Nghe Podcast Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Các Ứng Dụng Nghe Podcast Ứng dụng nào mà bạn thường dùng để lắng nghe podcast?
liulo
Những năm gần đây, podcast ngày càng trở nên phổ biến và được đón nhận, đặc biệt là với giới trẻ.

Theo Statista, đến hết năm 2022, ước tính số lượng người nghe podcast sẽ chiếm hơn 20% tổng lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới (khoảng 424 triệu người). Có thể Podcast không bùng nổ mạnh mẽ như Tiktok, nhưng đây chắc chắn sẽ là một nền tảng tăng trưởng đều đặn. Riêng tại Việt Nam, thống kê từ Liulo cho thấy tính đến đầu tháng 3 năm nay đã có hơn 2900 kênh (hơn 76k tập) podcast phân bổ với 124 thể loại khác nhau và các chỉ số này luôn có xu hướng tăng đều mỗi ngày.

Song song với sự phát triển của podcast, những nền tảng nghe podcast cũng ngày càng được ra mắt, phát hành nhiều hơn. Mỗi nền tảng đều có những tính năng phù hợp với trải nghiệm nghe âm thanh của người dùng. 

Trong bài viết này, hãy cùng Liulo tìm hiểu những nền tảng nghe podcast hot nhất hiện nay nhé!

Liulo Podcast & Audio Platform

Là ứng dụng mới ra mắt, Liulo Podcast & Audio Platform kế thừa, phát huy đầy đủ những ưu điểm của các ứng dụng phát hành trước đó, đồng thời khắc phục những điểm trừ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người nghe, xứng đáng là lựa chọn tối ưu khi nghe podcast, đặc biệt với người Việt.


Ứng dụng này tập trung vào trải nghiệm âm thanh trực quan thông qua các tính năng hấp dẫn như: trang chủ liền mạch cá nhân hóa, đeo tai nghe và tắt màn hình, trải nghiệm đồng bộ đa nền tảng, thư viện cá nhân trực tuyến và ngoại tuyến, car-play, hẹn giờ ngủ, tạo username cá nhân độc đáo… đặc biệt bạn có thể dễ dàng tự tạo cho mình một kênh podcast với tính năng ghi âm, đăng tải và quản lý podcast ngay tại Liulo.

Nền tảng đề xuất nhiều podcast tiếng Việt hay và hấp dẫn dựa trên sở thích, lịch sử nghe và các kênh mà người dùng đã theo dõi trước đó. Bạn cũng có thể khám phá các nội dung ở ngôn ngữ khác một cách dễ dàng. Giao diện của podcast được sắp xếp hợp lý để bạn có thể trải nghiệm những podcast thịnh hành tại từng quốc gia, theo từng thể loại.

Không chỉ được “thả hồn” vào hơn 2 triệu kênh podcast hoàn toàn miễn phí, Liulo còn thu hút và giữ chân thính giả bằng loạt chương trình audiobooks phát hành riêng biệt, các khóa học, giảng dạy bằng âm thanh trên ứng dụng của mình. 

Liulo xứng đáng là một điểm sáng trong các ứng dụng nghe podcast hiện nay, một nền tảng mang đến vũ trụ Podcast đa chiều và sâu sắc, kết nối những nhà sáng tạo Podcast & Audio với người nghe và giúp họ tạo nguồn tài chính cho sự nghiệp sáng tạo. 


Apple Podcasts

Apple Podcasts, phát hành tháng 6/2005, là ứng dụng nghe podcast miễn phí lâu đời nhất, lớn nhất và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đây cũng là ứng dụng mặc định được cài trên iPhone, cho phép đồng bộ hóa các kênh bạn theo dõi và lịch sử nghe sang các thiết bị Apple khác như iPad, MAC, Apple TV, Apple Watch…


Sở hữu thư mục podcast lớn nhất, Apple Podcasts còn được đánh giá cao ở giao diện thân thiện với người dùng. Cụ thể, khi chọn nghe bất kỳ một kênh nào trên nền tảng này, bạn có thể thấy đánh giá kênh ngay ở phần Reviews. Điều này giúp bạn tiết kiệm được khá thời gian cho việc có hay không nên lắng nghe nội dung kênh. Ngoài ra, ứng dụng cũng cho phép nhóm các chương trình của một nhà sáng tạo nội dung lại với nhau và tự tạo playlist cá nhân cho riêng mình.

Cho đến hiện nay, Apple Podcasts bổ sung thêm nhiều tính năng mới vô cùng hữu ích với người dùng như: nghe các podcast trả phí tiết kiệm với chương trình đăng ký theo năm, duyệt các chương trình theo phần, lọc các tập theo trạng thái của chúng, hay hỗ trợ tiết kiệm dung lượng lưu trữ thông qua các nhà cung cấp thứ ba, giới hạn các tập lưu trữ trên thiết bị, tự động xóa tập cũ hơn… 

Google Podcasts

Đây là ứng dụng được Google phát triển và phát hành vào năm 2018 dành riêng cho các thiết bị Android, đến năm 2020 được bổ sung thêm trên cả iOS và hiện tại đã có mặt trên rất nhiều nền tảng hệ điều hành.



Google Podcast sở hữu nhiều tính năng hữu ích như: giao diện trực quan, sắp xếp theo từng chủ đề rất khóa học, cung cấp khả năng tìm kiếm nội dung dựa trên đề xuất phù hợp và xu hướng dựa trên thói quen của người dùng, nghe ngoại tuyến, hẹn giờ ngủ cùng nhiều chức năng khác cho phép bạn tắt hoặc phát lại khi tập hiện tại kết thúc giống như các ứng dụng nghe nhạc hiện nay.

Spotify

Vốn được biết đến là dịch vụ nghe nhạc trực tuyến hàng đầu, những năm gần đây, Spotify phát triển mạnh mẽ dịch vụ podcast bằng việc đầu tư hàng triệu USD, giúp người dùng vừa có thể nghe nhạc hay, vừa đắm chìm trong các podcast yêu thích.


Lấn sân sang và có xu hướng chiếm lĩnh thị trường podcast, bởi vậy mà Spotify cũng rất chú trọng vào trải nghiệm nghe của người dùng với những ưu điểm như bbạn có thể lựa chọn nghe podcast dễ dàng và phù hợp theo các gợi ý, từ danh sách podcast thịnh hành, các chủ đề riêng biệt... 

Spotify hiện là ngôi nhà độc quyền của các podcasters như: Michelle Obama, Joe Rogan, Kim Kardashian, Hoàng tử Harry và Meghan Markle… và nhiều chương trình khác. Nhiều podcast “Spotify Original” này chỉ có thể được nghe trên Spotify. Một điểm trừ khi sử dụng ứng dụng này là danh mục gồm nhiều chủ đề nhưng bị sắp xếp lẫn lộn nhiều ngôn ngữ dẫn đến việc khó tìm kiếm. Bên cạnh đó, một số file âm thanh không phải là podcast (bài hát, nhạc…) cũng vô tình “lọt” vào các gợi ý khi bạn truy cập.

SoundCloud

Tuy là một ứng dụng chuyên về stream nhạc nhưng rất nhiều podcaster lựa chọn nền tảng này để đăng tải podcast của họ. 


Bản chất tương tác của SoundCloud cho phép người sáng tạo từ nhạc sĩ đến podcasters kết nối với người nghe và người hâm mộ thông qua các công cụ chia sẻ khác nhau. Điều đó bao gồm tính năng của SoundCloud được biết đến nhiều nhất là tính năng bình luận, cho phép người dùng chia sẻ suy nghĩ của họ về những khoảnh khắc cụ thể trong một luồng âm thanh, sau đó bất kỳ ai nghe bản nhạc cũng có thể nhìn thấy được bình luận đó.

Nền tảng này được đánh giá cao bởi những tính năng khác như: nghe miễn phí không quảng cáo, giao diện đơn giản, dễ dàng tạo playlist cá nhân và chia sẻ,... 

Điểm trừ của nền tảng này với nhiều nội dung được tải lên mà không đảm bảo bản quyền, không thể tải nghe offline. Nếu bạn là nghệ sĩ hay podcasters thì sẽ phải tốn một số chi phí nhỏ để mở rộng thêm chức năng hỗ trợ.

Kết luận,

Trên đây là 5 ứng dụng nghe podcast phổ biến nhất hiện nay và những đặc điểm của riêng chúng. Bạn đã chọn cho mình được nền tảng yêu thích nhất hay chưa?
liulo