“Trước lầu Ngưng Bích khóa Xuân” Khóa lại tuổi xuân của Kiều, khóa lại tất cả những ký ức tươi đẹp của Nàng, mà giờ đây chẳng thể chạm đến. Thời gian như ngừng trôi. Trời thu càng thêm não nề. Cuộc sống dường vô thường. Tâm trạng nàng hỗn độn tơ vò. Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ Mẹ Cha. Nàng vẫn nuôi một khát vọng chốn khỏi nơi đây, chốn thanh lâu lạ lẫm, thị phi. Cũng vì thế mà mắc lừa Sở Khanh, nối tiếp những đoạn trường đâu đứt ruột.
* Chú thích:
1. Tiền Đường: Tên một con sông chảy qua gần Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
2. Hoa xuân đương lên nhuỵ, tức mới nở. Ý nói Kiều còn trẻ trung.
3. Đá vàng: Chỉ lòng kiên trinh của phụ nữ
4. Khoá buồng xuân: Khoá kín vẻ xuân trong buồng, như nói cấm cung.
5. Đợi ngày đào non: Đợi ngày lấy chồng.
6. Thần mộng: Lời báo mộng của quỷ thần (tức Đạm Tiên).
7. Túc nhân: Nhân duyên có sẵn từ trước, như nói duyên số tiền định.
8. Đãi đằng: Tiếng cổ, nghĩa là giãi bày. Ca dao: “Cá buồn cá lội tung tăng, Em buồn em biết dãi dằng cùng ai”. Ở đây đãi đằng có nghĩa là điều ra tiếng vào của những người khách chơi.
8. Ngưng Bích. Tên cái lầu mà Tú Bà dành cho Kiều ở. Ngưng bích nghĩa là đọng (tụ) lại màu biếc.
9. Chén đồng: Chén đồng tâm, tức chén rượu thề nguyền đồng tâm với nhau.
10. Quạt nồng ấp lạnh: Quạt khi nồng, ấp khi lạnh, do chữ đông ôn hạ sảnh ở Kinh Lễ.
11. Sân Lai: Sân Lão Lai. Theo sách Cao Sĩ truyện: “Lão Lai Tử, người nước Sở, đời Xuân Thu, tuổi đã ngoài bảy mươi, mà còn cha mẹ già, ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ, ra múa ở trước sân, rồi giả cách ngã, khóc, như trẻ con, để làm cho cha mẹ vui”. Đây nói bóng sân nhà cho mẹ, tức nhà mình.
12. Gốc tử: Gốc cây tử (loài cây thị). Đây dùng chỉ cha mẹ, “gốc tử đã vừa người ôm” nói bóng cha mẹ đã già rồi.
13. Duềnh: Vực sâu, vũng biển.
14. Rèm châu: Rèm kết bằng ngọc châu
15. Mạch: Dòng dõi.
16. Bóng nga: Bóng người đẹp, chỉ Kiều
17. Đeo đai: Vương vấn ra vẻ quyến luyến.
18. Tông nguyệt trên mâyÝ nói có một phẩm giá khác đời, như Hằng Nga trong cung nguyệt hay tiên nữ trên cung mây.
19. Lòng này ai tỏ cho ta, hỡi lòng: Chữ lòng ở đầu câu là Sở Khanh tự nói lòng mình còn chữ lòng ở cuối câu là Sở Khanh hỏi lòng Kiều, hai chữ chỉ riêng hai người.
20. Song thu: Cửa sổ mùa thu (nói thời tiết khi ấy).
21. Tiên mai: Do chữ mai tiên, tờ tiên có vẽ cành hoa mai.
22. Tích việt: Chữ Hán được viết là 昔越. Chữ 昔 được chiết tự là 卄一日 (chấp nhất nhật). Chữ 越 chiết tự là 走戉 (tẩu việt), trong đó chữ 戉 tự dạng gần với 戌 (Tuất). Do vậy “tích việt” ám chỉ là giờ Tuất ngày hai mươi mốt thì chạy trốn. Đó là Sở Khanh bí mật hẹn ngày giờ đi trốn mà Kiều đã lấy ý tứ suy đoán ra.
23. Tuất thì: Giờ Tuất, tức tám, chín giờ tối hiện nay.
24. Ngậm trăng nửa vành: Ý nói buổi tối, vầng trăng chiếu vào hoa trà mi ngậm lấy nửa vành trăng.
25. An cần: Ở đây có nghĩa là khẩn khoản.
26. Bèo bọt: Như bèo hay bọt trôi nổi trên mặt nước, ngụ lý lưu lạc lẻ loi.
27. Yến anh: Đây chỉ gái nhà chứa. Ý Kiều nói nàng như con chim lạc đàn, lại mang lấy cái nợ làm gái nhà chứa.
28. Cốt nhục tử sinh: Chữ “Sinh tử nhục cốt”. Tả truyện: “Sở vị sinh tử cốt dã” (Thế gọi là làm sống lại người chết, làm mọc thịt nắn xương khô - làm cho người đã chết sống lại, xương đã khô mọc thịt ra). Do đó, người ta thường chỉ sự làm ơn rất sâu sắc, to lớn.
29. Kết cỏ ngậm vành:Tả truyện: Nguỵ Thù nước Tấn, có tột người thiếp yêu, khi sắp chết còn dặn con là Nguỵ Khoả phải đem cả người thiếp chôn theo. Nguỵ Thù chết, Nguỵ Khoả cho người thiếp về không đem chôn theo. Sau Nguỵ Khoả làm tướng đi đánh giặc nước Tần, gặp tướng Tần là Đỗ Hồi, khoẻ mạnh có tiếng, đang lúc đánh nhau, tự nhiên Đỗ Hồi vấp phải đám cỏ mà ngã, bị Nguỵ Khoả bắt được. Đêm về, Nguỵ Khoả mộng thấy một ông già đến nói rằng: “Tôi là cha người thiếp, cảm ơn ông không chôn con gái tôi, nên tôi kết cỏ quấn chân Đỗ Hồi cho nó ngã vấp để báo ơn”.
-----
Poem Nguyen | Tiểu Thơ,
Instagram: @poemypodcast
Email: poemsnguyen@gmail.com