Chị Em Cùng Khùng

Nhu Pham & Ngan Le

About

Đến với Chị Em Cùng Khùng là nơi bạn có thể cảm thấy được lắng nghe, chữa lành, và học hỏi thêm về các chủ đề sức khỏe tâm lý mà mọi người thường lảng tránh vì “quá nhạy cảm.” Ngân và Như, hai co-hosts của podcast, sẽ nói chuyện một cách chân thật nhất về các vấn đề tâm lý qua câu chuyện của chính bản thân, của khách mời, và của chuyên gia.

Chia sẻ câu chuyện của bạn tại đây: https://forms.gle/oaDbTjdVHRbkazPo7

Instagram: @chiemcungkhung

Available on

Community

6 episodes

Du Học và Tìm Kiếm Bản Thân

Quá trình nộp đơn đại học có thể đem lại vô vàn cảm xúc lẫn lộn cho học sinh năm cuối. Bối rối. Căng thẳng. Cô đơn. Lạc lõng. Thế nhưng, có một cảm xúc mà ít người nói đến trong quá trình này — cảm giác nhận thức hơn về bản thân (self-awareness). Đôi khi trải qua cảm giác không chắc chắn là cần thiết để có thể hiểu bản thân hơn. Tập podcast hôm nay sẽ xoay quanh chính những cảm xúc đó, về chủ đề tìm kiếm bản thân trong quá trình nộp đơn đại học. Trong khi Hân, với kinh nghiệm nộp đơn thành công vào đại học Stanford năm ngoái, phản ánh lại xem quá trình viết luận đã giúp cô trưởng thành hơn, Tân và Ngân nói về những áp lực khiến việc viết luận trở nên khó khăn. Tùng so sánh trải nghiệm nộp vào khoa điện ảnh ở Úc và sự thật rằng danh tiếng không phải là điều mọi người chú trọng tại đây. Tuy cả bốn người đều có những luồng suy nghĩ khác nhau, có một điều mà cả bốn đều đồng ý: quá trình nộp đơn đại học chỉ là một phần nhỏ trong quãng đường dài để hiểu rõ bản thân và mục tiêu của mình trong cuộc sống Nếu có thời gian trước khi bấm nút submit nộp đơn, hãy ngồi xuống với Ngân, Tân, Hân, và Tùng và lắng nghe những chia sẻ thân mật của chúng mình về đam mê, mục đích của đại học, và danh tính của bản thân nhé! 

49m
Oct 31, 2021
Cách Ly Ảnh Hưởng Đến Bọn Mình Như Thế Nào?

Khoảng thời gian cách ly xã hội ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở Việt Nam, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong những tháng vừa qua đã làm trầm trọng thêm sức khoẻ tâm lý của nhiều người. Hãy cùng lắng nghe tập 5 để xem sự cách ly đã ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm lý của bọn mình như thế nào nhá. Mọi người hãy nhớ giữ gìn sức khoẻ, cả thể chất lẫn tinh thần trong mua dịch nha.

32m
Sep 04, 2021
Áp Lực Học Đường

Những chia sẻ từ Ngân, vừa hoàn thành lớp 11 tại một trường nội trú Mỹ, về một năm học online và Như, hiện đang năm trong gap year, về các kì tuyển sinh đại học hé lộ ít nhiều những vấn đề trong hệ thống giáo dục hiện nay.    Một năm rưỡi trước, sự căng thẳng từ trung tâm tư vấn áp lực và sự so sánh đã từng rút đi sức lực và sự hạnh phúc của Như trong nhiều ngày. Quyết định học gap year là một quyết định dũng cảm của Như để tìm lại bản thân mình và ổn định lại sức khoẻ tâm lý.  Đối với Ngân, học online ở nhà đã tách biệt cô khỏi sự cạnh tranh thường thấy giữa học sinh bên trường.  Chính nhờ sự tách biệt này mà Ngân đã có thể tập trung vào sự phát triển bản thân mà không cần những áp lực quá mức từ bên ngoài.   Áp lực học đường có thể đến từ gia đình hay bản thân nhưng phần lớn được gây nên bởi một hệ thống lớn hơn, khó thay đổi. Tập podcast tuần này, ngoài việc chia sẻ những câu chuyện, chúng tớ muốn đưa ra một số lời khuyên các bạn học sinh có thể áp dụng để giảm tải áp lực học đường.  Mùa thi cử sắp đến các bạn cùng cố lên nhé!

45m
Jun 02, 2021
Chấn Thương Tâm Lý Từ Gia Đình

Cảnh báo nội dung: Tập này có nhắc đến việc tự tử, tự làm hại bản thân (self-harm) và bạo lực gia đình Những vết thương mà chấn thương tâm lý để lại không phải lúc nào cũng hiển nhiên và rõ ràng; chúng như những vết sẹo tưởng chừng đã lành nhưng có thể nhói đau trở lại vào những lúc bạn không ngờ nhất.    Đối với Dương, những chấn thương đó đã để lại hơn 200 vết cut self-harm trên cơ thể của mình. Quá khứ trắc trở với cuộc li dị với bố mẹ và nỗi sợ bị bỏ rơi từ người mẹ kế là một trong những lí do Dương phải đấu tranh tâm lý ở hiện tại.   Chúng tớ mong những người nghe podcast có thể phần nào tìm thấy niềm an ủi trong câu chuyện của Dương và có động lực để tiếp tục sống.  Theo dõi instagram của chúng tớ để được cập nhật thêm nhiều thông tin: @chiemcungkhung

43m
Apr 28, 2021
Rối Loạn Ăn Uống Là Gì?

Căn bệnh rối loạn ăn uống phức tạp hơn nhiều so với tên gọi của nó là chứng rối loạn với “đồ ăn.” Thảo Phương, khách mời cho tập hai của chúng tớ, đã chống chọi với bệnh rối loạn ăn uống hai năm qua. Câu chuyện của cô ý khác hẳn với những gì bạn đã từng nghe: Thảo có niềm đam mê với chuyện nấu nướng và bộ môn múa cột. Ở ngoài nhìn vào, mọi người sẽ không thể tưởng tượng được những cuộc chiến với đồ ăn, ngoại hình, và áp lực Thảo phải gồng mình chống chọi.   Hãy cùng nghe tập 2 của chúng tớ “Khủng hoảng rối loạn ăn uống và văn hóa "gầy mới đẹp" ở Việt Nam” để hiểu rõ những khía cạnh phức tạp của căn bệnh này nhé!

1h 4m
Apr 13, 2021
Thế Nào Là "Khùng"?

Tập đầu bọn mình sẽ làm ngắn gọn thôi! Giới thiệu đôi chút về bản thân và lí do mà hai đứa bắt đầu podcast về sức khỏe tâm lý. Mối quan tâm của người Việt Nam cho sức khỏe vật chất và sức khỏe tâm lý vốn dĩ đã không cân bằng và ảnh hưởng khủng khiếp của sự thiếu cân bằng đó lại ít được thảo luận. Bằng cách đặt vấn đề ở một bức tranh tổng quát, bọn tớ hi vọng có thể cung cấp các bạn một khái niệm chung về tình trạng thiếu nhân lực cho ngành sức khỏe tâm thần ở Việt Nam và dành được sự quan tâm của mọi người cho những tập sau, dài hơn và chuyên sâu hơn!

20m
Mar 24, 2021