Chủ nghĩa tối giản số, một triết lý sử dụng công nghệ trong kỷ nguyên số này. Trong podcast ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách làm sao để cải thiện những vấn đề của chúng ta với mạng xã hội nói riêng hay công nghệ nói chung, làm thế nào để không bị các tập đoàn công nghệ ngoài kia chi phối cuộc sống cá nhân và để công nghệ trở về với đúng vị trí của nó: đó là phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn đang cảm thấy quá tải vì sử dụng điện thoại quá nhiều, bạn cảm thấy mạng xã hội là một nơi quá ồn ào nhưng không thể nào ngưng được việc lướt liên tục, bạn đang kiếm tìm một giải pháp nhằm cải thiện những vấn để kể trên thì video này dành cho bạn. Thank you for listening! --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/the5ampodcast/message
Đây sẽ không phải là một tập podcast chữa lành mà bạn muốn nghe. Bởi vì trong tập podcast ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau trò chuyện về cách làm thế nào để tệ hơn mỗi ngày, làm thế nào để bị bỏ xa bởi 99% những những người còn lại trong mọi lĩnh vực và tự đẩy bản thân mình vào bế tắc, chán chường và biến cuộc đời của bạn trở nên như *** Tuy mình không biết làm thế nào để giúp bạn giỏi hơn 99% những người còn lại nhưng với kinh nghiệm là một “cựu loser”, mình biết rất rõ cách làm thế nào để lọt vào top 1% loser và kém cỏi. --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/the5ampodcast/message
Trên thế giới này có 2 kiểu người, người dậy sớm (morning person) và người thức khuya (night person). Morning person là những người thức dậy sớm vào buổi sáng, họ cảm thấy tràn trề năng lượng và năng suất hơn vào đầu ngày, và càng về cuối ngày, họ sẽ càng cảm thấy mệt mỏi, uể oải, lúc này, họ cần nghỉ ngơi để cơ thể “sạc” lại năng lượng cho ngày tiếp theo. Ở chiều ngược lại, night person là những người hoạt động năng nổ vào đêm khuya, sự tĩnh lặng của màn đêm sẽ giúp họ tập trung hơn và có nhiều ý tưởng thú vị hơn, tuy nhiên, vào đầu ngày thì có vẻ họ sẽ không năng nổ bằng những morning person, điều này lý giải vì sao những night person, hay những cú đêm thường sẽ thức rất khuya và ngủ dậy rất muộn. Theo văn hóa Á Đông và sự phổ biến của lịch trình 9 to 5 trong thời đại này, thì những night person dường như sẽ gặp bất lợi nhiều hơn bởi lịch trình sinh hoạt thiên về ban đêm, họ thường sẽ bị gán cho những định kiến như lười biếng, vật vờ,…hoặc được coi là một kẻ thất bại. Với sự phổ biến của lịch trình 9 to 5 trong thời hiện đại, một lịch trình quen thuộc với người Việt Nam, hay thậm chí là cả thế giới, mỗi ngày bạn phải có mặt ở văn phòng lúc 8 giờ sáng. Thì bất kể bạn là một morning person, hay night person, nhưng cuộc sống của bạn mỗi ngày gắn liền với lịch trình 9 to 5 này, và bạn đang chật vật trong vòng lặp, thức khuya - dậy muộn, năng suất công việc và chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng nặng nề, thì tập nội dung sắp tới trong tập podcast này dành cho bạn. --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/the5ampodcast/message
Fomo - nỗi sợ bị bỏ lỡ, một khái niệm đã không còn quá xa lạ với chúng ta nữa. Đặc biệt, trong thời đại mà smartphone đã trở thành vật bất ly thân của mỗi người, khi mà việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cũng như việc tiếp nhận những thông tin này trở nên vô cùng dễ dàng, thì Fomo ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Tuy không còn là khái niệm quá mới mẻ, tuy nhiên đây lại là một chủ đề thú vị và còn nhiều khía cạnh hay ho để khai thác. Liệu Fomo lúc nào cũng là một điều xấu? Làm thế nào để đối mặt với Fomo trong thời đại này? Hãy cùng 5AM Podcast đi vào tận cùng của Fomo để tìm hiểu về những tác động của nó tới cuộc sống của chúng ta, và từ đó tìm ra giải pháp DUY NHẤT cho vấn đề. Thank you for listening! Ghé thăm 5AM Podcast trên các nền tảng: - Facebook: https://www.facebook.com/the5ampodcast1 - Podcast: https://spotifyanchor-web.app.link/e/... - Instagram: https://www.instagram.com/5am.podcast/ Music: bensound.com License code: R8SIYMFIYW9MU8AY --- Send in a voice message: https://podcasters.spotify.com/pod/show/leec-podcast/message
"đau khổ là tự nguyện" ..................... Đây là lời tựa của cuốn "tôi nói gì khi nói về chạy bộ" của nhà văn Haruki Murakami. Với tư cách một người chạy bộ, đối chiếu với góc nhìn từ việc chạy bộ nói riêng và rộng hơn là cuộc sống, câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho mình từ khi mình biết đến nó. Tập đầu tiên của LeeC Podcast sẽ là một vài suy nghĩ và trải nghiệm của một người đã gắn bó với chạy bộ gần 10 năm. Mời các bạn lắng nghe! --- Send in a voice message: https://anchor.fm/leec-podcast/message