Tôi tiễn chân người sang biệt ly
OCT 30, 2022
Description Community
About

Các bạn thân mến, trong số Ng-Âm Thơ ngày hôm nay, xin mời các bạn cùng lắng nghe hai bài thơ của nhà thơ thôn quê Nguyễn Bính.

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh ngày 13/2/1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, nay là xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, mất ngày 20/1/1966 khi mới chỉ 47 tuổi. Ông vốn sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, lại mồ côi mẹ từ bé nên khi mới mười ba tuổi, ông đã phải rời quê hương, theo chân anh cả tới Hà Đông kiếm sống. Tuy có cuộc đời nhiều vất vả, nhưng do được cha và anh nhọc công dạy dỗ nên Nguyễn Bính cũng sớm bộc lộ năng khiếu thơ ca. Trong đó, giai đoạn 1940 - 1942 là giai đoạn hồn thơ Nguyễn Bính bung nở rực rỡ nhất, với nhiều tập thơ gây được tiếng vang:Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941),Người con gái ở lầu hoa, Mười hai bến nước (1942). Trong kháng chiến chống Pháp, ông sáng tác nhiều. Thơ ông thời kỳ này chủ yếu phục vụ kháng chiến, với các tác phẩm được lưu truyền rộng rãi, đặc biệt là ở Nam Bộ:Ông lão mài gươm, Trăng kia đã đứng ngang đầu…

Thơ Nguyễn Bính, như Hoài Thanh trongThi nhân Việt Nam đã từng nhận xét, là một hồn thơ“quê mùa”, dung dị và đầy tình cảm. Thơ ông chủ yếu viết theo thể lục bát, đậm đà phong vị dân tộc. Lời thơ chân chất, đằm thắm, gần gũi với ca dao. Hình ảnh thường trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Bính là những đôi trai gái mới yêu, những anh trai làng, những cô gái đò, những con người nặng tình khao khát tình yêu và luôn trăn trở với căn bệnh “tương tư” khó chữa. Bởi vậy, đọc thơ Nguyễn Bính, ta không tìm thấy những ước lệ mực thước, cổ điển như trong thơ cũ; dầu là thơ mới, ta cũng không tìm thấy vẻ siêu thực, kỳ dị như của các nhà thơ hiện đại cùng thời.

Đọc thơ Nguyễn Bính, giống như Nguyên Sa từng nhận xét, đọc thơ ông, ta chỉ thấy đong đầy “tiếng hát”:“Tiếng hát võng đưa. Tiếng hát lũy tre, tiếng hát buổi chiều mùa thu còn chút nắng không đủ ấm tiếng hát trẻ nhỏ khóc, tiếng hát thiếu nữ ngồi hong tóc, tiếng hát của mẹ của Hà Nội xa tắp của Vân Đình lo sợ, của những ngôi làng ven đường số năm cuối cùng trong ảo vọng.”Một tiếng hát đậm đà chân quê.

Sau đây, xin mời các bạn lắng nghe hai tác phẩm “Trường huyện,” hay còn được biết đến với cái tên “Bươm bướm ngày xưa” và “Nhớ người trong nắng,” qua giọng diễn ngâm của hoạ sĩ/nghệ sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hùng Cường.

Comments