Quy luật mâu thuẫn là gì? Ví dụ về quy luật mâu thuẫn trong triết học?
JUN 02, 2022
Description Community
About

Quy luật mâu thuẫn là một quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử nhằm khẳng định rằng: Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều có sự tồn tại cũng như mâu thuẫn từ bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn có tên gọi khác là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.


Nội dung của quy luật mâu thuẫn


Hầu hết các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng các khuynh hướng, mặt đối lập với nhau. Từ đó tạo nên những mâu thuẫn trong chính bản thân chúng. Sự thống nhất và đấu tranh được hình thành từ các mặt đối lập sẽ tạo ra xung lực nội của sự vận động và phát triển, rồi dẫn đến kết quả cái mới dần thay thế cái cũ.


1. Mặt đối lập


Mặt đối lập chính là những mặt có các đặc điểm, thuộc tính, quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái ngược và tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, trong tư duy và xã hội.


2. Mâu thuẫn biện chứng


Đây là một trạng thái mà các mặt đối lập có mối liên hệ, có tác động qua lại lẫn nhau. Theo đó thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách phổ biến và khách quan ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên.


Trong mâu thuẫn biện chứng, tư duy sẽ có sự thể hiện mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc sự phát triển nhận thức.


3. Sự thống nhất của các mặt đối lập


Sự thống nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại cùng nhau nhưng không tách rời nhau của các mặt đối lập. Sự tồn tại đó cần phải dựa trên sự tồn tại của mặt khác làm tiền đề.


Sự thống nhất này tạo nên các nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Khi tới một mức độ nhất định chúng sẽ có khả năng chuyển hóa lẫn nhau.


Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng tồn tại các biểu hiện tác động ngang nhau, đây chỉ là trạng thái vận động khi diễn ra sự cân bằng.


4. Sự đấu tranh của các mặt đối lập


Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là sự tác động qua lại lẫn nhau theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau.


Các mặt đối lập có hình thức đấu tranh vô cùng đa dạng và phong phú. Phụ thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra các cuộc đấu tranh và các mặt đối lập tính chất.


5. Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển


Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập. Trong đó, hai xu hướng này sẽ tạo nên loại mâu thuẫn đặc biệt, từ đó mâu thuẫn biện chứng sẽ bao gồm cả sự đấu tranh và sự thống nhất của các mặt đối lập.


Trong quá trình phát triển và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau.


– Hành động đấu tranh giữa các mặt đối lập được quy định tất yếu đối với sự thay đổi các mặt đang tác động, khiến mâu thuẫn phát triển. Ban đầu, mâu thuẫn chỉ xuất hiện dưới dạng một vài điểm khác nhau cơ bản.


– Tuy nhiên theo khuynh hướng trái ngược thì điểm khác nhau này ngày càng lớn dần và lan rộng ra cho đến khi trở thành sự đối lập. Khi hai mặt đối lập có sự xung đột ngày càng gay gắt, đủ điều kiện sẽ tự động chuyển hóa lẫn nhau và mâu thuẫn sẽ được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ sẽ được thay thế bằng thể thống nhất mới hay sự vật mới sẽ dần thay thế cho sự vật cũ.


– Sự phát triển chính là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Khi đã có sự thống nhất thì các mặt đối lập cũng sẽ tồn tại sự đấu tranh. Đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập không thể tách rời nhau đối với mâu thuẫn biện chứng.


– Vận động và phát triển chính là sự thống nhất trong tính ổn định và tính thay đổi. Đấu tranh và sự thống nhất các mặt đối lập quy định về tính ổn định và tính thay đổi sự vật. Chính vì vậy mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

Comments