#133_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Trao Duyên_Hồi VII (Câu 695-802).
NOV 11, 2023
Description Community
About

Truyền Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và điển tích. Bạn chịu khó xem chú thích để hiểu thêm về từng câu thơ và ý nghĩa của cả đoạn nha.


1. Dầu: Cũng như nghĩa đành (dầu lòng, đành lòng).


2. Một lời thề nguyền. Ý Kiều nói số phận ra sao cũng đành, nhưng chỉ đau lòng là trót đeo đẳng lời thề với Kim Trọng.


3. Trời Liêu. Ý nói Liêu Dương, Kim Trọng đang ở Liêu Dương xa xôi.


4. Tái sinh. Một kiếp sống nữa, kiếp sau cũng như nói lai sinh.


5. Hương thề: Nén hương để thề nguyền mà Kim Trong và Thúy Kiều đã nguyện ước khi hẹn hò.


6. Nghì. Tức là chữ “nghĩa” được đọc chệch ra.


7. Trúc Mai. Tình nghĩa bền chặt thân thiết như vậy cây trúc, cây mai thường được trồng gần nhau.


8. Khối tình: Theo câu chuyện tình sử, xưa có một cô gái yêu một người lái buôn. Người lái buôn đi mãi chưa về, cô ta ốm tương tư mà chết. Khi hoả táng, quả tim kết thành một khối rắn, đốt không cháy, đập không vỡ. Sau người lái buôn trở về, thương khóc, nước mắt nhỏ vào khối ấy liền tan ra thành huyết.


9. Tuyền đài: Nơi ở dưới suối vàng, tức nơi ở của người chết.


10. Bàn hoàn: Ở đây có nghĩa là nghĩ quanh, nghĩ quẩn mãi không dứt.


11. Giấc xuân: Giấc ngủ ngon lành.


12. Nhẫn: Tiếng cổ, ngồi nhẫn là ngồi mãi suốt đêm.
13. Giao loan: Tức thứ keo chế bằng máu chim loan. Tương truyền người xưa thường dùng để nối dây đàn và dây cung.
14. Mối tơ thừa: Ví dây tơ tình với dây đàn, dây tơ tình bị đứt.
15. Lời thề nguyền chỉ non thề bể của Kim Trọng và Thúy Kiều.
16. Tờ mây: Tờ giấy vẽ mây, tức tờ giấy ghi lời thề nguyền của Kim, Kiều.
17. Mảnh hương nguyền: Những mảnh gỗ thơm đã đốt dở trong cuộc thề nguyền của Kim, Kiều. Thời xưa, khi thề nguyền với nhau, người ta thường đốt hương.
18. Bồ liễu :Một loại cây ưa mọc gần nước. Cây bồ liễu rụng lá sớm hơn hết các loài cây, vì cái thể chất yếu đuối đó nên trong văn cổ thường dùng để ví với người phụ nữ.
19. Dạ đài: Đài đêm tối, nghĩa bóng là cõi chết.
20. Trâm gãy bình tan: Thơ Bạch Cư Dị đời Đường: “Bình truỵ trâm chiết thị hà như, Tự thiếp kim triêu dữ quân biệt” (Cái cảnh bình rơi trâm gãy là thế nào? Nó giống như cảnh biệt ly của thiếp với chàng buổi sáng nay). Đây dùng chỉ cuộc tình duyên tan vỡ.
21. Người tình, cũng như tình lang, chỉ Kim Trọng.
22. Xuân huyên: Còn đọc là “thung huyên”, chỉ cha mẹ.
23. Vựng: Cơn ngất, bất tỉnh nhân sự.
24. Giọt hồng: Giọt nước mắt có máu, giọt lệ thảm.
25. Tôi đòi: Kiều bán mình làm vợ lẽ nàng tự xem như kẻ ăn người ở.
26. Mấy hồi: Mấy hồi trống tan canh.
27. Quản huyền: Chính nghĩa là ống trúc và dây đàn, thường dùng chỉ đàn. Đây nói họ Mã đưa các đồ âm nhạc đến đón Kiều.
28. Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm: Giọt lệ rơi xuống, có thể thấm qua cả đá, tơ ruột rút ra, có thể làm chết rũ cả con tằm.
29. Trú phường: Chỗ phố trọ, nhà trọ.
30. Xuân tỏa: Chữ xuân ở đây không phải là mùa xuân. Lúc Mã Giám Sinh đón Kiều là mùa thu: “Đêm thu một khắc một chầy”. Ở đây ví như Kiều là là mùa xuân bị giam trong phòng, nên là xuân tỏa.
31. Thẹn lục e hồng: Lục và hồng là màu lá xanh, màu hoa đỏ thường dùng để chỉ sắc đẹp của phụ nữ.
32. Đòi phen: Nhiều phen, nhiều lúc.
33. Phẩm tiên: Của trên cõi tiên. Hèn hạ, tục tằn.
34. Nắng mưa giữ gìn: Ý nói giữ gìn trinh tiết một cách thận trọng
35. Nhị đào: Hoa đào còn phong nhị ví với người con gái còn trinh.
36. Gió đông: Tiếp ý chữ nhị đào ở trên, ý nói: Không để cho người tình chung bẻ nhị đào, giống như ngăn đón gió đông không cho đến với nhị đào vậy và thà trao cho Kim Trọng, người tình chung.
37. Gặp gỡ lần thứ hai, ý nói đến sau này lại gặp Kim Trọng.
38. Yên: Cái án, một loại bàn cổ, chân cao, bề mặt hẹp và dài.


Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi.
-----
Poem Nguyen | Tiểu Thơ,
Instagram: @poemypodcast
Email: poemsnguyen@gmail.com



Comments