Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì? Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ? | Hương Nguyễn Montessori
JUL 15, 2021
Description Community
About

Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì? Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ? | Hương Nguyễn Montessori 

Bài viết chi tiết: http://tudaycon.com/khung-hoang-tuoi-len-2-la-gi-cach-hieu-qua-giup-be-vuot-qua-thoi-ky-khung-hoang-tuoi-len-2/

 ---

 Khi bé lên 2, nhận thức và vận động của bé phát triển, tâm lý của bé muốn khẳng định độc lập, muốn tự làm những việc liên quan tới bản thân, giúp đỡ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, kỹ năng của bé không đáp ứng được đủ với mong muốn, xảy ra việc khủng hoảng. Đặc biệt là khi người lớn không hỗ trợ bé được làm việc nhà (cùng tráng bát, lau nhà, tự mặc quần áo…) thì khủng hoảng sẽ kéo dài hơn. Hành vi thường gặp trong thời kỳ khủng hoảng là:  

1. Cảm xúc - hành vi: tâm trạng thất thường và thể hiện sự chống đối:

 - Gào khóc khi người lớn không hiểu ý. Ví dụ: Trẻ muốn lấy dép ở trên cao để đi. Mẹ đưa cho bé một đôi dép màu xanh, có thể bé sẽ gào khóc ngay khi được đưa dép. Vì bé đang thích đôi màu hồng hơn. 

- Dễ đá/ cắn những người xung quanh: Giai đoạn này, dù mong muốn rất nhiều nhưng trẻ không có đủ ngôn ngữ để miêu tả nhu cầu của mình. Khi xúc động, bé dễ bùng phát bằng đá/ cắn/ lăn đùng ra đất ăn vạ.  

- Tức giận nơi công cộng.  Đây là những thái độ cần phải được can thiệp, điều chỉnh từ người lớn đúng cách để ngăn chặn bé sinh ra thói quen không tốt về sau.  

2. Ngôn ngữ: nói “không” nhiều hơn  Bé bắt đầu nói “không” nhiều hơn  Đôi lúc, bé có thể làm người lớn bối rối khi bày tỏ “không” một cách vô nghĩa, trong nhiều tình huống: đi tắm, đưa cho bé đồ chơi yêu thích…Bé đang thử sức mạnh của từ này. Người lớn càng thể hiện cảm xúc lạ, phản ứng mạnh thì bé càng dùng.  

3. Một số thay đổi trong nếp sinh hoạt: Biếng ăn và khóc đêm  Giai đoạn này con đang mọc răng, vẫn bị ảnh hưởng bởi sự xa cách với mẹ (đi nhà trẻ). Một số em bé bắt đầu bỏ bỉm, nên bé cũng lo lắng việc chưa kiểm soát được cơ thể của bản thân.  

4. Bảo vệ lãnh thổ  Ở giai đoạn này, bé đang tìm hiểu khái niệm về sự sở hữu. Bé sẽ có nhu cầu sở hữu cao những món đồ của bản thân (đồ chơi, đồ dùng yêu thích, chỗ ngồi bé thường ngồi…) Bé trở nên nhạy cảm với “lãnh thổ” của mình và sẵn sàng đánh nhau với mọi người nếu cảm thấy “lãnh thổ” bị xâm phạm (bị lấy mất đồ chơi, bị người khác ngồi mất chỗ quen thuộc). Giai đoạn này, bé chưa sẵn sàng chia sẻ là chuyện bình thường trong tâm lý lứa tuổi.   

-- 

Liên hệ với mình tại: 

Website: https://tudaycon.com/ 

Tiktok:https://www.tiktok.com/@cohuongmontessori?lang=en

Facebook:https://www.facebook.com/coTomSu/

Email: tudaycon@gmail.com


Comments