Bộ óc thứ hai, còn được gọi là "Second Brain" trong tiếng Anh, là một hệ thống cá nhân để tổ chức, lưu trữ và tìm kiếm thông tin quan trọng. Nó giúp chúng ta không chỉ ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả mà còn tăng cường khả năng sáng tạo và quản lý công việc. Trong tập podcast ngày hôm nay hãy cũng mình tìm hiểu những điều cơ bản về "Second brain" nhé! #BASB #buildingasecondbrain
VPN hay Virtual Private Network có khả năng mã hoá dữ liệu, ẩn đi một số thông tin nhạy cảm đi vào hoặc ra từ các thiết bị kết nối khiến cho việc truy cập và sử dụng internet của người dùng được an toàn, bảo mật hơn. Nếu có thể hãy sử dụng VPN vì sự an toàn của bạn trên môi trường internet, nhất là mấy chỗ wifi công cộng như quán cafe, công viên, bệnh viện, đừng có dại mà giao dịch ngân hàng thông qua mấy cái mạng đấy, dễ bị tấn công, mất dữ liệu như chơi. Hãy dùng VPN cho nó bảo mật, nhưng tốt nhất, động đến tiền và internet thì nên dùng mạng nào tin tưởng nhất nhé. Vậy VPN là gì và cách nó hoạt động ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Xin lỗi các bạn vì chất lượng âm thanh khá tệ, do chúng mình chưa tìm được môi trường phù hợp để ghi âm, hiện tại chúng mình đang phải ghi âm chung với ếch nhái 😭😭😭 chúng mình sẽ cố gắng cải thiện trong những tập tiếp theo. Chúng ta hãy cũng nhau điểm qua một công thức Vật lý trước khi đi lặn ngụp tìm cách Sạc nhanh hoạt động nhé. Công suất bằng Hiệu điện thế nhân cho Cường độ dòng điện, hay P = U * I, công suất sẽ tăng khi Hiệu điện thế hoặc Cường độ dòng điện tăng. Nếu trên cục sạc của các có đề 3A/5V thì có nghĩa là cục sạc có công suất sạc 15W. Các bạn nắm được rồi đúng không? Chúng ta đi tiếp nhé. Một lần sạc nhanh sẽ trải qua 3 giai đoạn: __ __ Việc sạc nhanh phụ thuộc rất nhiều vào cục sạc và dây sạc, chúng ta không thể sạc nhanh nếu đầu tiếp nhận năng lượng chỉ hút lấy một ít năng lượng được. Hầu hết những cốc sạc nhanh đều to hơn những cục sạc bình thường do đây là nơi điều chỉnh dòng điện đi qua dây sạc để vào pin, một cốc sạc tốt sẽ giúp điều phối điện năng tốt, giúp sạc nhanh hơn, an toàn hơn và đảm bảo chất lượng hơn. Dây sạc tốt cũng vậy, nó sẽ giúp truyền tải năng lượng an toàn hơn, đảm bảo hơn.
Native hay Web-based app là loại ứng dụng phổ biến, trong tập podcast ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau so sánh, phân tích một chút những điểm tốt, những hạn chế còn có xung quanh hai loại này nhé. Native app, dịch ra sát tiếng Việt là Ứng dụng gốc là một chương trình phần mềm được phát triển để sử dụng trên một nền tảng hoặc thiết bị cụ thể. Vì dịch ra như vậy nó hơi ngược miệng mình nên mình sẽ chỉ gọi ứng dụng này là Native app nhé mọi người. Ứng dụng nền tảng Web, hay Web-based app là những ứng dụng có thể được truy cập và sử dụng bằng trình duyệt trên các thiết bị. Sau tất cả, chúng ta hãy cùng nhau tổng kết lại. Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy cùng nhau soi một ứng dụng cực nổi tiếng: Facebook Chúng ta có thể sử dụng được Facebook trên trình duyệt, chúng ta cũng có thể sử dụng Facebook trên ứng dụng điện thoại. Ta nói Facebook là ứng dụng Native cũng đúng và là Web-based app cũng đúng. Đặt 2 ứng dụng này lên bàn cân, chúng ta sẽ cùng so sánh chúng, Facebook app trên Android, iOS cho tốc độ truy cập nhanh hơn, vì chúng không cần tải lại tất cả những hình ảnh hay những dòng status, nó đơn thuần là đã lưu lại những thứ đó từ những lần truy cập trước của chúng ta, khi mở app, FB sẽ lôi chúng lên để hiển thị cho chúng ta cảm giác nhanh hơn nhiều, không cần chờ đợi. Bố cục, giao diện, màu sắc, hay cách thức hoạt động của FB cũng đã được lưu ở máy từ trước, trên cơ bản, bạn không cần phải chờ đợi bất kì một dữ liệu nào từ internet để có thể sử dụng FB ở một mức cơ bản. Tắt internet, bạn vẫn có thể sử dụng FB ở những tính năng không cần internet. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, tại sao không có internet thì xài FB làm gì? Đương nhiên là để chữa cháy cho những lần bạn vào nhà vệ sinh trong những khu thương mại nơi wifi bằng cách nào đó, không lọt được vào rồi 😵💫 Và đương nhiên, FB cũng là W-app, mỗi lần truy cập, chúng ta sẽ phải có internet vì FB cần tải hình ảnh Logo cũng hãng, hình ảnh các post, các dòng status và vân vân. Nói đến đây thì chắc các bạn đã hình dung và hiểu được sự khác nhau, cũng như những hạn chế của từng loại ứng dụng rồi đúng không nào. Nhưng đây chưa phải là toàn bộ, trái đất thì vẫn xoay và bản thân mình là một developer, trong thế giới của developer, cái gì khó quá thì chúng mình càng phải lười hơn. Khi viết một ứng dụng, điều quan trọng nhất vẫn là phải có người dùng, và để chạm đến nhiều người dùng hơn, giải pháp Web-based app là một hướng đi sáng lạng và ít tốn chi phí nhất, sau khi đã chạm đến được một cột mốc nào đó, chúng mình sẽ muốn sản phẩm chạy nhanh hơn, mượt hơn lúc này native app lại có lợi thế hơn, nhưng đồng thời cũng tốn kém hơn. Và những nền tảng giúp chúng mình code Cross-platform, đa nền tảng như Flutter hay React Native mang đến một giải pháp tươi sáng hơn, chúng tớ có thể viết một lần và có thể xuất ra cả web-app lẫn native app, giảm những ưu điểm của từng giải pháp một chút và giảm những nhược điểm đi một chút, các giải pháp này cố gắng dung hòa những điểm tốt và những điểm hạn chế của các loại ứng dụng kể trên.
Các bạn đang nghe podcast Cà phê công nghệ, nơi chúng ta có thể ngồi xuống, bàn về những công nghệ đang hot hoặc đang không hot hiện nay, các bạn đừng quên nhấn đăng kí để nhận được thông báo khi chúng mình ra podcast mới nhé. LTPO là công nghệ bảng nối đa năng giúp cho màn hình OLED có thể đạt được tốc độ làm tươi cao đồng thời tiết kiệm năng lượng do tính biến thiên của nó. Giả dụ như điện thoại của chúng ta có sử dụng công nghệ LTPO này, nó có thể điều chỉnh tốc độ làm mới từ 1Hz khi chỉ hiển thị Màn hình chờ, sau đó tăng lên 24Hz - 30Hz - 60Hz khi chúng ta xem video, khi chúng ta tương tác với điện thoại như vuốt, chạm kéo thả thì nó sẽ được đẩy lên 120Hz cho cảm giác mướt mườn mượt. Tất cả cộng với việc tiết kiệm năng lượng. Hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ thấy công nghệ này được ứng dụng nhiều hơn.
Tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng, và lượng ngân sách hiện có mà bạn có thể lựa chọn cho mình một loại màn hình với tấm nền phù hợp, để dễ dàng hơn cho các bạn thì mình có tổng kết một số nhận định ngắn về các loại tấm nền: __ __ Mình hy vọng thông qua podcast số hôm nay, các bạn nào có ý định lựa chọn cho mình một màn hình rời có thể kham khảo và đưa ra quyết định cho riêng mình.
Xin chào, hôm nay các bạn như thế nào rồi, mình mong là mọi người vẫn khỏe mạnh và an toàn. Và hôm nay chúng ta lại gặp nhau trong tập tiếp theo của podcast Cà phê công nghệ. Dạo gần đây, lâu lâu lướt web thì mình hay gặp cụm từ NFT, người này bán NFT được vài ngàn đô, một tấm hình Nyan Cat ở định dạng NFT được mua với giá 3.5 triệu đô, và nó còn không phải là thứ mà chúng ta có thể sờ được. (Mình kiểu như Ủa ? Ủa?) Ví như nó là một bức tranh, một kiệt tác nghệ thuật thì bằng cách nào đó, có lẽ mình sẽ hiểu được nhưng đằng này lại là một bức hình kĩ thuật số, như hàng trăm, hàng ngàn tấm hình trên internet, nói thật mình cảm thấy khó hiểu. Vì thế mà, tập podcast hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu NFT. NFT LÀ GÌ? NFT như một chuỗi số có thể đại diện cho bất cứ loại tài sản nào: một tài sản kỹ thuật số, tranh số, bản nhạc, tên miền, phiên bản tài sản thực được token hóa (đất đai, đồ vật sưu tập, tranh vẽ…) Để hiểu hết định nghĩa NFT (Non-fungible Token) là gì, cùng bóc tách từng từ ngữ trong khái niệm: __ __ TÍNH CHẤT CỦA NFT NFT trở nên đặc biệt nhờ 3 tính chất sau: __ __ NFT VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO? NFT là một dạng chữ ký số được lưu giữ trên blockchain, công nghệ tương tự cách mà tiền mã hóa (cryptocurrency) hoạt động. Các bằng chứng số (token) đại diện cho tài sản liên kết như tác phẩm nghệ thuật số đóng vai trò xác thực tài sản là duy nhất và là phiên bản gốc. Đó có thể là một file ảnh tĩnh, ảnh động, nhạc hay bất cứ loại tệp tin kỹ thuật số nào. NFTs ra đời như một phương pháp đăng ký quyền sở hữu đối với một tài sản đặc biệt, bao gồm tranh ảnh nghệ thuật, vật phẩm game… Tài sản số này trở thành một NFT khi nó được đánh dấu trên blockchain, nhờ đó nó được gán thêm một đoạn hash mã hóa đặt biệt. Khi đó tài sản được coi là đã được tokenized (xác thực số). Nhờ đó, bất kỳ ai cũng có thể xác minh được độ tin cậy của tài sản cũng như quyền sở hữu đối với tài sản đó, khiến cho việc làm giả tài sản đó trở nên bất khả thi. Một tài sản càng ít phổ biến thì tài sản đó càng có giá trị. Hãy nghĩ tới bức họa "Mona Lisa": bạn có thể sao chép ra một poster và dán nó lên tường, nhưng poster này tối đa chỉ có giá trị về cảm xúc đối với bạn, trong khi bức tranh gốc vẫn là duy nhất và có giá trị kinh tế vì độ hiếm của nó. NFT cho phép bạn xác thực quyền sở hữu bản gốc với một tài sản số ngay cả khi có hàng triệu bản sao khắp nơi trên mạng Internet.
Xin chào, hôm nay các bạn như thế nào rồi, mình mong là mọi người vẫn khỏe mạnh và an toàn. Hôm nay nhân dịp iPhone 13 chính thức mở bán, mình và các bạn sẽ cùng nhau tim hiểu một công nghệ có mặt trên iPhone kể từ iPhoneX, công nghệ giúp định hình chiếc iPhone như ngày nay. Và mình đang nói đến FaceID, (mình không biết nên dịch ra tiếng Việt như thế nào, Chứng minh thư gương mặt, hay Căn cước gương mặt, hay Công nghệ nhận diện khuôn mặt dựa trên những đặc tính riêng biệt nhằm tăng tính bảo mật, ... Nhưng chắc mình cũng không cần quá bận tâm vì dẫu sao thì cụm từ FaceID đã trở nên quá quen thuộc rồi), trong tập hôm nay, chúng mình hãy cùng tìm hiểu qua Công nghệ đã giúp Apple giới thiệu FaceID đến với iPhone - Infrared. Infrared hay còn được gọi là công nghệ Hồng ngoại, là một loại Bức xạ điện từ (trên cơ bản đó là một loại ánh sáng có lamda giao động trong khoảng từ 780 nm đến 1 mm, cho bạn nào chưa biết thì mắt thường có thể nhìn thấy ánh sáng có bước sóng lamda từ 380 đến 750 nm), nên Infrared là vô hình đối với mắt người, tuy nhiên vì nó là ánh sáng và bước sóng của nó cũng không quá đặc biệt, nó có thể được quay lại bởi một số máy camera chuyên dụng. OK, chúng ta đã phần nào hình dung được Infrared là như thế nào, vậy thì cách FaceID dùng infrared ra sao ghi nhận khuôn mặt của chúng ta? Để làm được điều này, cụm phần cứng cho FaceID, thứ nằm bên trong phần dãy đen trên màn hình - notch - đã chiếu thẳng lên mặt của chúng ta khoản 30,000 điểm, và cụm camera trước trên điện thoại dựa vào những điểm này để vẽ lên một bàn đồ về khuôn mặt của bạn, và lưu trữ nó. Để lần sau khi sử dụng, điện thoại sẽ đối chiếu với những thông tin này. Rồi, vậy thì FaceID an toàn hơn những phương pháp nhận dạng khuôn mặt chỉ qua hình ảnh bình thường như thế nào? Chính là nhờ những chấm đỏ từ tia hồng ngoại phát ra, một số lượng lớn thông tin có thể được thu thập, nhiều hơn rất nhiều so với việc chỉ dùng hình ảnh 2D bình thường. Đó có thể là thời gian những chấm hồng ngoại chạm đến mũi, má, cằm, trán của bạn và quay về, đó cũng có thể là khoảng cách tương đối giữa những chấm hồng ngoại, cách mà các chấm hồng ngoại được phản xạ lại đi chúng chạm đến da mặt của bạn, vân vân và mây mây, tóm lại nhờ những chấm đỏ vô hình này mà điện thoại có thể ghi nhận rất nhiều những thông tin khác nhau, đa phần trong số đó là những đặc điểm trên khuôn mặt bạn, ví dụ như mũi bạn cao hơn gò má bên trái bao nhiêu, cách mí mắt bên phải của bạn bao xa, độ bóng, nhờn của da bạn ở vùng trán như thế nào,... mình đang muốn nói những thông tin này là thông tin theo định dạng 3 chiều, cả dài rộng và sâu, điều mà một cái camera bình thường sẽ khó có thể cho kết quả tính toán chính xác như khi có hệ thống hồng ngoại. FaceID còn có thẻ nhận diện được khuôn mặt trong bóng tối, đây có lẽ là một điều hiển nhiên nếu như chúng ta đã biết Infrared là gì, vì bản thân infrared đã là ánh sáng rồi nên khi nó được phản xạ lại từ mặt của chúng ta thì trên cơ bản, đối với camera infrared, mặt chúng ta sáng không thu gì mặt trời. Vì thế nên, thiếu ánh sáng hay bóng tối, không phải là trở ngại quá lớn như những công nghệ nhận diện mặt 2D bình thường gặp phải. Và như vậy, việc Apple sử dụng Infrared cho FaceID đã định hình nên hình dạng của những chiếc iPhone ngày nay. Mong rằng thông qua tập podcast hôm nay, các bạn đã hiểu thêm về công nghệ Infrared. Còn bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những tập tiếp theo của Cafe Công nghệ, mọi người nhớ giữ sức khỏe nhé!
Trong thế giới smartphone, việc điện thoại được trang bị thiết bị nhận diện dấu vân tay đã không còn là điều xa lạ nữa. Vậy cách thức hoạt động của thiết bị này là như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé. Chào mừng các bạn đến với chương trình Cà phê công nghệ, nơi chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những công nghệ thú vị xung quanh. Dấu vân tay như chúng ta đều biết rằng nó là duy nhất cho mỗi người (ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại thì nhận định trên là đúng) vì thế việc dùng dấu vân tay để xác định danh tính của một người là chuyện hoàn toàn có lý. Thời gian trôi qua cùng với công nghệ phát triển, danh tính của một người trở thành một điều tối quan trọng, nó trở thành một loại tiền tệ trong thế giới mạng, và nó nên được bảo vệ cẩn thận. Bạn rút tiền từ một cây ATM, bạn dùng mã PIN, bạn muốn xác nhận một loại giấy tờ, bạn dùng chữ kí, bạn muốn chứng tỏ cho người khác thấy bạn chính là bạn, bạn xuất trình giấy căn cước hoặc CMND, đăng nhập vào một tài khoản trên mạng Internet, bạn dùng mật khẩu. Qua thời gian việc bảo mật trên những chiếc điện thoại thông minh trở nên thiết yếu vì ngày càng có nhiều thứ được lưu giữ trên smartphone, đứng trước nhu cầu thiết yếu này, những phương pháp định danh đã được đưa ra, đặt một mã PIN 4 - 6 số, thiết lập mật mã, nhưng tiện nhất, có lẽ vẫn là thông qua xác định dấu vân tay. Kể từ sự xuất hiện của Touch ID trên điện thoại Apple iPhone 5S, chúng ta đã thấy một sự chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ này.
One of the Vietnamese traditions for lunar new year