Cách Cải Thiện Việc Giảng Dạy Các Khóa Học Âm Thanh Nếu bạn là một giảng viên đang chuẩn bị bắt tay xây dựng hoặc đã có sẵn nội dung để khởi tạo một khóa học bằng âm thanh, hãy tham khảo 9 phương pháp giúp hoàn thiện cách giảng dạy từ Liulo nhé!
liulo
Từ rất lâu trước đây, chúng ta tiếp thu kiến thức bằng việc học tập tại trường lớp và thông qua sách vở, giáo trình… Thế nhưng khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hình thức học truyền thống đã không còn phù hợp và được chuyển đổi sang học trực tuyến. Mục đích của sự thay đổi này là làm cho giáo dục có thể tiếp cận được với tất cả mọi người, bất kể vị trí, nền tảng, tình trạng hay khả năng tài chính…

Không thể phủ nhận được những lợi ích mà việc học online mang lại, thế nhưng nó cũng kéo theo những hạn chế nhất định. Một số học viên không thể bắt kịp các lớp học qua Zoom hay gặp phải các vấn đề về lỗi kết nối liên tục phát sinh giữa các bài giảng. Các khóa học bằng âm thanh cũng vì thế mà được biết đến và phổ biến rộng hơn khi giảm thiểu được những hạn chế nói trên: giảm chi phí, loại bỏ các vấn đề về kết nối Internet và nhu cầu thay đổi lịch trình của người học. Với các khóa học âm thanh, bạn chỉ cần cắm tai nghe vào và học trong khi di chuyển, thể thao, mua sắm, làm việc nhà… mọi lúc, mọi nơi.

Nếu bạn là một giảng viên đang chuẩn bị bắt tay xây dựng hoặc đã có sẵn nội dung để khởi tạo một khóa học bằng âm thanh, hãy tham khảo 9 phương pháp giúp hoàn thiện cách giảng dạy từ Liulo nhé! 

1. Lưu ý về độ dài

Sách vở, tài liệu… thường cung cấp cho học viên khả năng đọc và học theo tốc độ của từng người. Thế nhưng với các khóa học âm thanh, người học thường làm việc đa nhiệm (vừa học vừa làm một việc gì đó khác) nên sẽ gây khó khăn hơn khi họ phải nghe theo tốc độ của bạn. Do đó, khóa học của bạn phải đủ ngắn gọn để thu hút người nghe, đồng thời càng rõ ràng càng tốt. Một cách tuyệt vời để làm điều này là chia nhỏ khóa học của bạn thành từng phần thay vì một tệp âm thanh kéo dài một giờ.

2. Trình bày theo văn nói 

Đừng để một khóa học âm thanh được tạo ra chỉ bằng cách đọc to một cuốn sách, đoạn văn, tài liệu. Ngược lại, nó phải là một công cụ học tập mang lại trải nghiệm phong phú hơn là chỉ các câu từ nhàm chán trên một trang sách. Vì vậy, ngay cả khi bạn có sẵn một kịch bản được soạn thảo kỹ lưỡng, hãy đảm bảo bất cứ điều gì bạn nói được trình bày theo văn nói (giống cuộc trò chuyện) hơn là văn viết. Dĩ nhiên, nếu có tài liệu đính kèm thì bạn có thể bổ sung chúng trước hoặc sau bài học.

3. Đầu tư vào chất lượng, ngôn ngữ trần thuật

Hầu hết, vấn đề không phải là bạn nói gì mà là bạn nói như thế nào. Giọng điệu và sự nhiệt tình trong giọng nói của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút người nghe. Thậm chí nó có thể làm cho một chủ đề phức tạp, chẳng hạn như một khóa học về kỹ thuật, trở nên thú vị hơn đối với người học. Trong trường hợp bạn thấy bản thân không thể phát huy được tông giọng, bạn có thể cân nhắc đến việc hợp tác/ thuê thu âm với người chuyên nghiệp - đây chắc chắn sẽ là một khoản đầu tư xứng đáng.

4. Đảm bảo về chất lượng âm thanh 

Âm thanh xuyên suốt khóa học phải đảm bảo được chất lượng về âm lượng và cao độ phù hợp. Ngoài ra, bạn nên ghi âm khóa học của mình trong studio/địa điểm có cách âm để loại bỏ tiếng ồn và tạp âm bên ngoài. 

5. Cung cấp nội dung hỗ trợ với các bài tập phức tạp

Một cách cực kỳ hiệu quả để cải thiện việc học là cung cấp thêm những nội dung âm thanh khác hướng dẫn học viên trong các bài tập khó, phức tạp. Điều này tương đương là học viên có thêm tài liệu bổ sung, giúp ích cho việc hiểu sâu hơn nội dung đề cập trước đó. 

6. Thêm nhạc nền để có trải nghiệm phong phú hơn

Nhạc nền trong bài giảng có thể tăng cường sự tập trung và hiệu quả học tập ở một số cá nhân, cũng như xóa tan sự đơn điệu.  m nhạc có thể được sử dụng để bổ sung cho các câu nói, giống như nhạc nền trong các bộ phim. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo âm thanh không lấn át lời nói của bạn hoặc khiến người nghe mất tập trung. 

7. Thiết lập cho học viên quyền kiểm soát âm thanh

Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi học cùng với nhạc nền. Người học nên được cấp phép điều chỉnh nhạc nền mà không ảnh hưởng đến âm thanh chính.

Ngoài ra, cần có các công cụ phát lại để điều chỉnh âm lượng/ tắt âm thanh để phù hợp với môi trường học tập của người học. 

8. Tạo nhiều phiên bản với đa ngôn ngữ

Chuyển đổi nội dung của bạn thành nhiều phiên bản ngôn ngữ khác, điều này giúp khóa học của bạn có thể tiếp cận với nhiều người hơn.

9. Xem xét tốc độ nội dung

Mặc dù nội dung bài giảng của bạn trong khóa học âm thanh không nên quá nhanh như một cuộc trò chuyện trực tiếp, nhưng nó cũng không nên quá chậm rãi hoặc máy móc khiến người nghe khó chịu, mất hứng thú học tập. Tốc độ lý tưởng cho một khóa học âm thanh là từ 120 đến 140 từ mỗi phút. 

Bắt tay thiết kế khóa học âm thanh của mình trên nền tảng Liulo ngay hôm nay!
Tham khảo thêm các khóa học của hàng trăm giảng viên hàng đầu tại Liulo.




liulo
MORE LIKE THIS