Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng
OCT 02, 2022
Description Community
About

Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 11 hôm nay, xin mời các bạn lắng nghe 16 câu đầu trongChinh phụ ngâm khúc diễn ca, bản dịch Nôm tác phẩmChinh phụ ngâm khúccủa Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm chuyển dịch.

Chinh phụ ngâm khúc diễn calà bản dịch tiếng Nôm đầu tiên của tác phẩmChinh phụ ngâm, hay còn có tên gọi khác làChinh phụ ngâm khúc, do tác giả Đặng Trần Côn viết vào khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng. Thi phẩm văn vần dài 476 câu thơ, viết theo thể trường đoản cú, câu dài nhất lên đến 12, 13 chữ, câu ngắn nhất chỉ 3, 4 chữ. Đoàn Thị Điểm đã chuyển dịch thành thể song thất lục bát gồm 412 câu. Bài thơ là lời than vãn độc thoại nội tâm của người phụ nữ có chồng đi đánh trận, xoáy sâu vào nỗi cô đơn, buồn tủi khi xa chồng và cả nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận trượng phu giữa chiến trường khốc liệt.

Bản dịch song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm thường được so sánh vớiCung oán ngâm khúccủa Nguyễn Gia Thiều cũng viết bằng chữ Nôm theo thể song thất lục bát. Theo đó, cả hai đều phản ánh số phận người phụ nữ giữa xã hội phong kiến, song bản diễn Nôm củaChinh phụ ngâmhướng về đời sống bình dị với nỗi nhớ mong chồng và khát khao đoàn tụ của người chinh phụ. Dẫu có nhiều bản dịch Nôm củaChinh phụ ngâm khúcnhưng nhờ tài văn và cách xử lý câu từ khéo léo của Đoàn Thị Điểm mà bản dịch của bà đến nay vẫn là bản phổ biến nhất, đến nỗi nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai phải cảm thán: "người ta chỉ biết có một bài chinh phụ, người ta chỉ nhớ đến một khúc ngâm chinh phụ: ấy là tập Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm."

Sau đây, xin mời các bạn lắng nghe 16 câu đầu trongChinh phụ ngâm khúc diễn ca của Đoàn Thị Điểm qua giọng diễn ngâm của hoạ sĩ/nghệ sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hùng Cường.

Comments