Kịch Bản Thị Trường BĐS Thời Gian Tới & Hành Động Của Những Kẻ Thức Thời!
JUN 15, 2020
Description Community
About
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 kéo theo rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế thì thị trường BĐS nói riêng cùng thị trường tài chính nói chung đang đi vào giai đoạn suy thoái. Thị trường tài chính đã có những phản ứng rất rõ ràng là hoảng sợ trong thời gian vừa qua, bán tống bán tháo đủ mọi cách. Còn ở Thị trường bất động sản thời điểm này về tổng thể tất cả các phân khúc đều có sự suy giảm về giá và giao dịch, đặc biệt ở phân khúc nặng tính đầu cơ. Nhưng để đánh giá mức độ ảnh hưởng lên bđs 1 cách rõ ràng thì cần chờ đợi trong thời gian tới làn sóng vỡ nợ. Khủng hoảng bđs 10 năm trước và hiện tại? Nếu các bạn theo dõi thị trường thì hoạt động không hiệu quả của gói kích cầu 10 năm trước đã đưa nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng trong cụ thể là trong năm 2012. Ở thời kỳ đó thì lạm phát bị đẩy lên rất cao lên hai con số, ngân hàng nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ. Lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng tăng rất cao, nhiều ngân hàng có mức lãi suất cho vay lên đến 24%/năm dẫn đến nợ xấu tăng mạnh. Lúc này rất nhiều nhà đầu tư hoảng loạn buộc phải bán tháo tài sản để trả nợ, dẫn đến giá bất động sản giảm mạnh từ 40% – 60%, nhiều phân khúc không có thanh khoản. Đến thời điểm 2019 sau gần 10 năm thì nền kinh tế đã phục hồi và phát triển trở lại. Riêng đối với lĩnh vực bất động sản thì thị trường đã ghi nhận sự gia tặng mạnh mẽ cả về thanh khoản và giá gần như ở tất cả các phân khúc( so với 10 năm trước đây). Bất động sản đã trở thành một kênh đầu tư quan trọng đối với đa số người dân và đóng góp quan trọng vào GDP.
Các bạn có hiểu điều này Ko? Dịch chỉ là thêm cớ để những bđs đó giảm sâu hơn thôi. Bất động sản nó có chu kì. Thậm chí là chu kì ở từng phân khúc chứ chưa nói đến chu kì trong từng địa phương. Các bạn hãy xem lại video chu kì của bđs mà tôi đã từng làm. Hãy xem đi, khi bạn đã hiểu bản chất rồi, thì sắp tới có thể sẽ là cơ hội cực lớn cho bạn làm giàu. Lại quay về bài toán kinh tế tổng thể Tính đến hết quý 1 - 2020, nền kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường kinh tế Việt Nam nói riêng đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ bệnh dịch Covid-19. Rõ ràng đây chính là một yếu tố bất ngờ đưa thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái suy thoái. Bất động sản kéo theo đó mà thị trường giảm mạnh thanh khoản. Nguyên nhân là do nguồn cầu từ giới đầu tư giảm mạnh. Phân khúc nhà phố cho thuê kinh doanh và mặt bằng thương mại, bđs nghỉ dưỡng là bị ảnh hưởng nhanh và mạnh nhất. Mặt bằng chung ở các doanh nghiệp ghi nhận tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2020 giữa thời dịch? Có 2 kịch bản sau: Kịch bản 1: * Dịch bệnh được kiểm soát trong thời gian tới và qua đi, nền kinh tế không ảnh hưởng nhiều để gây nên khủng hoảng. Các doanh nghiệp cầm cự tốt và vượt qua được giai đoạn này. * Nếu điều này sảy ra có thể dự báo thị trường bds sẽ ấm dần lên vào đầu năm 2021, lúc này các động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng, các Doanh nghiệp Bất động sản mở bán lại, các nhà đầu tư quay lại thị trường. * Hành động của nhà đầu tư trong kịch bản này là gì hãy tìm kiếm từ bây giờ, trả giá và đàm phán mức giá rẻ nhất rồi cứ để đó chưa cần mua vội, vì thanh khoản đang thấp nên Ko sao đâu, thời điểm chín mùi cụ thể là vào khoảng quý 4 - 2020 thì sàng lọc những bđs tốt nhất và xuống tiền. * Kịch bản 2: * Dịch bệnh tiếp tục kéo dài, tác động mạnh đến kinh tế, các tổ chức và doanh nghiệp hết cầm cự nổi tạo nên làn sóng vỡ nợ và gây ra khủng hoảng cực lớn toàn cầu. Như vậy thị trường Bất động sản sẽ giảm giá rất mạnh thậm chí là đóng băng. * * Các nhà đầu tư có vốn và đang giữ tỷ lệ tiền mặt cao thì sẽ có lợi thế rất lớn vào thời gian này, * Vẫn theo nguyên tắc trong video về chu kì bds. Khi mà thị trường bđs tồi tệ nhất hãy chịu khó đi tìm kiếm, chọn lựa những Bất động sản tốt nhất và chờ thời điểm mua vào với giá hợp lý lúc đó lời thời điểm rất dễ đàm phán nhất, giá Ko rẻ Ko mua kệ để đó tiếp, đợi 1 thời gian lại quay lại đàm phán, khi
Comments