Ý bạn trẻ là, em mới đi làm, phiên bản còn ngu ngơ mà sắc sai lầm trong công việc thì làm sao để vượt qua sự xấu hổ. Đời này ai chẳng mắc sai lầm, xong thì học cách không lặlp lại thôi chớ xấu hổ gì trời. Làm nguyên cái podcast kể chuyện tui cũng đã từng ngu ngơ và cho tới giờ vẫn mắc sai lầm cho nghe ha.
Đây là câu hỏi của bà mẹ 2 con đang nhảy việc nhiều lần mà vẫn thấy bấp bênh trong cuộc sống. Thư bạn gởi rất dài, Phi Vân sẽ dựa vào chia sẻ của bạn để đưa ra góc nhìn của mình nhé.
Đây là tâm sự của một bạn trẻ hay bị sếp la là không cẩn thận và kỹ tính, hay để cho sai sót xảy ra. Bạn hỏi giờ bạn phải làm sao mới là kỹ tính và cẩn thận. Trong podcast này, Phi Vân sẽ chia sẻ cách Phi Vân kiểm tra công việc của mình nhé.
Câu hỏi của bạn trẻ là, mỗi khi công việc có vấn đề là lại bị cuốn vào đó chẳng làm được chuyện gì khác. Dù về đến nhà và có thời gian nhưng cũng chẳng thể relax hay làm những việc mình thích. Bạn không thể nhắc não sinh hoạt bình thường. Trong podcast này, Phi Vân sẽ chia sẻ góc nhìn của mình nhé.
Đây là câu hỏi rất thực tế của bạn trẻ đang loay hoay trong thế kỷ quá tải thông tin, khi nhà nhà người người cùng trở thành kênh tin tức mỗi ngày với ý kiến và quan điểm riêng của họ. Trong podcast này, Phi Vân sẽ nhắc lại 1 công cụ vô cùng quan trọng mà ai cũng cần có trong thế kỷ thông tin này.
Đây là câu hỏi của một bạn trẻ mới bước vào môi trường hoc tập mới, bị ngộp và loay hoay không biết phải phân bổ thời gian học tập ra sao cho nó hợp lý và để đỡ phải stress. Chuyện cũ nhắc lại nha. Trong podcast này sẽ chia sẻ lại về cách quản trị quỹ thời gian đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng.
Mình hay nhận câu hỏi từ các bạn trẻ là, cô ơi em được cất nhắc lên vị trí quản lý mà giờ em không biết phải làm gì khác đi, làm sao để đội ngũ phục mình trong khi mình và họ đã từng là nhân viên như nhau. Có khi câu hỏi là em cảm thấy mình không đủ năng lực em có nên trả lại chức danh đó hay không. Trong podcast này, Phi Vân sẽ chia sẻ 5 điều bạn nên làm để vững vàng trong nhiệm vụ mới trong 100 ngày đầu tiên.
BÀI 23: MENTOR GIỎI KHÔNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIÙM BẠN - Tại sao lại như thế? - Những điều cần lưu ý trong bài cuối cùng trước khi kết thúc khoá học
Đây là tâm sự của một bạn trẻ 27 tuổi, đi học, đi làm đến giờ này vẫn không tìm ra nghề nào phù hợp và cảm thấy mình bị chậm trễ trên hành trình sự nghiệp so với bạn bè đồng trang lứa. Trong podcast này, Phi Vân sẽ chia sẻ góc nhìn của mình về trường hợp của bạn.
2024 sẽ vẫn là năm chịu nhiều rủi ro và gián đoạn từ kinh tế vĩ mô, từ sự phát triển nhanh của các công nghệ mới. Hoàn cảnh đó bắt buộc tổ chức nào cũng phải làm tốt việc lèo lái đội ngũ của mình qua bất định và thay đổi. Cũng vì vậy, các kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo giúp lèo lái con thuyền qua cơn giông bão cần có khả năng quản trị nhân sự, kỹ năng đàm phán, khả năng tạo ảnh hưởng, và khả năng xây dựng quan hệ với đội ngũ nhân sự.
Đây là tin nhắn tâm sự của một bạn trẻ chỉ muốn bản thân nhất quán, không thay đổi vì sợ mình trở thành người khéo léo giả tại và luồn cúi. Trong podcast này, Phi Vân sẽ chia sẻ góc nhìn của mình về ngữ cảnh bạn chia sẻ.
- 3 xu hướng kỹ năng kinh doanh - Top 10 business skills - kỹ năng kinh doanh quan trọng năm 2024
Theo báo cáo Kỹ năng cần thiết dành cho nhân sự và tổ chức năm 2024 của Coursera, đây là 8 xu hướng chính, quan trọng của năm 2024.
30 Tết mà nhận được câu hỏi vầy, "Cô ơi cho em hỏi mình sẽ kiếm người Mentor ở đâu và như thế nào để giúp mình trên con đường sắp tới?" Podcast này chia sẻ góc nhìn của Phi Vân nhé.
Nguyên văn tin nhắn của bạn trẻ là, "Cô ơi, làm thế nào để cháu muốn sống đây? Cháu không còn niềm tin và hy vọng vào bản thân mình nữa rồi." Dù không biết bạn đang trong hoàn cảnh thế nào và vấn đề là gì, Phi Vân sẽ chia sẻ vài suy nghĩ nền tảng về cuộc sống để bạn tự mình tìm cách giải quyết nhé.
BÀI 22 - 7 THÓI QUEN KHIẾN NGƯỜI KHÁC TÔN TRỌNG TA HƠN Nếu đã muốn ra đời và thành công trong xã hội, dù là trong bất kỳ ngành nghề gì, bạn cũng cần phải làm cho người đối diện tôn trọng mình. Sự tôn trọng không tự nhiên sinh ra từ tước vị, tiền bạc hay quyền lực. Bạn cần phải tạo ra nó.
Bạn trẻ không biết phải làm gì khi em trai ham chơi, sa nào tệ nạn xã hội trong khi gia đình không biết cách hướng dẫn. Trong podcast này, Phi Vân sẽ chia sẻ góc nhìn của mình nhé.
Câu hỏi mà ai cũng nên hỏi bản thân sẽ là, bạn cần ai trong circle gần gũi của mình. Ai sẽ là người mang đến cho bạn những ảnh hưởng tích cực, giúp bạn vươn lên, lớn lên, mở rộng tầm nhìn và tư duy để phát triển chứ không phải là dậm chân tại chỗ?
Đây luôn là câu hỏi của các bạn trẻ đang đi làm. Trong podcast này, Phi Vân sẽ đặt câu hỏi ngược lại, tại sao bạn nghĩ tổ chức cần công nhận, trả lương cao hơn và thăng tiến cho bạn?
Thế kỷ 21 là thế kỷ của từ 'cộng tác'. Nếu ta làm đúng phận sự nhỏ xinh được giao cho mảnh ghép, ta trở thành một phần của tác phẩm vĩ đại cùng dệt nên thế giới sắc màu này.
Khi mình còn yếu yếu, chưa đủ vững vàng, chưa biết cách xử lý, bài trừ năng lượng xấu, xây được cơ chế tự chữa lành cho bản thân thì tốt nhất là tránh xa những loại người toxic. Nhưng làm sao để nhận diện ai nào là toxic để mà tránh? Ở đây không kể nổi hết nhưng sơ sơ vài loại thuộc hàng thông dụng nhất hành tinh. Nghe xong thì nhớ ngồi im suy nghĩ xem họ là ai và lảng vảng ở đâu ngay lúc này trong cuộc đời mình để mà tránh ra nhé.
Đây là lời tâm sự hết sức nghiệt ngã của một bạn trẻ hết sức bất bình với môi trường gia đình và mong muốn được bảo vệ bằng cách kiện ba má mình ra toà. Từ góc độ của một người mẹ, người tâm huyết với giáo dục và phát triển bản thân cho bạn trẻ, Phi Vân sẽ chia sẻ góc nhìn của mình trong podcast này.
Theo thời gian, và trong cuộc mưu sinh vẫn diễn ra nghiệt ngã hàng ngày, bào mòn dần sự trong trẻo vốn đã hiện diện, làm phai mờ những điều ta từng rất rõ ràng. Cứ thế, ngày qua ngày, ta để mặc cho mình rơi vào lối mòn của vòng quay đời thường. Ta mệt mỏi, kiệt sức, chán chường không buồn nghĩ về chữ why đã từng là mục đích sống của cuộc đời này nữa. Bắt đầu từ đó, ta đánh mất phương hướng, đánh mất the big picture - bức tranh cuộc sống to lớn hơn của cuộc đời mình, đánh mất chính mình và bỏ mặc cho đời muốn xử sao thì xử. Vậy, làm sao để thoát ra và trở về với chữ why?
Đời này, ai cũng đâu đó một lần bị mất phương hướng trong cuộc sống và sự nghiệp. Ai cũng sẽ có lúc như thế cả vì nhiều lý do khác nhau. Cho nên, nếu bạn đang bị rơi vào trạng thái mất phương hướng trong lúc này, thì hãy xem đó là chuyện thường tình, không có gì quá khủng khiếp hay tận cùng của thế giới cả. Trong podcast này, Phi Vân sẽ chia sẻ 3 câu hỏi mà bạn có thể sử dụng để tự hỏi và tìm lại phương hướng cho bản thân nhé.
Con người, nếu chuyện gì cũng phải bận tâm lo lắng, chuyện gì cũng phải tốn thời gian và năng lượng, chuyện gì cũng phải lao vào quay mòng mòng ở trong đó thì đời này không biết chữ thong dong. Cho nên, mình cứ phải từ từ bình tĩnh, nhìn cho rõ, hiểu cho thấu, biết cho tường là thứ gì cần tới mình bận tâm và thứ gì không, thứ gì nó có liên quan tới mục đích sống và giá trị của mình thứ gì không. Thứ gì liên quan thì mình bỏ tâm vô, làm cho tới, cho đạt, cho thành công. Thứ gì không liên quan thì học cách “say no”, tránh ra, không vướng bận để còn dành thời gian cho chuyện quan trọng hơn.
BÀI 21 - AI CŨNG SAI KHI AI CŨNG ĐÚNG Everyone’s wrong when everyone’s right – Ai cũng sai khi ai cũng cho là mình đúng. Mà sao phải phân đen xẻ trắng là ai đúng ai sai? Sao không phải là nhìn vấn đề từ một không gian thoáng đãng hơn? Sao không phải là góp hiểu biết và trải nghiệm chung vào để vấn đề không còn là vấn đề đối với ai nữa hết?
Muốn có kết quả vượt bậc thì bạn cần cách làm mới vượt bậc. Đơn giản vậy thôi! Cho nên, nếu tới giờ mà bạn vẫn chưa đạt được kết quả thì, bạn cần đặt cho mình 3 câu hỏi sau: Câu hỏi thứ 1: Kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu của tôi đang gãy ở chỗ nào? Câu hỏi thứ 2: Mục tiêu đặt ra có phải dành cho tôi không? Câu hỏi thứ 3: Ai có thể mentor cho tôi để tôi đạt được kết quả?
Đây là câu hỏi của một bạn trẻ muốn chia sẻ nhưng sợ mình chỉ chia sẻ lý thuyết suông hay lý thuyết vay mượn. Trong podcast này, Phi Vân sẽ đưa góc nhìn cá nhân nhé.
Nếu thật sự muốn được tôn trọng, thì không phải tự nhiên không làm gì mà có được. Sự tôn trọng cần phải được xây dựng dựa trên chính hành vi, tâm thế, và cách bạn đối nhân xử thế. Mỗi người sẽ có cách để xây dựng sự tôn trọng khác nhau, dựa vào hoàn cảnh và tính cách cá nhân, nhưng xin chia sẻ trong podcast này vài điều mà tôi học được trên hành trình đây đó.
Hôm nay, đứng từ góc độ của người sử dụng nhân sự, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà tôi ghi nhận được. Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân.