Vải Sớm Phúc Hòa

Vải Sớm Phúc Hòa

About

Vải Sớm Phúc Hòa được trồng và phát triển theo quy trình VietGAP cho quả vải to, bổ dưỡng. Buôn bán vải sớm, vải thiều, vải u hồng giá tốt tại Tân Yên, Bắc Giang.
Liên hệ: 0364.113.228
Website: https://vaisomphuchoa.com/

Available on

Community

22 episodes

6 mẹo bảo quản vải thiều tại nhà – dễ thực hiện

Mẹo bảo quản vải thiều – Vải thiều là một trong những hoa quả  đặc trưng của mùa hè. Vải thiều ngon nhưng cũng rất khó bảo quản trong điều kiện thời tiết nóng nực. Chính vậy, trong bài viết này, Vải Sớm Phúc Hòa giới thiệu đến bạn đọc các cách bảo quản vải thiều tại nhà dễ nhất, ai cũng có thể thực hiện được. VÌ SAO CẦN BẢO QUẢN VẢI THIỀU Quả vải thiều có thể dễ bị hỏng trong mùa hè nếu không được bảo quản đúng cách. Vải thiều là một loại trái cây nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm, vì vậy nếu được để trong môi trường ẩm ướt và nóng bức, chúng có thể bị hỏng rất nhanh. Mùa hè thường có nhiệt độ cao và độ ẩm cao, do đó nếu không được bảo quản đúng cách, quả vải thiều sẽ bị nhanh chóng hỏng. Mùa vải đến, mỗi gia đình thường mua hoặc được cho rất nhiều vải nhưng không ăn hết. Để tránh lãng phí, mọi người tìm cách để bảo quản vải thiều. Trong phần tiếp theo, cùng tìm hiểu 6 mẹo bảo quản vải thiều dễ nhất và giữ được lâu nhất. 3 CÁCH BẢO QUẢN VẢI THIỀU TỰ NHIÊN 1. BẢO QUẢN VẢI THIỀU TRONG NGĂN ĐÁ TỦ LẠNH Bảo quản đồ ăn thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh là cách làm phổ biến nhất ở mỗi hộ gia đình. Tuy nhiên giữ vải thiều trong ngăn đá sẽ khác với việc giữ thịt cá. Có 3 cách làm như sau để cất vải thiều vải thiều vào ngăn đá tủ lạnh. CÁCH 1: Dùng hộp + giấy báo Sau khi cắt vải thiều từ cây hoặc mua về, để cuống vải khoảng 1 cm, không rửa, để quả vải khô trong rổ. Chuẩn bị hộp, lấy giấy/báo để lót vào đáy hộp và xếp quả vải vào theo từng lớp. Mỗi lớp lại lót giấy lên để hút ẩm. Cứ xếp như vậy cho đến khi đầy hộp và bỏ vào ngăn đá CÁCH 2: Bóc vỏ quả vải rồi xếp gọn vào hộp nhựa, cho thêm một chút đường vào. Đậy kín nắp hộp nhựa rồi cho vào ngăn đá. CÁCH 3: HÚT CHÂN KHÔNG Bóc vỏ quả vải rồi cho vào túi ni lông chuyên dụng. Hút chân không túi bằng máy ép chân không rồi cho vào ngăn đá. Bảo quản vải thiều trong tủ lạnh với nhiệt độ <0C có thể giữ được từ 3-4 tháng. Khi ăn chỉ cần rã đông và thưởng thức. Lưu ý không rã đông nhiều lần để tránh hỏng vải. Nhược điểm của cách này đó là vải sau khi rã đông sẽ không có độ tươi mới khi ăn như vừa hái trên cây xuống. 2. BẢO QUẢN TRONG THÙNG XỐP Nếu cần vận chuyển xa và để ăn trong 1 tuần thì bảo quản vải bằng thùng xốp là lựa chọn ưu tiên hang đầu. Thùng xốp có thể giữ lạnh giúp vải tươi lâu, đồng thời tránh va đập khi vận chuyển. Các bước thực hiện như sau: __ __ --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

3m
Feb 15, 2023
Tháng 5 về ai có nhớ vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

https://vaisomphuchoa.com/san-pham/vai-thieu-luc-ngan/ Vải thiểu Lục Ngạn đã có tiếng từ lâu đời vì thế không ai có thể bỏ qua loại quả này mỗi khi hè về. Mùa vải thiều Lục Ngạn về cũng là lúc khoảng thời gian học sinh được nghỉ hè. Đến Bắc Giang vào những ngày tháng 5 bạn sẽ phải choáng ngợp trước các miệt vườn vải đỏ sai trĩu quả. ĐẶC ĐIỂM CÂY GIỐNG VẢI THIỀU LỤC NGẠN Được bạn dẫn đi tham quan và tìm hiểu vườn vải khiến tôi biết được nhiều điều. Vải thiều Lục Ngạn là loại cây có kích thước trung bình cao từ 15 – 20m. Lá của loại cây này có hình lông chim mọc so le với chiều dài lá từ 15-25cm. Hoa vải nhỏ có màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng mọc thành chùm khá dài khoảng 30cm. Quả vải có hình cầu hơi thuôn dài từ 3-4cm có đường kính 3cm. Bên trong là lớp cùi trắng mờ, có vị ngọt nhiều vitamin C. Ẩn sau lớp cùi trắng đó là một hạt màu nâu dài khoảng 2cm đường kính từ 1-1,5cm. Thời điểm sau 100 ngày từ khi ra hoa vải sẽ chín. Vải thiều Lục Ngạn có khả năng sống trên nhiều loại đất khác nhau nhưng không phải ở đâu cũng cho ra loại vải chuẩn vị. Chất lượng vải tốt còn phụ thuộc nhiều vào hàm lượng nguyên tốt dinh dưỡng từ đất. Vì thế chỉ có ở Lục Ngạn mới cho ra được loại vải có vị ngọt đậm, quả dày cùi, hạt nhỏ. VẢI THIỀU SẤY KHÔ KẾT TINH CỦA TRÁI VẢI TƯƠI LỤC NGẠN Sau một hồi được dẫn đi tham quan vườn vải tôi được giới thiệu về loại vải thiều sấy khô. Bạn tôi bảo khi vải được mùa nhưng rớt giá người dân ở đây thường sấy khô vải. Việc này vừa có thể bảo quản được lâu lại bán được giá cao hơn. Tuy nhiên làm như vậy sẽ mất công và phải đầu tư thêm thiết bị sấy vải. Mỗi lò sấy vải cũng khá đắt tiền nên không phải nhà ai cũng có điều kiện mua. Chỉ có ít nhà đầu tư mua máy sấy rồi cả làng sẽ mang vải đến sấy thuê. Tuy mất công một chút nhưng vải sẽ không bị hỏng, có thể bảo quản được lâu hơn, bán được giá hơn. VẢI THIỀU KHÔ CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ? Theo chân bạn vào nhà, tôi được cho ăn thử trái vải khô. Nếu vải tươi có màu đỏ hồng, quả căng mọng, thì vải sấy khô thì hoàn toàn ngược lại. Lớp vỏ  màu đỏ hồng bên ngoài sẽ được thay bằng màu nâu đất. Lớp vỏ đó không còn mềm mại như trước mà khá giòn, dễ vỡ vụn. Lớp cùi trắng mờ bên trong khô lại, dẻo mềm, hơi quánh lại bám lấy cái hạt bé xíu bên trong. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

2m
Feb 14, 2023
Hướng dẫn cách làm siro vải thiều ngâm đường đơn giản

LÀM SIRO VẢI CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ? Để bắt đầu làm siro vải, SINH TỐ VẢI THƠM NGON BỔ DƯỠNG bạn hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau: __ __ CÁC BƯỚC LÀM SINH TỐ SIRO VẢI ĐƠN GIẢN NHẤT BƯỚC 1: SƠ CHẾ VẢI THIỀU Vải thiều chứa lượng đường cao nên nếu ăn nhiều có thể bị nổi mụn, nóng trong người. Vì vậy, vải vẫn được coi là loại quả có tính nóng. Vì vậy, để giúp giảm nhiệt, cách đơn giản là giảm lượng đường trong đó. Quả vải thiều khi mua về, bạn dùng tay bó hoặc gọt vỏ, bỏ hạt. Bạn chỉ cần khéo léo cắt một vòng tròn xung quanh các hạt vải rồi tách các hạt ra. Sau khi bóc sạch vải, bạn cho vải vào hộp và pha nước muối 30% (300g muối trong 1 lít nước) rồi ngâm vải trong 60 phút. Sau đó vớt ra rổ để ráo. BƯỚC 2: CHẾ BIẾN SIRO VẢI Bạn đổ 1 lít nước lọc + 1 kg đường vào nồi, bắc nồi lên bếp đun với lửa vừa, vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều để đường nhanh tan vào nước. Khi nước trong nồi sôi và nước đường hơi sệt lại, khuấy nặng tay hơn thì bạn cho cùi nhãn vào khuấy đều tay. Tiếp tục đun vải thiều trong nước đường khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp và bắc nồi ra, để nguội bớt. BƯỚC 3: CHO VẢI VÀO LỌ Nhớ dùng lọ thủy tinh hoặc lọ sứ để đựng siro vải, tránh dùng lọ nhựa kém chất lượng. Hũ thủy tinh thì bạn chần qua nước sôi khoảng 5 phút rồi vớt ra để nguội rồi dùng khăn sạch thấm khô. Khi siro vải đã nguội, bạn đổ vào lọ, đậy kín nắp và bảo quản nơi khô mát hoặc trong tủ lạnh. SIRO VẢI NGÂM ĐƯỜNG https://vaisomphuchoa.com/siro-vai-thieu-ngam-duong/ sau khi để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 – 4 giờ là có thể thưởng thức được rồi. Khi ăn, vị ngọt của trái vải tươi hòa quyện cùng nước đường đen vô cùng hấp dẫn, mang đến một vị ngọt đậm đà, lạnh lạnh vô cùng thích thú. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

2m
Feb 09, 2023
Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành vải sớm, vải thiều – ai cũng làm được

CHIẾT CÀNH LÀ GÌ? Chiết cành là một phương pháp NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH làm cho cành chiết ra rễ ngay trên cành cây mẹ bằng cách lấy đi một khoanh vỏ, đắp lên vị trí khoanh vỏ một lớp đất ẩm sau đó bọc nilon giữ ẩm, chờ chỗ đắp đất ra rễ đủ tiêu chuẩn thì cắt cành khỏi cây mẹ, tạo được cây con có khả năng sống độc lập và mang đầy đủ các đặc tính di truyền của cây mẹ. Phương pháp này phù hợp với các loại cây lâu năm thời gian sinh trưởng dài. Cách thực hiện dễ dàng, tỷ lệ thành công có thể lên tới 100%. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIỆN PHÁP CHIẾT CÀNH VẢI SỚM, VẢI THIỀU LÀ GÌ ? ƯU ĐIỂM CỦA CHIẾT CÀNH __ __ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHIẾT CÀNH __ __ THỜI ĐIỂM CHIẾT CÀNH VẢI THIỀU KHI NÀO LÀ TỐT NHẤT ? Theo những kinh nghiệm của các hộ nông dân thì thời điểm thuận lợi nhất để thực hiện chiết vải, nhãn là THÁNG 2- 3 VÀ THÁNG 8-9 hàng năm. CÁC BƯỚC CHIẾT CÀNH ĐƠN GIẢN VÀ ĐÚNG KỸ THUẬT NHẤT Chọn cây vải mẹ hàng năm sai quả, có chất lượng cao, tuổi từ 5 – 15 năm. Chọn cành khoẻ, đường kính 1 – 1,5 cm, mọc hơi xiên ở phía ánh sáng và thực hiện theo quy trình sau: __ __ Lưu ý: ở bước 4 có thể sử dụng thêm một số THUỐC KÍCH RỄ CHỨA AXIN, NAA có nồng độ từ 3000 – 6000 ppm để kích thích cây ra rễ non nhanh và nhiều hơn. Tạo điều kiện để cành chiết phục hồi nhanh sau này. Nguồn bài viết: HTTPS://VAISOMPHUCHOA.COM/HUONG-DAN-KY-THUAT-CHIET-CANH-VAI https://vaisomphuchoa.com/huong-dan-ky-thuat-chiet-canh-vai/#top --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

4m
Jan 17, 2023
Xe hoa kết bằng trái vải độc nhất vô nhị chỉ có tại Việt Nam

Xe hoa kết bằng trái vải được làm bằng 50kg VẢI THIỀU https://vaisomphuchoa.blubrry.net/. Đây được xem là chiếc xe hoa độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Đặc điểm của chiếc xe hoa kết bằng trái vải. Đây có thể xem là một chiếc xe hoa khá đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị tại Việt Nam và trên thế giới. Điểm đặc biệt đầu tiên của chiếc xe hoa này là nó không chỉ được kết các loại hoa như những chiếc xe hoa đám cưới khác, mà nó còn được kết thêm những chùm vải thiều to tròn và đỏ tươi. Điểm đặc biệt thứ 2 là sẽ không có bất kỳ cô dâu nào có diễm phúc được đón bởi chiếc xe hoa kết bằng trái vải này trong ngày cưới. Lý do là nó được người ta sử dụng để quảng bá cho đặc sản vải thiều Bắc Giang. Kiểu trang trí của chiếc xe hoa kết bằng trái vải Chiếc xe hoa kết bằng trái vải này được trang trí trên cả đầu xe và đuôi xe. Phần đầu xe được trang trí bằng cách kết hợp hoa lá với những chùm trái vải to hấp dẫn. Sự kết hợp này tạo thành hình chữ V hoàn hảo đầy hấp dẫn ở phần đầu xe. Phía đuôi xe được trang trí giản đơn hơn. Chùm vải đính với một số lá cành được gắn phía sau đuôi xe, ngay phía trên biển số. Loại xe được chọn để làm xe hoa vải thiều là xe Volkswagen Beetle, màu trắng mui trần. Chiếc xe này đậu ngay trước 1 cửa hàng bán trái cây tại Hà Nội để quảng bá vải thiều và nó thu hút khá nhiều sự chú ý của mọi người. Được biết để trang trí chiếc xe, người ta đã sử dụng đến 30 kg vải thiều. Giới thiệu về vải thiều Loại trái cây được sử dụng để trang trí chiếc xe hoa là vải thiều. Đây là loại trái cây nhiệt đới đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ của nước ta. Vải thiều có mùa và nó rộ vào mùa hè. Mùa vải khá ngắn. Vải thường mọc ở các cành trung bình trên những tán lá xanh, nó mọc thành chu2mg và có hình tròn hay hình trái xoan. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

1m
Dec 29, 2022
Bà Bầu Ăn Vải Được Không?

Nhiều chị em thắc mắc BẦU ĂN VẢI ĐƯỢC KHÔNG https://vaisomphuchoa.com/bau-an-vai-duoc-khong/ do có thông tin cho rằng quả vải sẽ gây nóng không tốt cho thai nhi. Vậy thực hư thông tin này là gì? Mẹ BẦU 3 THÁNG ĐẦU ĂN VẢI ĐƯỢC KHÔNG? Liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Xem ngay bài viết sau để biết thêm chi tiết và những kiến thức hữu ích chăm sóc cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi khi ăn quả vải. BẦU 3 THÁNG ĐẦU ĂN VẢI ĐƯỢC KHÔNG? Theo TS.BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ. Bác sĩ cho biết loại quả này chứa rất nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kẽm cần thiết cho mẹ bầu và hàng loạt vitamin có lợi cho sức khỏe. Vải chứa rất nhiều vitamin C, kali, chất chống oxy hóa có lợi cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trước khi ăn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nên ăn bởi nếu bạn ăn quá nhiều thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. MẸ BẦU 3 THÁNG ĐẦU ĂN VẢI NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG CÁCH? Theo nghiên cứu, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 300 – 500g mỗi ngày, tức là vào khoảng 7 – 10 quả vải. Vải có tính ngọt nên không ăn khi đói khiến cơ thể nạp nhiều đường một lúc dẫn đến chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt. Thời điểm tốt nhất là nên ăn vải sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng. Mẹ bầu nên ăn VẢI TƯƠI để hấp thu dinh dưỡng từ trong quá một cách tốt nhất. Hạn chế ăn vải sấy vì ít nhiều trong đó cũng có chất bảo quản và qua nhiều khâu xử lý có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhạy cảm của mẹ bầu. TÁC DỤNG CỦA VẢI THIỀU VỚI BÀ BẦU 3 THÁNG ĐẦU Những dưỡng chất kể trên, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải được không chỉ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ mà còn hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh, cụ thể như sau: __ __ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC ĂN VẢI THIỀU CÓ THỂ LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ? Ăn quá nhiều vải thiều có thể làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ vì vải là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI). UỐNG NƯỚC ÉP VẢI KHI MANG THAI CÓ AN TOÀN KHÔNG? Bạn có thể uống nước ép vải trong khi mang thai. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại nước ép tươi thay vì các loại nước ép đóng hộp để tránh tiêu thụ quá nhiều đường. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

3m
Dec 28, 2022
Quả tu hú là gì? Có thể bạn chưa biết!

Quả tu hú là gì? Hương vị quả tu hú chua hay ngọt, ở đâu trồng quả tu hú… đó là không ít thắc mắc mà bạn đọc đã gửi tới chúng tôi. Chính vì gắn liền với tập tính di cư của loài chim tu hú mà dân gian gọi một loại trái cây là quả tu hú. Hãy cùng VẢI SỚM BẮC GIANG tìm hiểu loại quả này trong bài viết dưới đây. QUẢ TU HÚ LÀ GÌ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG. Quả tu hú thực chất là một loại quả vải. Quả tu hú có dáng thon dài, hạt to, vỏ sần sùi. Đặc biệt khi ăn có vị chua thanh.  Đó là những đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt quả tu hú và quả vải nói chung. Mặc dù không được ngọt lịm như quả vải thiều, vị chua man mác của quả tu hú cũng rất hấp dẫn đối với thực khách bốn phương. Quả tu hú có vào mùa hè. Có một câu thơ rất nổi tiếng của Tố Hữu đã gắn liền với mùa hè và tuổi thơ của biết bao người Việt Nam, “Khi con tu hú gọi bầy/ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần” Những chùm tu hú khi ấy chín rộm, sắc vàng, sắc đỏ hòa quyện trên những tán xanh, trông thật bắt mắt. Khi bóc lớp vỏ mỏng mảnh bên ngoài bạn sẽ thấy lớp cùi thạch trắng bên trong. Quả tu hú chưa rất nhiều nước, vì vậy đó là lựa chọn thích hợp vào mùa hè. QUẢ TU HÚ CÓ Ở ĐÂU? Có tài liệu nói rằng, quả tu hú cũng là một giống vải rừng, được gọi tên như thế vì cả vạt vải rừng đều chín tới khi lũ chim tu hú kêu báo mùa hè. Phần lớn quả tu hú ngày nay được trẩy ở rừng, đồi một cách tự nhiên. Nguồn bài viết: https://vaisomphuchoa.com/qua-tu-hu-la-gi/ --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

2m
Dec 27, 2022
Bắc Giang: Vải thiều tiêu thụ thuận lợi, doanh thu đạt hơn 6.780 tỷ đồng

Năm 2022, trước những khó khăn trong tiêu thụ vải thiều do những tác động của dịch Covid-19, đặc biệt chính sách “Zero Covid” và các biện pháp phòng, chống dịch chặt chẽ của thị trường Trung Quốc cùng với việc vụ vải tiếp tục được mùa là những thách thức rất lớn. Nhưng với sự chủ động, linh hoạt, vải thiều của tỉnh tiêu thụ khá thuận lợi, vải được thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó, với giá thành cao. NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC TRONG TIÊU THỤ VẢI THIỀU Năm 2022, do chịu tác động của tình hình biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết lạnh kéo dài đã tác động tới quá trình sinh trưởng phát triển, làm cho trái vải chín muộn hơn so với mọi năm khoảng từ 15-20 ngày. Cùng với đó, trước những dự báo đầy thách thức trong tiêu thụ vải thiều do những tác động của dịch Covid-19, đặc biệt chính sách “Zero Covid” và các biện pháp phòng, chống dịch chặt chẽ của thị trường Trung Quốc; các thay đổi thói quen tiêu dùng tại các thị trường lớn, tiềm năng từ sử dụng sản phẩm tươi sang các sản phẩm qua chế biến sâu; các chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao do giá xăng dầu tăng; chi phí vận chuyển tăng cao, giá thành lao động và giá một số loại dịch vụ phụ trợ tăng…; cùng với việc dự báo về vụ vải tiếp tục được mùa đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Cùng đó, năng lực trong việc tiếp cận, đàm phán, ký kết hợp tác để xuất khẩu vải thiều của các doanh nghiệp, HTX của tỉnh sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU, Trung Đông... còn hạn chế. Công tác đổi mới và tiếp nhận áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong chế biến sâu và các giải pháp tiên tiến bảo quản vải thiều chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế; vải thiều vẫn chủ yếu xuất khẩu quả vải tươi, một số ít được chế biến đóng hộp, ép nước và sấy khô với sản lượng, chất lượng qua chế biến vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Bên cạnh đó, vẫn còn khoảng cách lớn trong việc triển khai kỹ thuật chăm sóc vải thiều giữa giữa các hộ và giữa các vùng trồng; chất lượng quả vải không đồng đều giữa các địa phương, dẫn đến biên độ giá bán vải thiều dao động lớn, một số khu vực vải có chất lượng chưa cao đã làm ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như trong tổ chức sản xuất, cơ cấu diện tích vải thiều. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

4m
Dec 25, 2022
Vải sấy khô bao nhiêu calo? Ăn vải sấy có tăng cân không?

VẢI SẤY KHÔ BAO NHIÊU CALO? Ăn vải khô có tốt hay không? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thành phần và công dụng của vải sấy khô. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG VẢI SẤY KHÔ – VẢI SẤY KHÔ BAO NHIÊU CALO? THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG VẢI SẤY KHÔ Như chúng ta đã biết vải sấy khô là một loại thực phẩm tất tốt cho cơ thể, nó chứa nhiều các chất dinh dưỡng. Nhưng việc sử dụng sao cho hiệu quả và phát huy hết giá trị dinh dưỡng thì tùy thuộc vào mỗi người. Vải sấy khô được chế biến từ quả vải tươi sau quá trình làm mất nước (làm khô) tự nhiên. Quả vải là loại trái cây vô cùng quen thuộc đối với người Việt Nam chúng ta. Với hương vị thơm ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao là loại trái cây rất được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra đây lại loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Quả vải khô có phần vỏ màu nâu sậm, phần cùi vải có màu cánh gián. khi ăn có vị ngọt đậm, thơm và có cảm giác dẻo, mềm. Có một điều thú vị là vải khô vẫn sẽ giữ nguyên kích thước và chất lượng như một quả vải tươi. Điểm đặc biệt, là vải khô có thể bảo quản được lâu mà không cần dùng chất bảo quản. VẢI SẤY KHÔ BAO NHIÊU CALO? Vậy quả vải sấy khô bao nhiêu calo? Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho chúng ta lời giải đáp đầy đủ như sau: Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g vải khô sẽ chứa khoảng 66 kcal. Bên cạnh đó còn có những thành phần dinh dưỡng như: __ __ Tuy chứa một hàm lượng calo tương đối thấp, nhưng trong quả vải sấy khô  chứa khá nhiều các chất dinh dưỡng. Những chất dinh dưỡng có trong vải sấy khô như: chất xơ, protein, đường, khoáng chất, vitamin rất có lợi cho cơ thể. ĂN VẢI SẤY KHÔ GIÚP GIẢM CÂN Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn vải sấy khô có tăng cân hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Nhưng các bạn cần lưu ý rằng trong quả vải vải sấy khô có chứa rất nhiều đường và các thành phần dinh dưỡng. Nếu các bạn quá lạm dụng, ăn quá nhiều thì nguy cơ tăng cân sẽ rất cao. Tuy nhiên nếu các bạn sử dụng có khoa học ăn có chừng mực thì sẽ giúp hỗ trợ trong quá trình giảm cân. Điều này đến từ nguyên nhân trong quả vải khô có chứa rất nhiều chất xơ. Khi ăn các bạn sẽ cảm thấy nhanh no, và cải thiện vị giác. Đồng thời vải khô còn có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm sạch đường ruột. Đặc biệt trong quả vải khô chứa rất nhiều chất oligonol – một dạng polyphenol trọng lượng phân tử thấp. Chất oligonol có công dụng giảm cân, đào thải mỡ thừa hiệu quả. Đồng thời, còn giúp cơ thể phòng bệnh cảm cúm, tăng lưu thông khí huyết và bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại từ tia nắng mặt trời… Vải sấy khô là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nhưng việc sử dụng như thế nào để nó đạt hiệu quả lại do chính bản thân các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp được những câu hỏi khi ăn vải khô như: Vải sấy khô bao nhiêu calo? Ăn nhiều vải sấy khô tốt không? Ăn vải sấy khô có tăng cân không… --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

3m
Dec 23, 2022
Vải thiều sớm Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi, giá cao

VẢI THIỀU SỚM TẠI HUYỆN TÂN YÊN VÀ MỘT SỐ XÃ CỦA HUYỆN LỤC NGẠN (BẮC GIANG) ĐANG BẮT ĐẦU CHO THU HOẠCH. NHIỀU THƯƠNG NHÂN ĐÃ ĐỔ XÔ ĐẾN CÁC ĐIỂM BÁN ĐỂ THU MUA VẢI VỚI GIÁ CAO. Từ ngày 25/5 đến nay, vải thiều sớm tại huyện Tân Yên cho thu hoạch rộ. Theo các chủ điểm cân vải tại xã Phúc Hòa (Tân Yên), giá vải bán tại các điểm cân dao động từ 22-28 nghìn đồng/kg; vải xuất sang Nhật Bản được thu mua với giá từ 30-35 nghìn đồng/kg Hiện vải sớm tại một số xã của huyện Lục Ngạn như: Phượng Sơn, Quý Sơn, Hồng Giang, Tân Mộc… đã chín rải rác. Trên địa bàn huyện Lục Ngạn cũng xuất hiện các điểm thu mua nhỏ lẻ và đóng gói vải thiều đưa vào các tỉnh miền Nam tiêu thụ với giá cao. Khảo sát cho thấy, giá vải sớm tại huyện Lục Ngạn trong những ngày này dao động từ 22 đến hơn 30 nghìn đồng/kg, tuỳ theo mã và chất lượng quả, cao gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm 2021. Việc mua, bán được diễn ra thuận lợi. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, hiện toàn tỉnh có hơn 6,7 nghìn ha vải sớm, tổng sản lượng khoảng 67 nghìn tấn. Do năm nay thời tiết lạnh kéo dài nên vải chín muộn hơn các năm trước gần nửa tháng, dự kiến thời gian thu hoạch từ ngày 25/5-15/6. Nhờ thời tiết mưa nhiều, lại được chăm sóc tốt nên các trà vải sớm của Bắc Giang năm nay có chất lượng cao, mã đẹp --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

1m
Dec 21, 2022
Bắc Giang thu gần 6.800 tỷ đồng từ vụ vải 2022

Vụ vải năm nay, tổng doanh thu của Bắc Giang đạt gần 6.800 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ vải thiều chiếm hơn 2/3, còn lại là từ các ngành phụ trợ. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2022, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ toàn tỉnh đạt trên 199.500 tấn; trong đó, vải chín sớm trên 61.000 tấn, vải chính vụ trên 138.500 tấn. Mặc dù trước những khó khăn, áp lực rất lớn trong xuất khẩu, giá vải thiều đầu và cuối vụ năm nay của Bắc Giang vẫn ở mức cao, giữa vụ được duy trì ổn định, giá bán vải thiều bình quân của cả vụ 2022 ước đạt 22.100 đồng/kg. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ vụ 2022 của tỉnh Bắc Giang ước đạt 6.785 tỷ đồng; trong đó, doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.411 tỷ đồng (cao hơn so với năm 2021 là 137 tỷ đồng), doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 2.374 tỷ đồng. Vải thiều Bắc Giang tiếp tục được mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa đạt trên 123.500 tấn, chiếm khoảng 61,9% tổng sản lượng tiêu thụ. Vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ khắp cả nước, với những địa phương tiêu thụ số lượng lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Huế... Ngoài ra, vải thiều có mặt tại hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối và chợ truyền thống thông qua các thương nhân, doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ.... và trên các sàn thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế như; bán trực tuyến trên nền tảng online, mạng xã hội. Vải thiều Bắc Giang đã khẳng định được thương hiệu, định vị được giá trị tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu vụ năm nay đạt trên 75.900 tấn, chiếm 38,1% tổng sản lượng tiêu thụ. Đặc biệt, vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia, khu vực như EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, một số nước Đông Nam Á, UAE và một số nước khu vực Trung Đông... Đáng chú ý, vụ vải năm nay, thị trường Nhật Bản, châu Âu đã được mở rộng cả về quy mô và sản lượng xuất khẩu. Giá vải thiều Bắc Giang xuất khẩu ổn định ở mức cao, dao động từ 30.000-55.000 đồng/kg, giá bán vải thiều tại một số thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, Australia và một số nước EU (Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan…) có giá bán rất cao và được tiêu thụ thuận lợi, dao động từ 350.000 - 550.000 đồng/kg tùy từng thị trường. Ngay từ lúc này, tỉnh đã lên kế hoạch cho vụ vải năm sau với mục tiêu mở rộng mô hình trồng vải không hạt và tiếp tục nghiên cứu nhân rộng diện tích vải hữu cơ. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

3m
Dec 08, 2022
Vải thiều Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới - VaisomPhuchoa.com

Những năm qua nông sản Việt đang có những bước tiến lớn trên thị trường xuất khẩu ra  thế giới, trong đó có Vải thiều trở thành một trong những nông sản xuất khẩu giá trị cao. Nhờ quá trình đàm phán, sự tham gia các hiệp định thương mại cũng như sự nâng cao chất lượng sản phẩm, vải thiều Việt Nam đã chinh phục nhiều thị trường khó tính trên thế giới,tiêu biểu như: THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN: Theo thông tin tổng hợp từ các đầu mối xuất nhập khẩu của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, dự kiến sẽ có khoảng 1.000 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang Nhật Bản trong mùa vụ năm nay. THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA: 100 tấn vải thiều Việt Nam sẽ đến Australia trong vài ngày tới. Nhằm kích cầu, quảng cáo kép, thương vụ Việt Nam tại Australia Tổ chức chương trình: “Mua một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, được trúng thưởng một sản phẩm nông nghiệp khác”. THỊ TRƯỜNG EU: Vải thiều là loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường EU. Đầu tháng 6/2021, lô thiều Lục Ngạn đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào EU theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Tổng quy mô thị trường nhập khẩu vải của Châu Âu được ước tính vào khoảng 20.000 đến 25.000 tấn hàng năm. Ngoài những thị trường khó tính, kim ngạch xuất khẩu vải thiều qua thị trường truyền thống như Trung Quốc vẫn rất ổn định, số liệu từ Sở Công Thương Bắc Giang, tính đến ngày 30/6, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được gần 213.000 tấn vải thiều, tương đương gần 99% tổng sản lượng vải thiều, vượt sản lượng dự kiến 29%. Trong đó, tỉnh Bắc Giang xuất khẩu gần 75.000 tấn vải thiều, trong đó thị trường chính là Trung Quốc chiếm gần 94%. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC CỦA VẢI THIỀU VIỆT NAM: Sau nhiều quá trình đàm phán, kết nối vải thiều Việt Nam đã đặt chân được tới nhiều quốc gia khó tính, đặc biệt khi Nông nghiệp Việt Nam đã tham gia rất sâu và trải dài 16 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết với các đối tác liên quan như CPTPP, EVFTA và những hiệp định này đã có tín hiệu tích cực, các mặt hàng của Việt Nam đã và đang tận hưởng những ưu đãi thuế quan… Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức, một khi thành công “đánh” vào các quốc gia này, giá trị, vị thế của vải thiều Việt Nam sẽ được nâng lên tầm cao mới, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu đi các nước khác. Ngoài ra sự phát triển của những sàn thương mại điện tử  đã đem lại cơ hội để trái vải Việt Nam tiến gần đến người tiêu dùng trên khắp thế giới. Dù đã có những bước tiến lớn nhưng Vải thiều Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu. Sự cạnh tranh từ vải thiều các nước khác, dịch Covid 19 cản trở, tiêu chuẩn cao của các thị trường khó tính, sự thay đổi của các chính sách nhập khẩu, thuế. Do vậy, trước tiên phía Việt Nam cần phải duy trì chất lượng quả vải sạch, đảm bảo giá thu mua, giá bán và giá xuất khẩu ổn định, đồng thời tích cực củng cố và đẩy mạnh nâng cao hình ảnh, thương hiệu hàng Việt Nam tại các thị trường khó tính, như vậy mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều Việt Nam đi khăp năm châu. Vải U hồng Tây Nguyên đã chứng minh là hướng đi mới đầy hiệu quả cho bà con nông dân. Để  thành công với giống vải đầy triển vọng này, Bà con cần trang bị cho mình giống cây thật chất lượng và hơn hết là những chia sẻ kỹ thuật đến từ chính chủ nhân của vườn vải đã thành công. Thao Oanh Farm tự hào cung cấp giống cây vải U hồng chất lượng, được chính tay chủ vườn chiết cẩn thận từ chính những gốc cây khỏe mạnh, đang cho thu hoạch cao. Bên cạnh đó chúng tôi cũng cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật từ chính chủ vườn và những người đã trồng thành công qua Group và Fanpage Thao Oanh Farm. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

2m
Dec 05, 2022
Vải sớm Phúc Hòa được mùa, nông dân phấn khởi - VaisomPhucHoa

LNV - Vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) bắt đầu thu hoạch. Năm nay thời tiết thuận lợi, tình hình dịch bệnh Covid-19 bớt căng thẳng, người dân dự kiến vải sẽ được mùa, quả đạt chất lượng nhờ chăm sóc theo quy chuẩn VietGAP. VẢI SỚM MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH CHO NGƯỜI DÂN PHÚC HÒA Đến thăm vùng trồng vải sớm của xã Phúc Hòa, thời điểm này, khắp các khu vườn, triền đồi, người dân đang tập trung chăm sóc những cây vải thiều sớm. Hiện vải đang đậu quả và lớn nhanh từng ngày để chuẩn bị cho vụ mùa vải sớm sắp tới. Ghé thăm một hộ trồng vải là ông Đặng Văn Ngư (59 tuổi) tại thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa, ông Ngư cho biết: “Năm nay tỷ lệ đậu quả tương đối tốt, dự kiến vải sẽ được mùa. Khác với năm trước, do Covid-19 vải được mùa nhưng giá thấp, tiền thuê nhân công đắt, khó khăn trong đi lại và mua bán do lệnh phong tỏa. Năm nay, khi dịch bệnh dần bị đẩy lùi và được sự tích cực quan tâm của chính quyền địa phương về đầu ra cho sản phẩm thì chúng tôi tin là vải năm nay sẽ bội thu hơn.” Với quy mô vườn vải sớm 3000m2 trồng theo quy chuẩn VietGAP, với giá bán đầu mùa dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, gia đình ông Đặng Văn Ngư dự sẽ thu về lợi nhuận từ 200 - 250 triệu đồng trong mùa vải năm nay. Tuy nhiên, để vải đạt chất lượng tốt nhất khi vào mùa, ông Ngư cũng như các nhà vườn khác ở Phúc Hòa sẽ phải lưu ý theo dõi cẩn thận hơn, sớm phát hiện các loại sâu bệnh nếu có và bón thêm phân cần thiết cho cây sinh trưởng tốt. Theo các nhà vườn, hiện vải Phúc Hòa được thương lái ưu tiên thu mua bởi đây là giống vải u hồng có quả to, mọng, cuống gồ, vị ngọt, hạt tương đối bé. Quan trọng nhất là vải sớm Phúc Hòa tạo ra trái vải có mẫu mã, màu sắc đẹp mắt và được thị trường ưa thích. Được biệt, trước đây xã Phúc Hòa cũng trồng cả hai loại vải sớm và vải muộn, tuy nhiên vải muộn khó chăm sóc hơn, lại trồng không tập trung nên đầu ra gặp khó khăn. Vải muộn của Phúc Hòa cũng kém cạnh tranh so với các nơi trồng vải khác như ở Lục Ngạn. Vì vậy, người dân sớm chuyển đổi và trồng hoàn toàn giống vải sớm, tạo ra vùng sản xuất lớn thu hút người thu mua vải vào đầu mùa. Theo báo cáo của UBND huyện Tân Yên, hiện trên địa bản đang có 1160 ha vải sớm vải sớm, trong đó có 350 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong năm nay diện tích sản xuất vải xuất khẩu sang Nhật và các nước Mỹ, EU Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên Ngô Quốc Hưng cho biết: Để việc tiêu thụ vải được thuận lợi, ngay từ đầu vụ UBND huyện đã triển khai kế hoạch xúc tiến quảng bá giới thiệu sản phẩm vải thiều chín sớm. Cam kết thực hiện cung ứng sản phẩm vải thiều chín sớm chính hiệu có chất lượng tốt nhất, an toàn nhất cho các doanh nghiệp ký kết tiêu thụ. Thời gian tới, huyện Tân Yên sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng cải tạo, mở rộng diện tích sản xuất cây ăn quả có giá trị cao, mở rộng diện tích sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm quả đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cấp mẫu mã bao bì quảng bá, giới thiệu sản phẩm quả, kết quả. Huyện tiếp tục duy trì và mở rộng vùng sản xuất vải sớm đạt tiêu chuẩn GlobalGap, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ tại xã Phúc Hòa. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

3m
Dec 01, 2022
Mẹo chọn mua vải thiều tươi ngon, không sâu đầu - Vải Sớm Phúc Hòa

VẢI LÀ LOẠI QUẢ ĐƯỢC ƯA CHUỘNG VÀO MÙA HÈ BỞI VỊ NGỌT THANH VÀ TÍNH GIẢI KHÁT CAO DỄ KHIẾN NHIỀU NGƯỜI MÊ MẪN. TUY NHIÊN VẢI THƯỜNG BỊ TÌNH TRẠNG SÂU ĐẦU VÀ ÚNG BÊN TRONG NẾU CHỊ EM KHÔNG ĐỂ Ý THÌ SẼ DỄ DÀNG MUA NHẦM NHỮNG QUẢ VẢI NÀY. MẸO CHỌN MUA VẢI THIỀU TƯƠI NGON, KHÔNG SÂU ĐẦU QUAN SÁT VỎ BÊN NGOÀI VẢI THIỀU NGON https://vaisomphuchoa.blubrry.net/và chín tới sẽ có vỏ mỏng màu hồng đỏ, quả tròn đều, có gai nhẵn. Cần chú ý đến cành quả vải phải nhỏ, dẻo, còn dính cứng vào quả  thì vải mới tươi. Tránh mua những quả vải vỏ khô hơi xám, có các đốm nâu ở cuống vì dễ bị sâu đầu. Nên chọn những chùm vải còn tươi dựa vào màu sắc đồng đều của chùm quả, phần cành dính vào quả và lá vẫn còn xanh tươi. Không nên chọn mua những chùm vải có cành bị khô, héo, dễ gãy hay lá đã khô, không còn tươi. DÙNG TAY NẮN THỬ Chị em có thể dùng tay nắn thử để kiểm tra vải một cách dễ dàng. Vải còn tươi khi sờ vào sẽ có độ đàn hồi tốt, chắc tay. Đối với những quả vải để quá lâu sẽ mất tính đàn hồi, khi sờ nắn vỏ vải có thể bị rách hoặc lún sâu không trở lại trạng thái ban đầu. NGỬI THỬ Vải có hương thơm đặc trưng nên sẽ rất dễ dàng cho chị em nhận biết. Vải tươi thường có hương thơm thanh nhẹ, không quá đậm. Đối với những quả có mùi quá đậm, mùi chua lên men, mùi lạ thì chị em không nên lựa chọn vì có thể vải đã bị úng hoặc để nhiều ngày. BÓC VỎ Khi lựa vải, đặc biệt là vải chùm chị em nên bóc vỏ 2 đến 3 quả để kiểm tra chất lượng thịt vải bằng cách: __ __ HƯƠNG VỊ Mẹo cho chị em chọn vải thiều ngon ngọt, không bị sâu đầu là nên bóc 1-2 quả vải để nếm thử. Vải ngon phải có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng. Vải thiều có cùi dày, hạt nhỏ và vị ngọt hơn so với vải lai. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

2m
Dec 01, 2022
Vải thiều tháng mấy là đúng vụ? - Vải Sớm Phúc Hòa

Tùy vào giống, điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc mà thời điểm thu hoạch vải thiều sẽ khác nhau. Vậy VẢI THIỀU THÁNG MẤY là chính vụ? Và cách nào để chọn được những quả vải thiều ngon. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. VẢI THIỀU THÁNG MẤY LÀ ĐÚNG VỤ? Thông thường mùa vải thiều ở Bắc Giang sẽ kéo dài hơn một tháng. Bắt đầu từ giữa tháng 5 và sẽ kết thúc vào đầu tháng 7. Thời điểm giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là mùa thu hoạch chính trong năm. Người dân trồng vải gọi đây là vải chính vụ. Mùa vải thiều năm 2021 là mùa đặc biệt của bà con Bắc Giang. Dịch COVID-19 khiến các hoạt động sản xuất và thu hoạch gặp không ít khó khăn. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia, vải thiều Bắc Giang đã gỡ được bài toán tiêu thụ. Vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu… Với sự giúp sức từ phía Nhật Bản, vải thiều Lục Ngạn đã xuất hiện tại các siêu thị Nhật Bản với giá 500.000 đồng/kg. Vải thiều Lục Ngạn đã đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển. Việc đưa loại nông sản ra các thị trường khó tính trên thế giới sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đặc biệt vải thiều Lục Ngạn trở thành loại trái cây đặc sản. Góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. BÍ QUYẾT CHỌN VẢI NGON ĐÚNG VỤ – VẢI THIỀU THÁNG MẤY ĐÚNG VỤ? Vải thiều là loại quả nhiệt đới, có vị ngọt thanh. Nhiều khách hàng ở xứ lạnh vô cùng yêu thích loại quả này. Vải thiều tiếng anh là gì? Vải thiều tên tiếng anh được dịch từ chữ Lệ Chi (tên Hán Việt của vải thiều), gọi là lychee. Nếu đang ở xứ lạnh, giá vải thiều nhập khẩu có thể lên tới vài nghìn đến vài chục nghìn đồng mỗi quả. Tuy đắt đỏ nhưng không phải bao giờ bạn cũng chọn được những quả vải tươi ngon. Hãy xem những cách chọn vải thiều được hướng dẫn dưới đây bạn nhé! DÙNG MẮT QUAN SÁT Quả vải ngon phải tuân thủ theo các tiêu chí sau: __ __ DÙNG TAY NẮN NGOÀI DÙNG MẮT, CHÚNG TA CÓ THỂ DÙNG TAY NẮN THỬ. TRÁI VẢI TƯƠI LUÔN CÓ ĐỘ ĐÀN HỒI, MỀM NHƯNG SĂN CHẮC. KHÔNG CÓ NHỮNG ĐIỂM NÀY NGHĨA LÀ VẢI CHƯA CHÍN TỚI HOẶC ĐỂ QUÁ LÂU. VÌ THẾ, KHI MUA, TRÁNH CHỌN QUẢ VẢI QUÁ CỨNG HOẶC QUÁ MỀM BẠN NHÉ! DÙNG MŨI NGỬI NGỬI THỬ CŨNG LÀ CÁCH ĐỂ BIẾT ĐƯỢC TRÁI VẢI CÓ CÒN TƯƠI HAY KHÔNG. VẢI TƯƠI THƯỜNG CÓ MÙI THƠM NHẸ. NẾU NGỬI THẤY CÓ MÙI CHUA HOẶC LÊN MEN THÌ KHÔNG NÊN MUA VÌ ĐÓ LÀ NHỮNG QUẢ ĐÃ HỎNG. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

3m
Nov 30, 2022
Kinh nghiệm trồng cây vải thiều quả sai, không sâu bệnh - Vải Sớm Phúc Hòa

Vải là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vải thiều được trồng nhiều nhất ở Lục Ngạn Bắc Giang cho năng suất cao suốt nhiều năm qua. Đây được xem là giải pháp tăng trưởng kinh tế của người dân ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây vải thiều và có quy trình chăm sóc vải thiều hợp lý, bà con nông dân có thể trồng vải thiều ở mọi nơi trên đất nước với mức năng suất cao nhất. CÁC GIỐNG VẢI Vải thiều Thanh Hà: Quả gần tròn, vỏ quả đỏ vàng, quả nhỏ, trọng lượng 15-20gr/ quả, hạt lép, tỷ lệ cùi/quả 74%, ráo nước, ngọt thanh, thơm, hơi có vị chua, chín vào tháng 6, tính ổn định cao. Vải thiều Phú Hộ: có 2 dạng quả, quả nhọn, hạt lép và quả tròn hạt to. Vỏ quả đỏ thắm, quả to, trọng lượng quả 30gr/quả, tỷ lệ cùi/quả 70%, ráo nước, chín sớm hơn vải Thanh Hà 5-7 ngày. Vải Xuân Đỉnh: Đặc điểm gần giống vải Thanh Hà, quả to hơn, vỏ quả màu đỏ thắm, chất lượng ngon. CHỌN ĐẤT Cây vải không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày, tuy nhiên đối với trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao. Đối với đất đồi, trồng vải phải chọn nơi có độ dốc thấp dưới 250C, nhất thiết phải trồng theo đường đồng mức và phải có băng cây chống xói mòn. THỜI VỤ TRỒNG Cây được trồng vào 2 vụ chính đó là vụ xuân và vụ thu. Thường vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4, và vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hằng năm.  Mật độ trồng: 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 4m. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

5m
Nov 30, 2022
Bệnh vàng lá ở vải sử lý như thế nào? - Vải Sớm Phúc Hòa

BỆNH VÀNG LÁ Ở VẢI Đa số các loại cây trồng rất nhạy cảm, đặc biệt là các loại cây ăn quả như vải. Trước sự biến đổi của thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm lúc giao mùa, cây trồng rất dễ bị vàng lá, nhất là thời điểm cuối mùa mưa đầu mùa nắng. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng cây bị vàng lá như: __ __ TOP 3 LOẠI THUỐC TRỪ VÀNG LÁ Ở VẢI ĐƯỢC TIN DÙNG Vàng lá ở vải có thể gây hại trực tiếp lên cây vải, làm giảm năng suất và chất lượng của cây. Vì vậy, bà con cần có những biện pháp thích hợp nhằm diệt trừ triệt để vàng lá ở vải. Để giúp bà con giải quyết vấn đề này, Agriviet đã đưa ra 3 loại thuốc trừ vàng lá ở vải được các kỹ sư nông nghiệp khuyên dùng. THUỐC TRỪ VÀNG LÁ Ở VẢI BINHNAVIL 50SC Binhnavil 50SC là thuốc trừ bệnh có tác động nội hấp, lưu dẫn mạnh, phổ tác dụng rộng. Thuốc có khả năng phòng ngừa hữu hiệu bệnh vàng lá, đốm vằn, đạo ôn, lem lép hạt trên lúa…. LIỀU LƯỢNG:0.4 – 0.5 lít/ha CÁCH DÙNG: Lượng nước phun 400 – 800 lít/ha. Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10% GIÁ THAM KHẢO: Liên hệ THUỐC TRỪ VÀNG LÁ Ở VẢI ACTINOVATE 1SP Actinovate 1SP là sản phẩm sinh học chứa (1x107CFU/gr) khoảng 1 tỷ đơn vị vi khuẩn có ích là Streptomyces lydicus WYEC 108, đặc trị vàng lá ở vải. Thuốc phát triển những khuẩn lạc cố định tại tất cả các rễ mà cây trồng tiết ra chất kháng sinh giúp tiêu hủy màng tế bào sợi nấm. Đồng thời tiết ra các enzyme phân hủy protein, tinh bột, đường của bào tử nấm bệnh. LIỀU LƯỢNG:5g/8 lít nước phun cho 250m2 CÁCH DÙNG: Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện. Lượng nước phun 320 lít/ha GIÁ BÁN:Liên hệ THUỐC ACTINO-IRON 1.3SP ĐIỀU TRỊ VÀNG LÁ Ở VẢI Với 3 thành phần chính là Streptomyces lydicus WYEC 108 1.3%, Fe 21.9% và Humic acid 47%, Actino-Iron 1.3SP là thuốc điều trị vàng lá ở vải hiệu quả mạnh. Ngoài ra, thuốc cũng được đăng kí điều trị một số loại bệnh và sâu hại khác như thán thư, mốc xám, sương mai, thối trái,… LIỀU LƯỢNG:4g/8 lít nước phun cho 250m2 CÁCH DÙNG: Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện. Lượng nước phun 320 lít/ha GIÁ BÁN: Liên hệ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VÀNG LÁ Ở VẢI __ __ MUA  LOẠI THUỐC TRỪ VÀNG LÁ Ở VẢI HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY Ở ĐÂU? Bạn đọc có thể đặt muaDANH SÁCH 3 LOẠI THUỐC TRỪ VÀNG LÁ Ở VẢI hiệu quả nhất hiện nay ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các hiệu thuốc bảo vệ thực vật gần hoặc tiện nhất.  --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

4m
Nov 30, 2022
Kỹ thuật xử lý và chăm sóc vải thiều ra quả trên thân cây - Vải Sớm Phúc Hòa

1. Tuổi cây: Nên áp dụng đối với những vườn vải có nhiều năm tuổi (trên 20 năm tuổi). Vì cây vải nhiều năm tuổi sinh trưởng, phát triển yếu, các đợt lộc ra không đều, thường xuyên xảy ra mất mùa; hoặc tỷ lệ ra hoa, đậu quả ít, ra quả từng vế, ra quả cách năm, quả nhỏ, lá nhiều, ít quả trên chùm, mẫu mã quả xấu, khó chăm sóc, giá trị sản phẩm không cao, năng suất thấp… 2. Các biện pháp kỹ thuật cần thiết * Cắt tỉa: đây là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng, thường thực hiện làm 2 đợt chính. - Đợt 1: Ngay sau khi thu hoạch vải thiều xong, tiến hành cắt tỉa cành tạo tán; Đối với cây vải năm đầu tiên áp dụng cho ra quả trên thân thì tiến hành cắt thưa loại bỏ cành hư, cành vô hiệu, cắt đầu nhánh đã cho thu hoạch quả, tạo thông thoáng có ánh nắng chiếu vào mầm lộc trên thân để tán lá trong thân quang hợp, không nên đốn sâu ngay năm đầu. Đối với các cây đã áp dụng ra quả trên thân từ năm trước thì tiến hành cắt tỉa thưa bớt các cành đã cho thu hoạch tạo sự thoáng đãng cho cây và cho các mầm lộc mới sinh trưởng đều trên thân. - Đợt 2: Sau khi cây ra đủ 2 lần lộc, cây khỏe có thể 3 lần lộc vào tháng 10, 11, thời điểm này tiến hành cắt tỉa những cành tăm, nhỏ và kém phát triển ở thân cây để lại những trồi lộc mập tạo điều kiện cho việc phân hóa ra hoa trên thân và khả năng đậu quả đạt kết quả cao, thuận tiện cho việc chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh và thu hoạch được thực hiện dễ dàng hơn. * Khoanh cành: là biện pháp kỹ thuật không cho vải ra lộc vào vụ Đông, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa, nhiệt độ ấm áp… - Về dụng cụ để khoanh cành: dùng lưỡi cưa ngắn hoặc liềm chấu tự chế, (hoặc đồ chuyên dùng) để tiến hành khoanh, khi khanh cần lưu ý khoanh đều hết phần vỏ cây đến phần gỗ trắng của thân cây thì thôi, khoanh tạo thành hình tròn quanh thân. Tùy vào tuổi của cây và sự sinh trưởng và phát triển của cây để tiến hành khoanh sao cho phù hợp (khoanh rộng vành hơn đối với các cây khỏe và mịn hơn đối với các cây yếu). - Về thời gian tiến hành khoanh: Từ 25/11 đến 10/12 và khi khoanh phải quan sát lá và sự sinh trưởng và phát triển của từng cây để tiến hành khoanh cho phù hợp. * Bón phân: Việc bón phân được tiến hành thành 3 - 4 đợt tùy vào khả năng sinh trưởng và phát triển của cây: + Đợt 1: Bón thúc lộc, Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành, tạo tán xong, cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng cây đã nuôi hoa, quả, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (sinh trưởng được 2-3 đợt lộc thành thục trước khi khoanh cành). Kỹ thuật bón phân cho cây vải: dùng cuốc tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 15 – 20 cm, sâu khoảng 10-15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại, bảo đảm cho phân bón phát huy hiệu quả cao nhất. Phân bón cho cây vải thời kỳ này, dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (Hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón cho cây trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%). Tùy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải sinh trưởng, phát triển tốt. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

7m
Nov 30, 2022
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vải thiều sau thu hoạch

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẢI THIỀU SAU THU HOẠCH Bước 1: Tỉa cành, tạo tán cho cây vải Cây vải thiều sau khi thu hoạch quả xong, cành lá thường lởm xởm. Bà con cần dùng kéo cắt cành hoặc dao phát để tỉa những cành tăm, cành vượt tán, cành bị ớm (không có điều kiện cho quả) và tuỳ từng độ cao của cây vải ta có thể hạ thấp những cành trên ngọn xuống để tiện cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch quả sau này. Biện pháp tỉa cành cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để tạo tán cho cây vải theo hình mâm xôi hoặc hình chiếc bánh dầy, nhằm chuẩn bị đón đợt lộc đầu tiên. Yêu cầu cây vải sau khi được tỉa xong, bảo đảm độ thoáng giữa cách cành, nhằm hạn chế sâu bệnh phát triển. Bước 2: Vệ sinh vườn Cùng với biện pháp tỉa cành, bà con nông dân cần thực hiện ngay việc rọn rác dưới gốc vải thiều. Dùng chổi hoặc cào để rọn sạch những cành lá vải rụng dưới gốc, đem thu gom vào một góc vườn rồi đốt đi nhằm hạn chế mần sâu bệnh phát triển. Đối với những vườn vải thiều ở dưới thấp, bà còn cần tạo lại các rãnh thoát nước trong vườn vải, bảo đảm cho nước dốc, tránh tình trạng cho cây vải bị chết rút. Bước 3: Bón phân cho cây vải Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành tạo tán xong, chúng ta cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng đó, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (phát sinh được ba đợt lộc tính từ khi thu hoạch quả đến lúc ra hoa). Kỹ thuật bón phân cho cây vải. Bà con dùng quốc tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 20 – 30 cm, sâu khoảng 15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại, bảo đảm cho phân bón phát huy hiệu quả cao nhất. Phân bón cho cây vải thời kỳ này, dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (Hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón cho cây trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%). Tuy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải phát triển bền đẹp. Bước 3: Phòng trừ sâu bệnh Cây vải thiều sau khi đã được tỉa cành, tạo tán và bón phân xong, chờ một khoảng thời gian ngắn sau sẽ phát sinh đợt lộc đầu tiên. Trong khoảng thời gian cây phát sinh lộc, bà con cần thường xuyên theo dõi vườn vải nhằm sớm phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại. Tuỳ từng đối tượng sâu bệnh gây hại, ta có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để phòng trừ hiệu quả. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

3m
Nov 30, 2022
Cách Xử Lí Để Cây Vải Ra Quả Sớm - Vải Sớm Phúc Hòa

Trong chính vụ thì giá vải xuống rất thấp dẫn tới tình trạng nhiều gia đình được mùa mà tổng giá sau thu hoạch không được bao nhiêu. Vải cho thu hoạch sớm vào thượng và trung tuần tháng 5 thường bán được giá hơn vải chính vụ. Vì vậy, một số bà con ở thôn Đìa, Phúc Hòa, Tân Yên (Bắc Giang) có sáng kiến điều khiển vải thiều ra quả chín sớm, cho thu nhập cao.Để giúp bà con trồng vải tăng thu nhập, chúng tôi trình bày kinh nghiệm cho vải thiều ra hoa quả sớm của một số hộ nông dân trồng vải thiều huyện Tân Yên. BƯỚC 1:CHỌN CÂY TÁC ĐỘNG: Cần chọn những cây vải có ít nhất 7 năm tuổi, ra được 3 vụ quả ổn định trở lên, ổn định về mặt di truyền, chủ động tưới tiêu và phân bón thì tác động kỹ thuật mới cho hiệu quả cao. BƯỚC 2: BÓN THÚC SỚM CHO LỘC HÈ: Cần chủ động bón sớm ngay sau khi thu quả. Bón phân khi đất được tưới ẩm 70-80%. Lượng bón cho một cây gồm phân chuồng 30-50kg; phân lân super Lâm Thao 1-3kg; urê 0,2-1kg; kali clorua 0,1-0,5kg, tỷ lệ bón N:K=2:1 để kích thích ra lộc. Bón sâu 10cm thành 4-6 hốc quanh tán cây. Kết hợp với tỉa cành lá, cành võng, cành bị sâu, bệnh hại. BƯỚC 3:BÓN THÚC SỚM CHO LỘC THU: Cần bón phân điều chỉnh sao cho lộc thu ra kết thúc trước 15 tháng 11 hàng năm. Bón phân thúc lộc thu vào tháng 9 sau khi lộc hè đã thành thục. Lượng phân đạm và kali bón bằng 1/2 lượng thúc lộc hè, kết hợp đốn, tỉa bỏ cành tược (cành vượt) trong tán. Lộc thu chỉ nên bón đối với những cây dưới 15 năm tuổi, có biểu hiện thiếu phân, sinh trưởng kém, lá có màu xanh vàng. BƯỚC 4: HẠN CHẾ LỘC ĐÔNG Nếu cây vải ra lộc đông thì sẽ không ra hoa, ra quả vụ xuân. Cần có biện pháp hạn chế cây ra lộc đông (chú ý đặc biệt với những cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt) bằng cách: – Cuốc rãnh sâu 35-40cm, rộng 20-30cm quanh hình chiếu tán cây nhằm làm đứt bớt bộ rễ hút, hạn chế dinh dưỡng, làm cây “bị chột” không ra được lộc đông. – Tiến hành khoanh vỏ trên thân cành. Dùng dao sắc cưa vành khăn từ 1 đến 4 vòng quanh thân cành (chú ý để một cành không khoanh vỏ, nối liền lá với thân và bộ rễ để cung cấp thức ăn hạn chế cho cây) nhằm làm giảm quá trình luân chuyển giữa phân khoáng, nước và chất hữu cơ, có tác dụng hạn chế quá trình phát lộc đông. BƯỚC 5: DIỆT LỘC ĐÔNG SỚM: Muốn vải thiều ra hoa, quả sớm cần tiến hành diệt lộc đông sớm, những lộc đông ra sau tháng 10, 11 cần dùng hoá chất để hạn chế. Có nhiều loại hoá chất ngăn cản lộc non phát triển như nước muối ăn (NaCl), nước phân đạm, kali, thuốc diệt cỏ… Theo kinh nghiệm của nông dân Hiệp Hoà, tốt nhất nên dùng Ethrell (C2H4) có trong thuốc dấm hoa quả của Trung Quốc. Chất Ethrell dùng với nồng độ vừa phải, có tác dụng làm thui lộc non, không ảnh hưởng tới các lá bánh tẻ, lá đã sinh trưởng thành thục như một số hoá chất khác. Dùng 3-4 lọ thuốc dấm hoa quả (15-20ml), nếu trời ấm phun 15ml, trời lạnh phun 20ml, pha với 10 lít nước, phun thẳng vào lộc non giai đoạn lá chưa thành thục (lộc và lá non có màu phớt hồng) kết hợp với phun thuốc kích phát tố hoa trái Thiên Nông cho vải 3 lần trong tháng 1, mỗi lần cách nhau 8-10 ngày. Chỉ tiến hành tưới ẩm, bón phân thúc cho vải khi thấy nhú mầm hoa ở nách lá đầu cành (vào tháng 1). Cây vải sẽ nở hoa vào thượng tuần tháng 2, cho thu hoạch vào thượng và trung tuần tháng 5 như ý muốn. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

4m
Nov 30, 2022
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Vải Thiều - Vải Sớm Phúc Hòa

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY VẢI THIỀU: Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa Drury): - Phòng trừ: + Vụ đông, rung cây vào buổi sáng sớm khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt. + Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ + Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Dipterex 0,3%; Sherpa 0,2%. Sâu đục đầu quả (Conopomopha sinensis Bradley): - Phòng trừ: + Quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu + Khống chế lộc đông. + Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 - 20 ngày bằng Regent 0,05% để phòng trừ. Rệp hại hoa, quả non (Ceroplastes ceriferus Anderson): - Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non như Trebon 0,2%; Sherpa 0,2% phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 – 7 ngày vào lúc chiều mát. Sâu đục thân cành (Apriona germani Hope): - Phòng trừ: + Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non + Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng + Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 0,1%; Sumicidin 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu. Ngài chích hút (Lagoptera dotata Fabricius): - Phòng trừ: + Xông khói xua đuổi + Bẫy ngài bằng lồng lưới + Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% + dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít (100m2/1 bả). Nhện lông nhung hại vải (Eriophyes litchii Keifer): - Phòng trừ: + Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện. + Sử dụng thuốc: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1% có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ. Câu cấu hại vải (Xanthochellus sp): - Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%; Sumicidin 0,1%, supraside 0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm. Bệnh mốc sương (Pseudoreronospora sp): - Phòng trừ: + Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất hiện bệnh trên hoa quả, dùng Ridomil MZ-72 (0,2%) để phòng trừ. Bệnh sém mép lá (Gloeosporium sp): - Phòng trừ: + Cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan nguồn bệnh. + Phun Boocdo 1%, Ridomil MZ-72 0,2%. Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz.) - Phòng trừ: + Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và tiêu hủy. + Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Score 0,05%, Oxiclorua Đồng 0,3%, Bavistin 0,1% --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

3m
Nov 30, 2022
Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây vải thiều - Vải sớm Phúc Hòa

Vải là loại quả mang giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vải thiều thường được trồng nhiều tại Hải Dương và Bắc Giang, đem lại năng suất cao trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nếu vận dụng đúng kỹ thuật trồng cây vải thiều và quy trình chăm sóc hợp lý, bà con nông dân hoàn toàn có thể trồng vải thiều ở mọi nơi trên đất nước mà vẫn đạt năng suất tối đa. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệuKỸ THUẬT TRỒNG CŨNG NHƯ CHĂM SÓC CÂY VẢI THIỀUmột cách chi tiết, rõ ràng để độc giả có thể tham khảo kỹ lưỡng. Cùng tìm hiểu nhé! CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG CÂY VẢI THIỀU CHỌN GIỐNG VẢI THIỀU PHÙ HỢP Trông cây vải thiều bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen với kích thước tối thiểu: 10 x 22cm, sở hữu sức tiếp hợp tốt, cành và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép phải được gỡ bỏ hoàn toàn dây ghép, bộ rễ phát triển và sinh trưởng tốt, không mang theo các loại sâu bệnh nguy hiểm. Đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 – 1 cm, cành ghép từ 0,5 – 0,7cm, chiều dài cành ghép khoảng 30 – 40 cm và có từ 2 – 3 cành cấp 1 trở lên. CHỌN ĐẤT Cây vải không kén đất, quan trọng là đất phải thoát nước, tầng đất dày. Đối với trồng bằng cành chiết, do rễ phát triển kém nên khi đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và đảm bảo cho cây khỏi lay gốc nhằm giúp tăng tỷ lệ sống sau trồng cao. Với đất đồi, cần chọn nơi có độ dốc thấp dưới 250C, phải trồng theo đường đồng mức và có băng cây chống xói mòn. THỜI VỤ TRỒNG Vải được trồng vào 2 vụ chính là vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân là vào tháng 3 – 4, vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hàng năm. Mật độ trồng là 400 cây/ha, khoảng cách trồng: 6m x 4m. KỸ THUẬT TRỒNG VẢI THIỀU ĐẠT CHUẨN LÀM ĐẤT VÀ ĐÀO HỐ TRỒNG Đất được lên luống nhằm dễ thoát nước và chống ngập úng. Khi cần phải xử lý các vấn đề tiềm ẩn từ đất như dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn, ngập úng… ảnh hưởng đến cây và sức khỏe người dùng, tổ chức hay cá nhân sản xuất phải tham khảo tư vấn từ các chuyên gia và cần ghi chép, lưu trong hồ sơ những biện pháp xử lý. Trong khu vực trồng vải, nên hạn chế chăn thả vật nuôi vì sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu cần thiết phải chăn nuôi thì nên có chuồng, trại cũng như các biện pháp xử lý chất thải để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch. Đào hố trồng vải cần dựa theo nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Kích thước hố thông thường là 0,8cm x 0,80m x 0,6cm (dài x rộng x sâu). Với vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước 1m x 1m x 0,8m. --- Send in a voice message: https://anchor.fm/vaisomphuchoa/message

5m
Nov 30, 2022