#134_Nguyễn Du | Truyện Kiều | Căm phận _Hồi VIII (Câu 803-918).
DEC 03, 2023
Description Community
About

Hồi 8, Kể về nỗi uất hận của Thúy Kiều sau khi bị Mã Giám Sinh làm nhục, nàng nghĩ mà "Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình". Thực ra Thúy Kiều đã chuẩn bị sẽ quyên sinh ngay sau khi đến nơi Mã Giám Sinh, nhưng nghĩ đi nghĩ lại vì sợ liên lụy đến gia đình, nàng đành nhẫn nhục chịu đựng...
Truyện Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và điển tích. Bạn chịu khó xem chú thích để hiểu thêm về từng câu thơ và ý nghĩa của cả đoạn nha.


1. Mạt cưa mướp đắng: Điển tích từ chuyện cổ tích: Một người lấy mạt cưa làm cám, đợi lúc nhá nhem tối, đem ra chợ bán, lại gặp một người đem mướp đắng giả làm dưa chuột ra bán. Hai người bán lẫn cho nhau, thế là bợm lại mắc bợm. Đây nói Mã Giám Sinh và Tú Bà cùng là phường bịp.
2. Đã lề: Ý nói đã thành nề nếp, đã quen nghề.
3. Nghinh hôn: Đón dâu.
4. Bẻ hoa: Phá trinh tiết của Kiều
6. Biết hoa: Biết giá trị của hoa. Ý nói bọn làng chơi đã dễ mấy người phân biệt được gái tân với gái mất tân.
7. Nước vỏ lựu, máu mào gà: Câu này ý nói đào tiên đã tới tay thì vin cành bẻ phắt đi cho thoả sự đời (chú thích 4).
8. Lầu mai: Chòi canh về sáng.
9. Còi sương: Tiếng tù và thổi lúc sớm tinh sương.
10. Đoạn trường: Đứt ruột có nghĩa đau đớn quá (như dứt từng khúc ruột). Phân kỳ: chia đường, chia lìa mỗi người mỗi ngả như nói “chia tay”.
11. Vó câu: Vó ngựa (câu: ngựa non đang sức lớn). Những chữ “khấp khểnh”, “ghập ghềnh” vừa tả con đường đi gồ ghề khó khăn, vừa ngụ ý thân thế Kiều đã long đong vất vả ngay từ lúc bước chân ra đi...
12. Trường Đình: Đời Tần, Hán, người ta chia đường ra từng cung, cứ năm dặm là một cung ngắn, có một cái quán, gọi là “đoản đình” (quán ngắn) mười dặm là một cung dài, lại có một cái quán nữa gọi là “trường đình” (quán dài). Tục cổ, chủ thường tiễn khách ra khỏi mười dặm đường làm tiệc tiến hành ở trường đình rồi mới trở về.
13. Thơ đào: Đây có nghĩa là con gái ít tuổi, ngây thơ.
14. Tuần: Tuần rượu, mỗi chén rượu đôi bên cùng uống cạn là một tuần.
15. Chén khuyên: Chén khuyên mời, đây là chén rượu tiến.
16. Nghỉ: Nó, hắn, y, thổ âm Nghệ Tĩnh đây chỉ Mã Giám Sinh.
17. Trước yên: Trước yên ngựa của Mã Giám Sinh.
18. Nghìn tầm: Tầm là một đơn vị đo lường cổ của Trung Quốc, dài tám thước. Nghìn tầm: 8000 thước, nghĩa bóng là cao lắm.
19. Tùng quân: Tùng là cây thông, một thứ cây cao lớn, thân thẳng và cứng cáp, mùa đông lá cây vẫn xanh tươi, trong văn cổ, thường dùng để tượng trưng cho người trượng phu. Quân là cây trúc, dóng thẳng đốt ngang, thân rỗng mà không cong queo, thường dùng để tượng trưng cho người quân tử.
20. Cát đằng: Dây sắn, một loại day phải leo bám vào những cây to, người ta thường nói “cát đằng” “cát luỹ” hay “sắn bìm” để chỉ người vợ thiếp.
21. Nhiệm trao: Ý nói số trời mầu nhiệm đã buộc sợi “xích thằng”.
22. Gương nhật nguyệt: Gương mặt trời, mặt trăng. Chữ “gương” hàm ý soi tỏ tội lỗi. Dao quỷ thần: gươm dao của quỷ thần, hàm ý trừng phạt. Ý Mã nói: nếu sau này ăn ở không thuỷ chung, sẽ có trời soi tỏ tội lỗi và bị quỷ thần trừng phạt.
23. Gió giục mây vần: Tả xe Kiều đi mau lẹ, vội vã.
24. Lời non sông: Kiều thấy trăng mà nhớ đến cái “vầng trăng” đêm nào đã chứng kiến cuộc thề nguyện của hai người - Kim Trọng và Thúy Kiều.
25. Thần hôn: Sớm hôm, chỉ sự sớm hôm chăm sóc thăm hỏi cha mẹ.


Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi.
-----
Poem Nguyen | Tiểu Thơ,
Instagram: @poemypodcast
Email: poemsnguyen@gmail.com

Comments