra hỏi: “Làm sao con lại buồn như thế?” Cánh cụt kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thần nghe. Nghe xong thần hỏi Cánh cụt: “Con hãy cho ta biết: Đôi cánh ngoài việc dùng để bay, nó có ích lợi gì khác không?”. Chim cánh cụt nghĩ mãi không ra, nó im lặng lắc đầu. Thần lại hỏi: “Vậy, đôi cánh là phương tiện để di chuyển. Nhưng sao cánh đã bị cụt mà con vẫn có thể tới được nơi đây?”. Chim đáp: “Dạ, vì con còn đôi chân”. Thần nói: “Vậy, đôi cánh không phải là phương tiện di chuyển di nhất, có đúng không?”. Chim gật đầu và bỗng dưng nó cảm thấy có điều gì đó thú vị. thần lại hỏi: “Trên đời còn nhiều loài khác, chúng không có cánh, không có cả chân nhưng tại sao chúng vẫn di chuyển được?”. Lần này chim cánh cụt đã nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, nó reo lên: “ Chúng có những cách riêng của chúng, con sẽ tìm được cách riêng của mình!”. Nhưng rồi nó lại chợt buồn hiu: “Nhưng con không muốn quay lại chốn cũ, mà cũng không thể sống được ở đây!”. Thần cười lớn, băng hà lay động , khói lạnh mịt mờ: “Xứ sở của ta toàn là núi băng, nhưng không có nơi này địa cầu sẽ bị tận diệt. Ở đâu cũng có sự sống, nếu con biết vươn lên và cố gắng thì ở đâu cũng có thể sống và phát triển được. Con hãy cứ thử cố gắng đi nhé”. Nói xong thần băng giá biến mất. Chim cánh cụt nghe theo lời sống tốt đẹp hơn. Nó sống thoải mái trên bờ, bơi lội còn nhanh hơn cả những loài sống dưới nước, lấy biển cả làm không gian. Nó yêu các bạn hiền hào tốt bụng ở nơi đây và yêu xứ sở băng giá ấy mãi đến bây giờ. Còn chuyện về con ngan dối trá kia ra sao? Nó cũng chẳng bay được, thỉnh thoảng chỉ cất cánh bay lên ngang nóc nhà rồi lại rơi bịch xuống. điều đáng xấu hổ cho nó là từ khi lấy cắp bộ lông cánh của chim cánh cụt, nó bị muôn thú chê cười và xa lánh.

4m
Feb 28, 2022
Sự tích hoa Mẫu Đơn - Truyện cổ tích Thế Giới

⭐⭐ Câu truyện cổ tích - Sự tích hoa Mẫu Đơn là câu chuyện kể về sự tích các loài hoa, ca ngợi tấm lòng vĩ đại của người mẹ sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì quê hương, đất nước. 🍄🍄Các mẹ cùng lắng nghe cùng con của mình vào mỗi tối trước khi đi ngủ nhé. Ngày xưa… ở một làng miền núi có một bà mẹ. Bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên, khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai của bà vào đội quân chống giặc ở trong núi. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân. Đội quân nay đã làm cho bọn giặc thất điên bát đảo. Đã nhiều lần giặc mở những trận càn quét mà không sao tiêu diệt được đội quân của cái làng bé nhỏ ấy. Tên tướng giặc sai quân bắt bà mẹ đến, hắn bảo: – Này mụ già, mụ hãy khuyên các con mụ trở về. Ta sẽ cho con mụ làm tướng. Bằng không, ta sẽ giết mụ. Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng giặc, nói lớn: – Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà. Bọn giặc trói mẹ trên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của mẹ đến cứu. Chúng bảo bà mẹ hãy đứng dậy mà gọi con, chúng sẽ tha. Tiếng người mẹ: – Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương. Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh trái tim, mệnh lệnh của tình yêu vĩ đại. Mệnh lệnh đó lan khắp núi rừng. Bọn giặc run sợ. Những người con của mẹ thì thêm sức mạnh chiến đấu. Giặc bịt miệng bà mẹ. Chúng đổ nhựa thông và nhựa trám lên đầu bà và châm lửa đốt. Ngọn lửa cháy sáng cả một vùng… Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, người ta thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Đêm đêm, từ ngôi mộ, trái tim mẹ vẫn phát sáng cả một vùng trời. Mùa xuân đến. Từ ngôi mộ, trái tim ấy mọc lên một cái cây. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ chót hình ngọn lửa bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên Mẫu Đơn. Cây hoa tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng một trái tim.

2m
Feb 17, 2022