137_Truyện Kiều | Kiều bị Tú bà và Sở Khanh lừa, chính thức ở lại Lầu Xanh _Hồi XI (Câu 1123-1274) | Nguyễn Du.
JAN 03
Description Community
About

Cuộc sống chốn thanh lâu: "Khi tỉnh rượu lúc tàn canh. Giật mình, mình lại thương mình xót xa.”  Của Thúy Kiều bắt đầu từ đây. Nàng buồn tủi, u sầu, nhưng cũng phải đành mặc cho số phận. Như một
thân xác tồn tại không hồn, chỉ những khi trầm mặc nhớ về Gia đình nơi xa, nhớ về Kim Trọng nàng mới thấy mình đang sống, nhưng Kiều đâu còn là Kiều của ngày xưa nữa. Nhớ Kim Trọng, nàng đâu dám nghĩ đến lời thề nước non, chỉ mong chàng đã ấm yên cùng Thúy Vân. Nhớ cha mẹ, thương hai em, nhưng Kiều phải đành phó mặc cho số phận...
* Chú thích:


1. Dậy dàng: Xôn xao ồn ào nổi lên.
2. Gan vàng: Có nghĩa như “lòng vàng”. Kiều đoán có người đuổi theo phía sau nên hồi hộp sợ hãi...
3. Dặm rừng: Đường rừng, lối đi trong rừng
4. Lắm nau: Lắm nao, có nghĩa là đến như thế sao.
5. Vuốt: Móng sắc của loài thú. ý nói không thoát lối nào được.
6. Thú phục: Thú tội.
7. Cung chiêu: Cung khai, nhận tội Tú bà muốn bắt buộc Kiều giữ lời hứa, nên bắt làm tờ cung chiêu nhận tội, và bắt người đứng bảo lĩnh về lời cam kết của nàng.
8. Bày vai: Cùng hàng cùng lứa.
9. Chịu đoan: Chịu nhận trách nhiệm về Kiều.
10. Đà đao: Khi đánh giặc, giả thua chạy để người ta đuổi theo, rồi thình lình quăng dao lại chém, gọi là “đà đao”. “Đà đao” đây là một chước lừa.
11. Một cốt một đồng: Nói Tú Bà với Sở Khanh thông đồng hiệp mưu với nhau để đánh lừa Kiều.
12. Thị hùng: Cậy sức mạnh mà ra oai đánh đập người.
13. Anh, yến: Chỉ chung những người con gái
14. Mặt ấy, mặt này: Mặt ấy, mặt này: mấy tiếng này, Kiều xỉa xói vào mặt Sở Khanh mà nói, đối đáp lại tiếng “mặt mày” của Sở Khanh ở trên.
15. Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung: Khép mở, riêng chung: chỉ giọng nói tỉ tê, nửa khép nửa mở, mối tình nỉ non, như riêng như chung, tức những mánh khoé quyến rũ.
16. Vành ngoài bảy chữ: Bảy cách đối với khách ở bề ngoài để cho khách say mê.
17. Vành trong tám nghề: Tám cách đối đãi trong khi ăn nằm với khách, đối với mỗi hạng người, dùng một lối riêng để làm vừa lòng họ.
18. Khoé hạnh: Khoé mắt, mắt sắc như lá hạnh. Cả câu ý nói khi mắt liếc, khi mày đưa.
19. Người soi: Người sành sỏi, lịch lãm, biết ngón chơi.
20. Nét nguyệt: Nét lông mày hình vành trăng.
21. Vẻ hồng: Vẻ mặt hồng.
22. Trướng đào: Màn màu đỏ, phụ nữ thường dùng
23. Lá gió cành chim: Lá đưa gió, cành đón chim, chỉ sự đưa đón khách chơi.
24. Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh: Tống Ngọc người nước Sở, đời chiến quốc, đẹp trai, có những bài Cao đường phú, Thần nữ phú, nói về chuyện mây mưa của thần núi Vu Sơn... Tràng Khanh (chính là chữ Trưởng nhưng thường đọc là Trường hay Tràng): tự của Tư Mã Tương Như, người Hán, yêu sắc đẹp của Trác Văn Quân, gảy đàn cầm gợi tình, làm cho nàng đang đêm bỏ nhà chốn theo mình. Tống Ngọc và Tràng Khanh đều giỏi từ phú, là hai người tài tử, do đó, câu này ngụ ý khách đến chơi toàn những hạng phong lưu quý phái.
25. Mưa Sở mây Tần: Chỉ sự ái ân trai gái.
26. Gió tựa hoa kề: Ý nói những cảnh vui thú ở chốn thanh lâu.
27. Tuyết ngậm: Bóng trăng tỏ soi khắp bốn bề. Hai câu 1241-1242 (Đòi phen gió tựa hoa kề. Nửa rèn tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu), tả bốn cảnh: gió, hoa, tuyết, trăng (phong, hoa, tuyết nguyệt). Kế tiếp là hai câu: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu? Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!. Đoạn này ý nói Thúy Kiều u sầu nên cảnh có đẹp mấy cũng buồn.
28. "Đôi phen nét vẽ câu thơ. Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa" . Hai câu này tả bốn thú chơi: gẩy đàn, đánh cờ, ngâm thơ, vẽ tranh (cầm, kỳ, thi, hoa).
29. Gió trúc mưa mai: Mưa gió chỉ sự ái ân (như nghĩa mưa gió dập vùi) trúc mai chỉ sự bạn. Đây tiếp ý trên: Kiều thờ ơ với tất cả những chuyện mưa gió, trúc mai.
30. Giùi mài: Như nói mòn mỏi, thui thủi. Cũng có ý như là bị dập vùi.
31. Bóng dâu: Bóng mặt trời xế trên ngọn dâu. Sách “Hoài nam nữ” nói: Mặt trời xế về phía phương Tây, gác bóng trên ngọn cây. Người sau mượn chữ bóng dâu để ví tuổi già.
-----
Poem Nguyen | Tiểu Thơ,
Instagram: @poemypodcast
Email: poemsnguyen@gmail.com

Comments