Quy luật lợi ích cận biên giảm dần là gì? Giá trị sử dụng và trao đổi?
JUN 11, 2022
Description Community
About

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần (Law of Diminishing Marginal Utility) là khi người tiêu dùng tiêu thụ một mặt hàng hay sản phẩm bất kỳ nào đó, thì lợi ích hay sự hài lòng mà họ có được khi tiêu dùng sản phẩm sẽ giảm đi khi số lượng tiêu thụ ngày càng tăng cao.


Nội dung của quy luật lợi ích cận biên giảm dần


Trong kinh tế học, quy luật lợi ích cận biên giảm dần thể hiện lợi ích cận biên của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm khi nguồn cung sản phẩm tăng lên. Tiếp đến, những tác nhân kinh tế sẽ tác động lần lượt số lượng hàng hóa, dịch vụ làm cho ngày càng giảm sút cho đến khi nó mất hết giá trị.


Quy luật lợi ích cận biên giảm dần còn được sử dụng để giải thích cho nhiều hiện tượng kinh tế khác như lý thuyết về thị hiếu người dùng theo thời gian.


Khi một cá nhân có sự tương tác nhất định với một hàng hóa kinh tế nào đó, đơn vị đầu tiên được tiêu thụ chính là dành mục đích có giá trị cao nhất, đơn vị thứ hai sẽ được sử dụng cho mục đích có giá trị thứ hai, và cứ tiếp tục như vậy.


Nói cách khác, quy luật lợi ích cận biên giảm dần quy định rằng, khi người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa, họ không đặt giá trị tất cả các mặt hàng là như nhau. Họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng nhất định và ít hơn cho các mặt hàng khác.


Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi trong quy luật lợi ích cận biên giảm dần?


Giá trị sử dụng hay còn gọi là lợi ích mà người tiêu dùng nhận được bao gồm các giá trị mà họ nhận được khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Số tiền phải chi trả để mua hàng hóa hay dịch vụ được gọi là giá trị trao đổi hàng hóa.


Giá trị sử dụng thông thường luôn lớn hơn giá trị trao đổi hàng hóa ở công cụ sản xuất như máy tính, ô tô, máy móc, thiết bị,… Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh điều này vì nếu không thì bạn đã không bỏ ra một số tiền rất lớn để mua nó mà thu lại giá trị sử dụng không bằng giá trị trao đổi ban đầu.


Trong trường hợp này thì lợi ích cận biên cũng theo xu hướng giảm dần. Khi chúng ta mua hai chiếc ô tô nhưng nhu cầu đi lại không tăng lên thì rõ ràng rằng chiếc ô tô thứ hai mang lại ít lợi ích hơn hẳn so với chiếc ô tô đầu tiên.


Quy luật này chính là tiền đề cho quá trình định giá sản phẩm. Có hai cách định giá sản phẩm chính như sau:


– Định giá căn cứ vào chi phí: Tổng chi phí + Lợi nhuận mong muốn.


– Định giá theo nhu cầu: Căn cứ vào mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả, xác định tương đối với lợi ích mà họ nhận được.


Ví dụ khi cốc bia đầu tiên bạn có thể bán với giá là 10.000 đồng thay vì giá cũ 5.000 đồng; từ cốc thứ hai sẽ giảm 1.000 đồng tức là còn 9.000 đồng,… Như vậy người uống sẽ liên tục nhận thấy được lợi ích cận biên của họ luôn cao hơn giá thành chi trả cho cốc bia. Khi này việc định giá bia sẽ được thực hiện theo nguyên tắc lợi nhuận giảm dần cho đến khi bằng 0 thì ngừng.


Một trong những vấn đề khó khăn ở đây chính là nếu như có giá độc quyền thì còn có thể thực hiện được ý tưởng nói trên. Tuy nhiên khi có nhiều người bán bia, nếu ta bán với giá 10.000 đồng mà quán kế bên bán 5.000 đồng thì khách hàng sẽ đổ xô sang bên đó.

Comments