Quy luật cạnh tranh (Competition Law) là sự điều tiết mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất, trao đổi hàng hóa một cách khách quan. Khi tham gia vào thị trường, các chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa ngoài hoạt động hợp tác thì cũng cần chấp nhận quy luật cạnh tranh.
Trong kinh tế thị trường, hoạt động cạnh tranh là điều tất yếu. Nói một cách đơn giản thì cạnh tranh chính là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhằm thực hiện tối đa lợi ích của mình.
Ví dụ quy luật cạnh tranh
Ví dụ 1: Bên bán luôn muốn bán sản phẩm với giá cao nhất, còn bên mua luôn giá rẻ hơn, 2 bên đều muốn cạnh tranh để mình có lợi nhất.
Ví dụ 2: Người bán Táo và Lê cạnh tranh với nhau về giá để bán được nhiều, nhanh nhất có thể. Xét trên cùng công năng Táo và Lê đều là 2 loại trái cây có giá trị sử dụng ngang nhau (bỏ qua yếu tố sở thích, chất lượng) thì ai bán giá rẻ hơn thì sẽ bán được nhanh hơn.
Ví dụ 3: Cửa hàng A và B đều bán quần áo thời trang cho giới trẻ. Cửa hàng A chuyên nhập hàng sản xuất Việt Nam mẫu mã không mới, không cập nhật xu hướng như cửa hàng B chuyên lấy sỉ tại các trang mạng của Trung Quốc. Theo thời gian, cửa hàng B luôn bán hàng được nhiều hơn, cửa hàng A thua lỗ phải đóng cửa.
Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.
Để hiểu rõ hơn về kinh tế thị trường bạn có thể xem bài viết: Kinh tế thị trường là gì?
Tác động của quy luật cạnh tranh
Quy luật cạnh tranh mang tính 2 mặt: Tích cực và tiêu cực. Tìm hiểu chi tiết về tính 2 mặt của quy luật cạnh tranh dưới đây!
1. Tác động tích cực của Quy luật cạnh tranh
Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường các chủ thể không ngừng tìm kiếm, cải thiện các ứng dụng, vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hệ thống dây chuyền sản xuất, đồng thời nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm hướng đến kết quả thúc đẩy sự phát triển của lực lượng xã hội.
Ví dụ: Sự cạnh tranh giữa các hãng Tivi như Sony, Samsung, LG, TCL, Panasonic,... Để có thể chiếm lĩnh thị trường và trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng thì bắt buộc các nhãn hàng tivi cần nghiên cứu, phát triển thêm nhiều tính năng, thay đổi thiết kế mẫu mã đẹp mắt, hỗ trợ chính sách bảo hành,...
Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường
Trong một nền kinh tế thị trường, để đảm bảo lợi nhuận tối đa thì các chủ thể kinh tế ngoài sự hợp tác thì họ luôn sẵn sàng cạnh tranh với nhau để giành cho mình những điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất và đảm bảo tính sáng tạo, đổi mới.
Từ sự cạnh tranh này, các chủ thể kinh tế trở nên năng động hơn, nhạy bén hơn với những biến động của thị trường. Cách chính sách kinh tế được cải thiện thường xuyên sao cho phù hợp với quy luật phát triển của cơ chế thị trường. Nhờ sự vận động này mà nền kinh tế thị trường được hoàn thiện không ngừng.