Podcast - Từ Chỉ Vài Người Nghe Đến Một Ngành Công Nghiệp Toàn Cầu Kể từ cuối năm 2019, podcast đón nhận cơn sốt về số lượng và đang dần trở thành miền đất hứa của nhiều nhà sáng tạo trẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
liulo
Năm 2004, thuật ngữ “Podcast” đã bị từ chối đưa vào Từ điển tiếng Anh New Oxford American vì lúc đó nó chưa được nhiều người biết đến. Nhưng ngay sau đó 1 năm, “Podcast” đã đánh bại các ứng viên khác như “cúm gia cầm“, “sudoku” (một trò chơi toán học),... để trở thành “Từ ngữ của năm” do Từ điển tiếng Anh New Oxford American bình chọn.

Nếu tính từ mốc đó thì nay, podcast đã bước vào tuổi 17 và trở thành một ngành công nghiệp sôi động trị giá tỷ đô. Những tập tin âm thanh thu sẵn được tải lên mạng cho mọi người tải về nghe tưởng chừng như chìm lẫn giữa nguồn tài nguyên vô tận trên Internet, giờ lại được đón nhận như một món ăn tinh thần không thể thiếu.
 

LỊCH SỬ CỦA PODCAST


Các nhà tiên phong thực sự của podcasting là Dave Winer, nhà phát triển phần mềm, nhà truyền bá RSS, nhà phát triển gói weblog phổ biến Radio Userland và Adam Curry, cựu thành viên VJ MTV giữa những năm 80 và hiện đang sở hữu show “Daily Source Code” - một trong những podcast phổ biến nhất trên Internet. 

Podcasting bắt đầu trước khi thuật ngữ này thậm chí còn được phát minh, với ý tưởng từ cuộc họp vào năm 2000 giữa Adam và Dave. Hai người đã nói về phân phối phương tiện truyền thông tự động. Họ đã làm việc trong bốn năm sau cuộc họp ban đầu đó để giúp công chúng dễ dàng đăng ký và tải xuống tệp tự động nội dung video và âm thanh. Cho đến mùa hè năm 2004, tiến độ diễn ra rất chậm chạp, và mặc dù nhiều mảnh ghép riêng lẻ đã có ở đó, nhưng tất cả chúng vẫn chưa gắn kết với nhau cho đến khi Adam quyết định thử lập trình và phát triển ứng dụng podcatcher thô sơ đầu tiên với Apple Scripts. Apple Script đơn giản của Adam đã thắp lên ngọn lửa cho sự phát triển của podcasting đang phát triển mạnh mẽ ngày nay.

Đầu năm 2005, những người sáng tạo phương tiện truyền thông mới đã nhảy vào podcasting và một số thư mục podcast bắt đầu xuất hiện để hỗ trợ việc lập danh mục các podcast đang được tạo. Một trong những phổ biến nhất vào thời điểm đó là PodcastAlley, và sau đó là PodcastPickle.

Đến tháng 7 năm 2005, Apple đã giới thiệu tính năng Hỗ trợ Podcasting vào iTunes và sự bùng nổ của những người nghe mới, những người sáng tạo phương tiện truyền thông mới đã nhảy vào podcasting. Đây cũng là khoảng thời gian mà các phương tiện truyền thông chính thống bắt đầu hiểu được sức mạnh của việc phân phối tự động nội dung đa phương tiện và rất nhanh chóng, bạn đã có nội dung mới cho người tạo phương tiện truyền thông và nội dung truyền thông chính thống được sử dụng bình đẳng trên iTunes.

Tháng 8 năm 2005, Lễ trao giải Podcast được Bình chọn của công chúng lần đầu tiên được tổ chức tại Ontario, California, trong Hội chợ Podcast đầu tiên.

Kể từ thời điểm này, một số công ty đã nhảy vào lĩnh vực podcasting và một số đã được hỗ trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Với phần lớn các công ty đó, các mô hình kinh doanh được xây dựng dựa trên doanh thu quảng cáo trong podcasting.

Chi tiết hơn về lịch sử ra đời của podcast, đọc tại đây.
 

VÌ SAO PODCAST ĐƯỢC ƯA CHUỘNG?


Thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, có quá nhiều thứ áp lực trong cuộc sống cần được giải tỏa, sự “bội thực” về hình ảnh và video giải trí sẽ khiến con người ta muốn tìm về những gì đơn giản nhất, những nơi bình yên nhất.

Đôi khi, bạn muốn đeo tai nghe lên và tắt màn hình đi, để tìm không gian cho riêng mình, để lắng nghe bản thân và chiêm nghiệm cuộc sống, để chữa lành những âu lo bộn bề. Hoặc có những lúc, bạn cần phát triển sự nghiệp bản thân bằng kiến thức chuyên sâu từ chuyên gia, nhưng bạn lại không có nhiều thời gian – và Podcast cho bạn được điều đó.

Sự khác biệt của podcast với tất cả các loại hình truyền thông phổ biến hiện nay là ngoài việc nội dung podcast bằng âm thanh và mang tinh thần tự do của Internet, thì podcast là vũ trụ của cảm xúc, là tiếng nói cá tính của của mỗi cá nhân, là những lát cắt thông thái của trí tuệ và trải nghiệm. Khi nghe podcast, bạn như đang ngồi trò chuyện trực tiếp với một người bạn tri kỷ và thông thái. Podcast không phải là câu chuyện về content, đó là câu chuyện về con người. Vũ trụ podcast có đủ loại nội dung khác nhau, từ học tập, talk show, marketing, kinh doanh, tài chính, công nghệ, âm thanh thư giãn đến rất nhiều thể loại chương trình khác mà bạn chưa từng biết tới.

Bên cạnh đó, lợi ích lớn nhất của Podcast là bạn có thể nghe ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào mà không ảnh hưởng đến công việc hay những người khác. Bạn có thể nghe lúc ngủ, đi bộ, chơi thể thao & theo như thống kê thì 60% thời gian nghe Podcast là khi mọi người đang lái ô tô. Bạn cũng chẳng sợ bị mỏi mắt khi mà hằng ngày đã phải đọc quá nhiều, xem quá nhiều thứ trên internet.
 

THỜI KỲ BÙNG NỔ


Năm 2012 với sự ra đời của ứng dụng Apple Podcast thì “các tệp âm thanh nhàm chán” mới bắt đầu trở nên phổ biến hơn và ghi được những dấu ấn nhất định trong xã hội đương thời. Sau đó, cùng sự phát triển của Internet cũng như những sản phẩm công nghệ, nhiều chương trình podcast khác nhau đã được sản xuất và đón nhận. Một số podcast sản sinh ở giai đoạn sau 2012 nổi tiếng có thể kể đến chương trình Serial, Stuff You Should Know, WTF With Marc Maron... Từ đây, cộng đồng khán thính giả có thói quen theo dõi, lắng nghe podcasts ngày càng gia tăng số lượng thành viên.

Trong năm 2020, có hơn 900.000 chương trình podcast khác nhau trên thế giới, tăng hơn 400.000 chương trình so với số liệu thu được vào tháng 2/2018. Tại Mỹ, có hơn một nửa dân số nghe podcast, trong đó với những người yêu thích loại hình chương trình, thời gian trung bình lắng nghe một tuần là 7 tiếng. Tờ The Guardian cũng thừa nhận, năm 2020 được cho là giai đoạn bùng nổ của podcast.

Cũng theo The Guardian, podcast đang vào thời hoàng kim khi các đại gia công nghệ, giải trí lẫn những thương hiệu lớn, các siêu sao, người nổi tiếng đang dần lấn sân vào lĩnh vực này nhiều hơn bao giờ hết. Những vụ mua lại nổi bật trên thị trường cho thấy việc kinh doanh podcast sắp đến giai đoạn sôi động nhất.

Năm 2019, Spotify đã đầu tư một khoản kếch xù hơn 396 triệu đôla Mỹ để mua lại Gimlet Media and Parcast (chuyên sản xuất podcast) cùng Anchor (cung cấp công cụ cho người làm podcast).

Hãng phim Universal của Mỹ đã ký hợp đồng với Wonderery để sản xuất podcast Dirty John chuyên đề tội phạm thực tế. Sony có một thỏa thuận tương tự với Somethin’ Else để sản xuất show “David Tennant làm podcast với...”, mà khách mời là người nổi tiếng trong các lĩnh vực truyền hình, phim ảnh, hài kịch.

Các kênh của người nổi tiếng đa dạng trong khắp mọi lĩnh vực, từ ca sĩ Jessie Ware, người dẫn chương trình truyền hình Fearne Cotton, diễn viên hài Sue Perkins, vận động viên đua xe đạp Bradley Wiggins. Ngay cả gia đình cựu tổng thống Mỹ Obama cũng đã đăng ký để sản xuất podcast độc quyền cho Spotify.

Trong những năm gần đây, bên cạnh những cái tên lớn như Apple Podcast, Google Podcasts thì sự xuất hiện của những ứng dụng mới hỗ trợ đăng tải và phân phối các tệp âm thanh này như Spotify, RadioPublic, Player FM, Liulo hay thậm chí cả Youtube với những podcast cung cấp cả khía cạnh hình ảnh cũng giúp cho loại hình truyền thông này phát triển vượt trội. Gần đây nhất, vào tháng 4/2021, Facebook đã công bố một loạt kế hoạch đầu tư vào các sản phẩm audio mới để cạnh tranh với đối thủ là Clubhouse Live Audio, cũng như hỗ trợ các tính năng mới cho podcast.

Trang PodcastHosting cho thấy tính đến tháng 2 năm 2021, có 43 triệu tập podcast và 1.750.000 podcast. Hơn 75% dân số Hoa Kỳ đã quen thuộc với podcast. Nhìn vào nhân khẩu học, nhóm người nghe lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất là từ 12-34 tuổi.
 

XU HƯỚNG NỘI DUNG CỦA TƯƠNG LAI

 

Thị trường nội dung âm thanh tại Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nhờ sự phổ biến của smartphone, tốc độ Internet cao, với hơn 50 triệu người Việt tiêu thụ nội dung số trên các mạng xã hội trung bình hai tiếng rưỡi mỗi ngày. Sự nhận biết về podcast trong nước cũng đang gia tăng và theo như thống kê thì bởi 3 nguyên nhân chính sau:
 

  • Người dùng đã bội thực với những video hay các tin tức nhảm nhí, họ cần một kênh có chất lượng hơn.
  • Do đại dịch toàn cầu nên mọi người ít được ra ngoài hơn và mọi người cũng cần một kênh để giải trí và học tập.
  • Ngày càng có nhiều người sở hữu ô tô & đây chính là đối tượng nghe Podcast nhiều nhất


Liên tục trong thời gian vừa qua, vô số người nổi tiếng, các trang báo lớn, doanh nghiệp lớn/nhỏ đã bắt đầu tung ra kênh Podcast của riêng mình. Theo một nghiên cứu của EdisonResearch trên người nghe Podcast mới đây chỉ ra rằng, 54% trong số họ sẽ xem và kiểm tra về những thương hiệu mà họ thấy được đề cập trên những show Podcast yêu thích. Chính vì vậy, đầu tư vào những nội dung Podcast phù hợp sẽ giúp thương hiệu thu hút thêm khách hàng, cũng như nâng cao được nhận thức về thương hiệu.

Nhìn một cách tổng quát, podcast vừa là phương tiện, điều kiện mới cho “cuộc chơi truyền thanh” phát triển, lại vừa là một thách thức mới đối với các nhà sáng tạo nội dung trong thời đại kỹ thuật số. Rất có thể không còn lâu nữa, podcast sẽ là kênh truyền tải thông tin bằng âm thanh bắt buộc với mọi thương hiệu và cá nhân.

liulo
MORE LIKE THIS