Sự Khác Biệt Giữa Học Qua Âm Thanh Và Hình Ảnh Tìm hiểu cùng Liulo sự khác biệt giữa hai hình thức học tập này nhé!
liulo
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về Lập trình Ngôn ngữ Tư duy (NLP) tại Mỹ, não bộ chúng ta tiếp nhận và học hỏi thông qua 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Nhà tâm lý học giáo dục Walter Burke Barbe đã dựa trên nghiên cứu này và thiết kế ra một mô hình học tập mang tên VAK với 3 cách tiếp nhận thông tin chính: V (Visual): Hình ảnh, A (Auditory): Âm thanh, K (Kinesthetic): Vận động.

Mỗi cá thể chúng ta có những cách tiếp nhận thông tin khác nhau. Nói đơn giản là có người học hiệu quả bằng cách nhìn, đọc sách, nhìn lên bảng; có người học hiệu quả hơn nếu được nghe giảng, nói trực tiếp; và cũng có người học là phải vận động, thực hành nhiều thì mới hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Liulo muốn giới thiệu với bạn về sự khác biệt, điểm giống nhau và những điều rút ra trong thực tế giữa hai cách học tập thông qua âm thanh và hình ảnh.

Lầm tưởng về việc học qua âm thanh và học bằng hình ảnh

Hiểu được sự khác biệt giữa học qua video và học qua âm thanh là trọng tâm của việc tạo ra các khóa học âm thanh tốt, nhưng trước tiên hãy bắt đầu với điểm giống nhau, đó là lầm tưởng về phong cách học tập.

'Bậc thầy' trong lĩnh vực này là Daniel T. Willingham, một nhà khoa học nhận thức và là tác giả của cuốn sách 'Tại sao học sinh không thích trường học?' (tựa gốc "‘Why Don’t Students like School?"). Trong cuốn sách của mình, Daniel mang đến và tham khảo các nghiên cứu chỉ ra một bức tranh rõ ràng về 'phong cách học tập'. (Xem thêm tại đây).

Có rất nhiều giả thuyết về cấu hình tư duy và khả năng nhận thức mà các nhà khoa học nhận thức đã đưa ra. Một số tập trung vào các khái niệm trừu tượng, trong khi số khác tập trung vào phương thức. Một vài ví dụ có thể là:

1. Rộng so với hẹp - Suy nghĩ về một vài danh mục lớn với nhiều mục nhỏ hơn là suy nghĩ về nhiều danh mục lớn với ít mục nhỏ
2. Phân tích và không phân tích - xu hướng phân biệt nhiều thuộc tính của đối tượng so với tìm kiếm điểm chung và phong cách chung giữa các chủ thể
3. Hình thái hình ảnh - âm thanh - chuyển động: những loại hình tiếp nhận thông tin phổ biến của người nghe

Và còn nhiều nữa. Tại sao Willingham kiên quyết rằng không tồn tại phong cách học tập rõ ràng? Chúng ta hãy cùng đến với các thử nghiệm khoa học.

Kiểm tra hiệu quả việc học bằng hình ảnh và âm thanh:

Khi làm thử nghiệm kiểm tra độ hiệu quả, đây là một cách đơn giản: chia nhóm người học làm 2, lấy nhóm người tự cho là họ có xu hướng học qua hình ảnh, chia số lượng làm đôi, và đưa cho 2 nhóm thông tin dưới 2 định dạng khác nhau. Ví dụ nhóm A nhận được slideshow với tài liệu đánh dấu thứ tự, còn nhóm B nhận được tài liệu với định dạng phi hình ảnh, chẳng hạn như audio.

Đó chính là điều mà các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm, và kết quả khá rõ rệt. Phương thức học không mang tính quyết định ở đây. Nhóm A không biểu hiện tốt hơn nhóm B. Lý do là vì chúng ta nhớ những điều mang ý nghĩa với bản thân hơn là việc những điều đó được trình bày dưới dạng hình ảnh hay âm thanh. Rõ ràng đó là ngoại lệ với những thứ như bản đồ hoặc bức hình, nhưng tựu chung lại phần lớn tài liệu chúng ta cần ghi nhớ, như ai đã nói điều gì, vào khi nào, phụ thuộc vào ý nghĩa của điều đó.

Điều đó giải thích vì sao thay vì chú tâm vào hình ảnh hoặc âm thanh, chúng ta nên tập trung vào ý nghĩa nội dung  - đảm bảo điều chúng ta cần truyền tải liên quan đến bản thân người nghe.

Bài học rút ra cho việc học qua âm thanh và học bằng hình ảnh là gì?

Nếu ý nghĩa là điều chúng ta đang tập trung vào thì khóa học âm thanh so với khóa học hình ảnh được hiển thị trong một ngữ cảnh khác. Nó không còn là câu hỏi 'làm thế nào tôi có thể hiểu một cái gì đó nếu tôi không nhìn thấy nó', mà câu hỏi trở thành một cuộc tranh luận toàn diện hơn về học bằng hình ảnh và học qua âm thanh. Điều này xoay quanh hai vấn đề chính có liên quan đến việc học:

1.Sự lặp lại
2. Sự Chú ý

Theo Willingham, học tập là sự kết hợp của sự lặp lại và ý nghĩa. 

Nói cách khác, ý nghĩa cộng với sự lặp lại tương đương với trí nhớ. Trong bài học đầu tiên, chúng ta đã học được rằng việc lặp đi lặp lại một cách vô tâm - như đổ đầy bình xăng của ô tô hoặc sử dụng đồng xu - sẽ không tạo ra trí nhớ, và một ký ức vui nhộn mà bạn không thực hành tìm lại cũng vậy.

Tại đây, chúng tôi tập trung vào một khía cạnh khác: sự chú ý. Thực tế ngày nay là rất nhiều người học, dù là sinh viên trong lớp hay những người học chuyên nghiệp đều bận rộn. Bất kể bạn đang học trên Coursera, Udemy, ngồi trước mặt giáo viên hoặc giáo sư của bạn hay đang học trên Liulo Podcast & Audio Platform - bạn đang làm việc đa nhiệm. Điều đó có nghĩa là sự chú ý của bạn không hoàn toàn tập trung vào việc học.

Sự phân tâm rất khác nhau đối với từng loại nền tảng. Các nghiên cứu cho thấy rằng khoảng thời gian chú ý của chúng ta đã giảm đi đáng kể đối với việc học qua video trực tuyến trong thập kỷ qua. Lý do rất đơn giản - có nhiều cạnh tranh hơn khi nói đến màn hình trong cuộc sống của chúng ta. Coursera hoặc bài giảng trên Zoom của bạn đang cạnh tranh với toàn bộ internet - Facebook, NY Times, email. Đó là sự cạnh tranh gay gắt. Việc mất tập trung trong trường hợp này là rất cụ thể và nó khiến các mô-đun video thu nhỏ từ 30–40 phút xuống 3–7 phút. Kết quả của việc này là các mô-đun ngắn đáng kể và mất đi sự lặp lại của thông tin, nhường chỗ cho sự “đúng chỗ” và để duy trì sự chú ý của người dùng. Khi bạn đang tranh giành thời gian quý báu, mỗi giây đều có giá trị.

Âm thanh khá khác biệt. Khoảng thời gian chú ý cho âm thanh trung bình từ 7–15 phút. Lý do khá đơn giản: chúng ta thường đa nhiệm với một công việc thường ngày - đi làm, rửa bát hoặc làm việc vặt. Đây là những công việc khiến chúng ta thường ít bận tâm về mặt tinh thần nhưng lại bận tâm nhiều về mặt thể chất. Điều này có nghĩa là sự cạnh tranh cho sự chú ý của bạn, về cơ bản được đảm bảo, sẽ thấp hơn nhiều. Nếu là một giáo viên, điều này có nghĩa là bạn phải xây dựng nội dung của mình để giải quyết vấn đề này. Điều này đòi hỏi sự lặp lại nhiều hơn bình thường, chia nhỏ các khái niệm thành các định dạng đơn giản hơn để người học của bạn thực sự hiểu và nắm bắt thông tin trước khi chuyển sang giai đoạn sau.

Các phương pháp hay nhất để học qua âm thanh

Chúng tôi đã đề cập đến một số điểm khác biệt giữa học tập dựa trên hình ảnh và âm thanh, dưới đây là 5 mẹo về cách giúp bạn tận dụng tối đa việc học âm thanh:

Nghe ở tốc độ chậm hơn. Cung cấp cho trí não của bạn nhiều thời gian hơn để hấp thụ thông tin, xử lý và ‘tiêu hóa’. Nó làm nên tất cả sự khác biệt

Dừng lại để ghi chú. Tạm dừng bài nghe để chủ động viết ra các ghi chú là điều quan trọng. Nó buộc “bộ nhớ” của bạn hoạt động trên cơ chế 'truy xuất' - một kỹ thuật cải thiện trí nhớ. Viết ra những điều cần lưu ý và tóm tắt bằng từ ngữ của bạn là những hoạt động hoàn hảo cho việc này. Làm điều này bằng lời nói mà không cần viết cũng có tác dụng. Một bí quyết học tập tốt là sử dụng công cụ chuyển giọng nói thành văn bản.

Xem lại ghi chú của bạn. Quay lại các ghi chú bạn và xem lại chúng, sửa chữa chúng, cải thiện chúng và đọc lại. Điều này hoạt động như sự lặp lại cách nhau và cải thiện đáng kể việc học.

Tạo một hệ thống thẻ flash card cho việc học. Biến những bài học chính của bạn thành thẻ flash card giúp bạn có thể xem lại theo các khoảng thời gian tăng dần.

Xem xét tài liệu bổ sung hoặc tìm thêm cảm giác mới cho việc học. Thêm một phương tiện khác cho thông tin bạn đã học. Biểu đồ & đồ thị thường là một cách tuyệt vời để hình dung những điều bạn đã học. Thêm một trình kích hoạt dựa trên vị trí để tăng cường trí nhớ.

Kết luận,

Học qua âm thanh và hình ảnh về bản chất là khác nhau. Chúng yêu cầu định dạng khác nhau cho tài liệu và cách bạn truyền tải thông tin, nhưng không phải vì lý do mà hầu hết mọi người nghĩ. 

Trái với suy nghĩ của nhiều người, định dạng học tập không đóng vai trò chính trong việc tiếp thụ kiến thức mà đó là: Ý nghĩa, sự lặp lại và sự chú ý. Học bằng hình ảnh thực sự hiệu quả khi bạn tập trung hoàn toàn vào nó, dành thời gian và sự chú ý của bạn để hiểu các khái niệm, biểu đồ và đồ thị kiến ​​thức phức tạp hơn. Nhưng, việc cạnh tranh sự chú ý hoàn toàn cho định dạng này là một thách thức rất lớn, và thường khiến nó thất bại. Mặt khác, học qua âm thanh là một định dạng tuyệt vời để tận dụng hiệu ứng lãi kép - việc học ngày này qua ngày khác sẽ giúp bạn có được những bước tiến vượt bậc sau một thời gian. Âm thanh rất thuận tiện và giúp chúng ta xây dựng thói quen học tập, là chìa khóa để học tập suốt đời và phát triển nghề nghiệp.

Khám phá các khóa học âm thanh đa nội dung của các giảng viên hàng đầu tại Liulo.






 
liulo
MORE LIKE THIS