7 Cách Tạo Nội Dung Thú Vị Cho Kênh Podcast Hãy tham khảo 7 cách dưới đây giúp bạn nâng cấp nội dung của mình và tạo ra những tập podcast hay trong một thời gian dài sắp tới!
liulo
“Content is king”. Bất kể thế nào thì nội dung có giá trị luôn là nguyên nhân chính mang lại thành công cho bạn và chương trình podcast của bạn. 

Thành công lâu dài của podcast phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nội dung. Với vô số kênh podcast trên khắp thế giới, người nghe ngày càng có nhiều lựa chọn hơn về các chương trình mà họ dành thời gian và nếu bạn muốn nó là kênh của mình, bạn cần đảm bảo rằng nội dung của bạn khiến họ muốn quay lại hết tập này đến tập khác.

Nhưng chính xác thì làm cách nào để đảm bảo rằng nội dung tuyệt vời luôn tồn tại trên chương trình của bạn? Hãy tham khảo 7 cách dưới đây giúp bạn nâng cấp nội dung của mình và tạo ra những tập podcast hay trong một thời gian dài sắp tới! 

1. Hiểu rõ chủ đề của bạn
 


Đầu tiên và quan trọng nhất, nếu bạn định tạo “killer content" (Killer content: là sự tổng hòa của tính liên kết đến thương hiệu, tính thú vị của thông tin và đến từ sự thấu hiểu sâu sắc vấn đề của khách hàng, qua đó mang lại cho họ giải pháp thiết thực và khiến khách hàng tham gia, gắn kết) thì bạn phải hiểu rõ về chủ đề của mình. Điều này có nghĩa là bạn thực sự hiểu được điều gì là trọng tâm của chương trình. Bạn cần biết chủ đề của mình từ trong ra ngoài, trước và sau để tạo ra nội dung có giá trị đối với người nghe.

Mục tiêu cuối cùng của bạn trong việc hiểu chủ đề là trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực, thị trường của chính mình. Với bản thân, hãy trang bị đủ kiến thức, kinh nghiệm để có thể trở thành một người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực của mình. Điều đó giúp kênh podcast của bạn trở thành nguồn cung cấp kiến ​​thức hữu ích, nơi người nghe có thể tìm được đáp án cho bất kỳ câu hỏi hoặc truy vấn nào liên quan đến chủ đề của bạn.

Thành thạo chủ đề và tự nâng cấp mình là người có sức ảnh hưởng sẽ giúp bạn có một vị trí tuyệt vời để tạo ra nội dung có giá trị cao, hoàn toàn độc đáo và thú vị. Bạn cũng sẽ có thể truyền tải tất cả những điều này theo cách tự tin và hấp dẫn - một cách chắc chắn để giữ cho người nghe theo dõi từng tập chương trình của bạn.

2. Nhận thức được đối tượng người nghe của kênh



Đi đôi với việc hiểu rõ chủ đề là bạn nên có nhận thức rõ ràng về đối tượng người nghe kênh của mình. Việc này cho phép bạn tạo ra nội dung trực tiếp thu hút sở thích, mong muốn và đáp ứng nhu cầu tìm nghe của thính giả. 

Vậy làm thế nào để biết được thính giả của mình? Bạn có thể có được thông tin này bằng cách xác định nhân khẩu học, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, mối quan hệ, sở thích... Bên cạnh nhân khẩu học, bạn cũng nên tìm hiểu xem điều gì khiến khán giả của bạn chú ý, điều gì khiến họ cảm thấy thực sự có ý nghĩa và họ đam mê điều gì? Dựa vào đó, bạn có thể điều chỉnh chương trình của mình thành câu trả lời bằng cách tạo nội dung đáp ứng nhu cầu của họ. 

Một phương pháp thực sự hiệu quả khác để thu thập thông tin liên quan đến khán giả của bạn chỉ đơn giản là tương tác bằng cách đặt câu hỏi cho họ. Bạn có thể sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội, trang web hoặc chính chương trình của mình như một kênh giao tiếp với khán giả. Không có cách nào tốt hơn để có được thông tin về khán giả của bạn bằng cách đọc câu trả lời của họ cho câu hỏi của bạn, hoặc bất kỳ phản hồi hoặc nhận xét nào mà họ đưa ra về chương trình của bạn trong phần bình luận dưới bài đăng... Hãy ghi lại tất cả các phản hồi mà họ cung cấp cho bạn và sử dụng điều này làm nền tảng để bạn có thể xây dựng nội dung xuất sắc.

3. Giữ mọi sự tập trung vào đối tượng của bạn



Có thể bạn cảm thấy khó tin, nhưng: “Những nội dung hay thường không nên liên quan quá nhiều đến cá nhân bạn”. Bạn là người tạo ra nội dung của kênh, nhưng nội dung không nên nói về bạn. Ít người thích nghe ai đó kể lể về bản thân họ trong cuộc sống thực. Điều này cũng đúng với podcast của bạn.

Nếu trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ chúng ta thường chấp nhận một cách miễn cưỡng bằng việc tiếp tục lắng nghe và tỏ vẻ quan tâm, thì trong thế giới của podcast, mọi người không cần phải như vậy! Họ chỉ cần nhấn “hủy đăng ký” và thế là xong. Vì vậy, đừng để điều đó xảy ra với bạn! Người nghe không phản ứng tích cực với những chương trình mang tính cá nhân quá và sẽ rất nhanh chóng bỏ qua. Với lưu ý này, khi bạn tạo nội dung, hãy luôn tập trung vào nhu cầu của khán giả và sử dụng nội dung của bạn để đáp ứng nhu cầu của họ. Hãy nghĩ xem những gì bạn chia sẻ sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho người nghe và sau đó sử dụng điều này làm điểm khởi đầu để tạo ra trải nghiệm kết nối giữa bạn với khán giả. 

4. Rèn luyện kỹ năng của bạn



Khi bạn đã trang bị kiến ​​thức về chủ đề và đối tượng khán giả của mình rồi, hãy liên tục trau dồi các kỹ năng bạn sẽ sử dụng để truyền tải nội dung của mình đến người nghe. Nội dung dù có tuyệt vời đến đâu cũng sẽ trở nên vô ích nếu nó không được truyền tải và phân phối một cách chuyên nghiệp. Để đạt được điều đó, bạn nên cố gắng cải thiện các kỹ năng cần thiết để tạo ra một podcast xuất sắc. Điều này có thể bao gồm việc cải thiện kỹ năng viết, diễn giải và thậm chí là trình chỉnh sửa của bạn. 

Có vô số cách để cải thiện điều này. Thứ nhất, bạn có thể cải thiện kỹ năng của mình bằng cách tích cực nghe các podcast khác, cả trong cùng cũng như bên ngoài chủ đề của bạn. Bạn có thể học được nhiều điều về cách viết và chỉnh sửa bằng cách chủ động lắng nghe những người sáng tạo nội dung khác. Bạn cũng nên tìm các lớp học trực tiếp, các khóa học ngắn hạn trực tuyến hoặc các chuỗi nội dung video để cải thiện kỹ năng của mình. Nó sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng để luôn tự tin dẫn đầu.

Các trang web như Udemy và Skillshare có rất nhiều khóa học về các chủ đề khác nhau có thể hữu ích cho bạn và podcast của bạn! Chúng rất dễ sử dụng và hầu hết đều có chi phí thực sự phải chăng, vì vậy chắc chắn sẽ có thứ gì đó phù hợp với trình độ kỹ năng cũng như túi tiền của bạn! 

5. Tăng cường SEO



Về phương diện podcasting, nội dung tuyệt vời sẽ giúp bạn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thế nhưng mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này, nhưng hầu hết các công cụ tìm kiếm vẫn chưa lập chỉ số tương xứng và truy xuất các tệp âm thanh dưới dạng kết quả cho các tìm kiếm trên Internet. Điều này có nghĩa là podcast của bạn có thể không xuất hiện khi chủ đề của bạn được tìm kiếm, làm cho nội dung dù tuyệt vời nhưng không đạt hiệu quả vì nó không thể đạt được mục tiêu. Đó là lý do tại sao tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là rất quan trọng.

Một số cách để thúc đẩy SEO hiệu quả là thông qua việc xây dựng các tiêu đề tập. Nếu bạn có thể bao gồm các từ khóa SEO tiềm năng cao trong tiêu đề cũng như trong mô tả chương trình của mình, thì nội dung của bạn sẽ đến gần hơn với đối tượng tìm kiếm. Bạn cũng nên cân nhắc chuyển nội dung âm thanh thành ghi chú chương trình để giúp tăng tiềm năng SEO cho chương trình của bạn, hoặc thậm chí bạn có thể biến tất cả nội dung đó thành một blog chạy song song với podcast. Làm như vậy, bạn đang tận dụng tối đa tất cả nội dung có giá trị mà bạn đã tạo cho chương trình của mình và bạn đang thực sự làm cho nội dung thậm chí còn có giá trị hơn đối với người nghe!

6. Thực hành không ngừng nghỉ 



Một cách hữu ích khác để tạo ra nội dung hoàn hảo cho podcast là luyện tập không ngừng nghỉ. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Việc thực hành giúp bạn cải thiện các kỹ năng còn chưa thành thục, cũng như tạo không gian để bản thân tự do thử sức những điều mới và khám phá những cách làm mới.

Đừng chỉ mải quan tâm đến việc bám sát theo 1 hướng, 1 chiến lược nhất định mà xem nhẹ sự sáng tạo, không cho phép bản thân tự do thử nghiệm hay lo sợ thất bại. Nếu bạn đang sáng tạo một cách không ngừng nghỉ, hãy bỏ qua áp lực để thực hiện nó vì luôn có cơ hội để thử lại vào ngày mai. Chưa kể, việc luyện tập đều đặn sẽ giúp bạn nâng cao bộ kỹ năng trình bày lên tầm cao mới.

7. Lên sẵn một lịch trình và bám sát vào đó



Cuối cùng là liên quan đến việc lập kế hoạch và quản lý thời gian. Đó là một vấn đề muôn thuở - nếu chúng ta không dành thời gian cho việc gì đó, sẽ rất khó để hoàn thành. Sáng tạo nội dung cho chương trình của bạn cũng không có gì khác biệt. Để đảm bảo làm được tất cả những gì bạn đặt ra, bạn cần lập một số lịch trình, và tuân thủ chúng!

Đầu tiên, hãy tạo lịch trình về deadlines cho nội dung. Bạn nên bắt đầu bằng cách chia nhỏ và đặt deadline cho từng bước liên quan. Khi mọi thứ đều được lên kế hoạch và thực hiện theo đúng thời hạn đặt ra, bạn sẽ cảm thấy thư thả, nhẹ nhàng hơn và luôn sẵn sàng tinh thần cho những tập podcast giá trị khác tiếp theo.

Tạm kết:

Bất kể nền tảng nào đi nữa thì “Content is king" và nội dung chất lượng sẽ không bao giờ lỗi thời. Với podcast, việc tạo nội dung có giá trị phục vụ khán giả là điều quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công cho chương trình của bạn. Hãy áp dụng 7 cách này vào thực tế và chắc chắn bạn sẽ thấy những cải tiến to lớn, không chỉ trong nội dung của bạn mà còn trong quá trình sản xuất nội dung.
liulo