About

Available on

Community

1 episodes

CHUYỆN SINH VIÊN - HỌC ĐẠI HỌC CÓ NHÀN NHƯ LỜI ĐỒN???

TOPIC: HỌC ĐẠI HỌC CÓ THỰC SỰ NHÀN NHƯ LỜI ĐỒN? Câu trả lời không có đúng hoặc sai, vì nó phụ thuộc chủ yếu vào bản thân người học. Nếu bạn là người đầu tư thời gian cho việc học trong đại học một cách hợp lý, bạn sẽ thấy việc học đại học không có gì khó khăn cả, nhưng nếu vì thi đỗ, bạn ngủ quên trong chiến thắng thì bạn sẽ ngay lập tức bị dội một gáo nước lạnh vì học đại học không hề giống cấp 3 chút nào. Như mình có trích dẫn ở video trước,  các môn học khi học đại học sẽ không liên quan đến nhau quá nhiều, bạn có thể sắp xếp tuỳ ý trước sau (miễn là bạn thích và nếu ko có điều kiện tiên quyết của học phần). Thật ra, nói là điều kiện tiên quyết nhưng mình thấy đứa bạn mình nó học lung ta lung tung các học phần mà vẫn sống sót cầm tấm bằng (chứ bình thường là học không theo thứ tự tiên quyết dễ bị F lứm). Vì thế nên, hầu như các bạn học môn nào thì biết môn đấy và thường sẽ là học xong là quên gần hết :D. Nếu thực sự các bạn muốn việc học đại học trở nên nhàn hạ hơn thì dưới đây là một vài tips cho các bạn: 1.      Đầu tiên, hãy tập thói quen xem bài giảng (bằng cách đọc giáo trình hoặc slide do thầy cô cung cấp. Mình biết là việc này nghĩ đến các bạn sẽ thấy rất ngại đúng không, nhưng tin mình đi, nó không hề thừa một chút nào đâu. Mình so sánh đơn giản thế này, nếu kiến thức học cấp ba của mỗi môn thường gói gọn trong một quyển sách giáo khoa (nghĩa là bạn đọc hiểu sách giáo khoa là cơ bản có thể hiểu được các kiến thức cần nắm được rồi trừ khi bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn nữa thì kiến thức một môn ở bậc đại học nó không dừng lại ở một quyển giáo trình đâu nha, có rất rất nhiều tài liệu liên quan trên trời dưới đất nữa cơ, và nó cũng không dễ dàng để hiểu. Vì vậy, nếu để ý bạn có thể thấy là các giảng viên ở bậc đại học luôn cung cấp cho chúng ta những file tài liệu dài vô tận mặc dù biết không ai đọc được hết các bạn ạ. Kiến thức các môn đại học thường yêu cầu khả năng tự học rất cao. Vì vậy, trước mỗi giờ học bạn nên tranh thủ đến sớm, mở sách giáo trình ra đọc lại bài hôm trước, và tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay, nó sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều trong giờ học đó, mặc dù không mất nhiều thời gian lắm đâu. 2.      Đừng để tình trạng học dồn trước khi thi. Tình trạng này rất quen thuộc và phổ biến trong cộng đồng sinh viên nói chung. Một trong lí do dẫn đến tình trạng này đó là học đại học không có chuyên mục kiểm tra bài cũ giống như học cấp ba, vì thế đã hình thành tư tưởng trong tâm trí của các bạn sinh viên đó là không kiểm tra thì không học, các lịch kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ thì đều được thông báo trước 1-2 tuần nên các bạn thường có tâm lí “bình chân như vại” cho đến khi thi cuối kỳ mới cong đít lên học vì chả nhớ cái mẹ gì trong đầu.  3.      Điểm cuối cùng cần lưu ý đó là hãy tương tác với giảng viên thật nhiều. Để làm gì ấy hả? Để được giải đáp các thắc mắc trong quá trình học các môn. Việc này đa số các sinh viên đều ngại, mình cũng như vậy, có thể là vì mình thích tự tìm hiểu trước khi hỏi hoặc cũng có khi mình chẳng biết hỏi gì thật. Nhưng mà chia sẻ thật với các bạn, chủ động là một kỹ năng cực kỳ cần thiết không chỉ trong học đại học mà còn cả cho sau này cho các bạn đi làm nữa. Không chủ động là mình chịu thiệt vì mình không biết gì, kiểu như là giấu dốt ấy. Với cả tương tác với giảng viên có một điểm rất là hay à nha, đó là các bạn sẽ được chú ý tới, các thầy cô sẽ coi bạn là một người chăm chỉ, chủ động sẽ ưu ái cho các bạn hơn nè. Ngày xưa mình đi học mình lười giơ tay lắm các bạn, được cái mình chăm lói phét ở bên dưới, chêm chêm vào mấy câu phân tích của thầy cô thế là thầy cô nhớ mặt nhớ tên. Ngon không, quá ngon luôn, được thầy cô đại học nhớ mặt là một vinh dự đấy, nhưng oái ăm thế nào mình lại là đứa hay đến muộn vì hay bận làm ấy + combo thêm thầy cô nhớ mặt nên là không bao giờ dám điểm danh hộ (nói bé). Huhu

5m
Sep 13, 2021