“Bạn là ai sau khi rời giảng đường đại học? Bạn tìm kiếm một công việc như thế nào sau khi tốt nghiệp? Một công việc lương cao trong một tập đoàn lớn hay chỉ đơn giản là có cho mình một công việc như một điều hiển nhiên sau khi ra trường?”… Có vô vàn câu hỏi tương tự được đặt ra cho người trẻ, thậm chí là do chính họ tự đặt ra cho bản thân mình khi bước vào một giai đoạn chuyển giao mới của cuộc đời.
Chia sẻ trong podcast EduStation tập 31, TS Bùi Trân Phượng nhận định đây là một trong những thời khắc quan trọng trong cuộc đời mà người trẻ nên suy nghĩ lại để tìm cách hiểu mình sâu sắc hơn, nhất là trong bối cảnh vẫn còn nhiều bất cập cùng rất nhiều điều gây rối nhiễu tâm trí như chuẩn mực xã hội hay áp lực đồng trang lứa. Với cô, hiểu mình là một quá trình mà ở đó người trẻ không nên lao vào những triết lý quá cao siêu như “Tôi là ai?” hay “Tại sao tôi lại có mặt trên cuộc đời này?” mà nên xuất phát từ chính sự tự tin. Đó là sự tự tin vào chính bản thân mình, tin vào những điều mình đang có và cả những điều mình chưa có để không rơi vào ảo tưởng. Một khi hiểu mình đúng, ta sẽ nhìn thấy được giá trị bản thân và động lực để phấn đấu đạt được những phẩm chất, năng lực mà mình mong muốn.
Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera
Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate cho EduStation tại:
● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera
● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera
Ngoài ra bạn còn có thể gửi email nhận xét, phản hồi và ý tưởng cho Podcast về địa chỉ team@vietcetera.com.