Co-founder là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Co-founder và Founder
JUN 19, 2022
Description Community
About

Co-founder là gì? Co-founder là cụm từ được sử dụng để nói về sự hợp tác, đồng sáng lập giữa nhiều người với nhau. Từ đó tạo nên một tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay một đơn vị cụ thể nào.


Nếu một doanh nghiệp, công ty có 2 người làm chủ thì ta gọi đó là Co-founder của công ty. Thuật ngữ Co-founder được giải thích như sau:



  • Found: mang ý nghĩa sáng lập, thành lập, đặt nền móng xây dựng.

  • Co-found: mang ý nghĩa đồng sáng lập, đồng thiết lập.


Một ví dụ để bạn đọc dễ hình dung đó là Sergey Brin và Larry Page là 2 nhà đồng sáng lập của Google. Vậy thì cả 2 người họ đều được gọi là Co-founder của Google.


Hiện nay, hình thức đồng sáng lập doanh nghiệp khá phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Startup, doanh nghiệp trẻ. Khi được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo theo hình thức hợp tác, doanh nghiệp sẽ được đầu tư nhiều hơn về mặc chất xám. Đồng thời được chăm sóc kỹ hơn để phát triển thành quy mô rộng lớn trong khoản thời gian ngắn.


Phân biệt sự khác nhau giữa Co-founder và Founder


Bên cạnh Co-founder, chắc chắn bạn cũng từng nhiều lần nghe qua khái niệm Founder. Founder là chủ công ty, doanh nghiệp, trực tiếp chịu rủi ro để đứng ra thành lập công ty, tổ chức đơn lẻ. Bên cạnh đó, họ là người có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, phát triển và biến ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời tìm kiếm các nguồn đầu tư để duy trì hoạt động doanh nghiệp.


==> Để hiểu rõ hơn về Founder bạn có thể xem bài viết: Founder là gì?


Founder sẽ là người có sẵn ý tưởng kinh doanh, tích lũy kiến thức, có tính đột phá trong kỹ thuật, có cái nhìn sâu sắc về một vấn đề, hiểu biết rộng, có niềm đam mê mãnh liệt,… Các Founder này sẽ tìm kiếm các nhà đồng sáng lập và biến họ trở thanh một phần trong nhóm những người sáng lập. Từ đó điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp.


Không giống như Co-Founder, Founder sẽ là những người trực tiếp đứng ra điều hành và định hướng hoạt động của doanh nghiệp một cách độc lập mà không cần đến sự hỗ trợ dòng vốn từ người khác. Cùng không cần phải thảo luận, tham khảo ý kiến như hình thức đồng sáng lập.


Founder là hình thức được khá nhiều cá nhận lựa chọn và áp dụng. Tuy nhiên họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, khó khăn với khối lượng công việc chồng nhất và phức tạp.


Và quan trọng, cả Co-founder và Founder sẽ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế chứ không sử dụng trong lĩnh vực chính trị.

Comments