Cuộc đời là phần thưởng

Trong Suốt

About

"Không có con đường đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường". Những thứ con đã trải qua, đang trải qua và sẽ trải qua là phần thưởng của con. Con đang trên con đường tận hưởng phần thưởng đấy, nhưng các con biết hoặc không biết mà thôi.

Available on

Community

64 episodes

64. THỰC RA LÀ GÌ?

THỰC RA LÀ GÌ? Một cách thực hành trong cuộc sống là con có thể hỏi câu hỏi: “Thực ra là gì?”. Câu đấy rất có sức mạnh vì “cái có vẻ là” đang lừa con, nhưng câu hỏi “thực ra là gì” sẽ tước đi sức mạnh của cái “có vẻ là”. Ví dụ như hôm nay, con xem phim mà hồi hộp, căng thẳng thì nhớ hỏi “Thực ra là gì?”. Khi thấy chỉ là phim thôi thì có phải tước đi sức mạnh của bộ phim không? Bộ phim vẫn hiện ra nhưng không còn sức mạnh. Cuộc sống này cũng thế thôi, khi hỏi: “Thực ra là gì?” mà con nhớ ra “thực ra là gì”, nhớ và cảm giác được tất cả chỉ là Biết và trong đấy tỏa chiếu ra các ấn tượng giác quan và suy nghĩ thì nó tước đi sức mạnh của cái “có vẻ là”. “Cái thực ra là” thì đơn giản và không có vấn đề gì hết nhưng trong thế giới của suy nghĩ thì có rất nhiều chuyện kinh khủng. Khi mình thấy rõ tính “thực ra là gì” thì cái “có vẻ là” mất đi các tự tính: tính kinh khủng, tính nguy hiểm… tính gì đấy mất hết, chỉ còn mỗi “thực ra là” thôi. Con hỏi “Cái gì đang Biết?” cũng rất tốt, nhắc mình về không gian của Biết. Tiến lên một bước nữa con hỏi “Thực ra là gì?” thì bao gồm cả cái Biết đang ở đấy, đồng thời bao gồm cả sự biểu diễn vô hại này, đúng không? Biểu diễn rất vô hại trong khi suy nghĩ thì nghĩ rất nhiều chuyện tệ hại. Nếu ai bị trầm cảm thì môn này rất hợp. Trầm cảm vì sống trong suy nghĩ, sống trong cái “có vẻ là” quá mạnh. Khi nhớ “thực ra là” thì sẽ bật ra khỏi các loại cơn. Cái Thầy nói không chỉ dành cho người trầm cảm mà cho tất cả các cơn ấy, bất kỳ cơn gì: cơn trầm cảm, cơn lo lắng, cơn giận dữ… Chỉ cần nhớ “thực ra là gì” thôi là bật ra. Nhưng vì con không biết “thực ra là gì” hoặc là quên mất “thực ra là gì”, con chìm vào những cơn như thế - gọi là dòng thác của suy nghĩ và bị nó dẫn đi rất xa. Khi không biết “thực ra là gì”, con bị chìm vào cái “có vẻ là gì” thì rất khổ. Nên sau khi đã làm quen với không gian của Biết rồi, con hỏi “Thực ra là gì?”, con thấy là đúng rồi, chỉ trong Biết và các ấn tượng giác quan và suy nghĩ hiện ra. Chuyện mình bảo là đang có thật này, tôi và thế giới này, chỉ có trong nội dung của suy nghĩ thôi. Lúc đấy con hiểu bản chất của thế giới, con nhìn thẳng vào “cái thực ra là” thì sẽ tước đi toàn bộ sức mạnh của cái “có vẻ là”, tước đi toàn bộ tự tính của “cái có vẻ là.” - Trong Suốt Trích bài 2023.05.05 Thực hành trong cuộc sống bằng câu hỏi Thực ra là gì (Sau xem phim Lật mặt 6, HN) Giọng đọc: Minh Phương

4m
Jul 31, 2023
63. ĐỪNG LO LẮNG, TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ HOÀN HẢO ĐANG DẦN HÉ LỘ

ĐỪNG LO LẮNG, TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ HOÀN HẢO ĐANG DẦN HÉ LỘ Những cảnh kinh khủng nhất thực ra là chỉ sự hoàn hảo đang dần hé lộ. Nhiều khi hoàn hảo hé lộ với con không phải theo cách thông thường hiện ra cảnh đẹp đẽ đâu mà có thể là những điều rất kinh khủng xảy đến với đời con, đấy là cách mà sự hoàn hảo hé lộ. Các con có đủ kinh nghiệm sống sẽ thấy điều đấy. Lão Tử có câu nói: “Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang dưới một kết cục bi thảm”. Nhiều khi sự hoàn hảo đến với đời con có khởi đầu trông rất tệ, đấy là điểm sự hoàn hảo đang bắt đầu hé lộ. Con cứ sống đi, con sẽ thấy là sự hoàn hảo hé lộ theo kiểu đấy, nó không hé lộ kiểu bình thường mà nó cho con một khởi đầu trông rất kinh khủng nhưng cuối cùng về sau con nhận ra là sự hoàn hảo hé lộ ra. Ví dụ như thỉnh thoảng con đọc trong sách có những người trầm cảm cực độ rồi giác ngộ đấy! Đời con kiểu gì cũng có lúc đấy, khi nghĩ lại con thấy hóa ra chẳng bi thảm gì hết, nó là một khởi đầu may mắn tốt đẹp nhưng lúc ở trong đấy thì rất kinh khủng. Còn ở góc độ của Biết thì không thể không hoàn hảo được. Biết biểu diễn mà, chất liệu của nó là Biết. Giống mặt gương thì không thể không hoàn hảo được. Nên cuộc đời con chuyện gì cũng hoàn hảo hết, chuyện gì cũng là hoàn hảo đang dần hé lộ. Không phải là chuyện có happy ending thì mới là hoàn hảo mà bất kỳ chuyện gì cũng hoàn hảo bởi vì bản chất của nó là Biết, Biết biểu diễn thì vô cùng sáng tạo, lấp lánh. Hiểu điều đấy con sẽ thấy đúng là hoàn hảo đang dần hé lộ thật. Nghĩa là câu này đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nên đây là một câu con nên thuộc lòng: “Đừng lo lắng, tất cả chỉ là sự hoàn hảo đang dần hé lộ.” Khi gặp chuyện gì đó con nhắc câu này ngay. Nhắc thành thói quen rồi thì khi những chuyện kinh khủng đến con sẽ nhận ra ngay từ lúc nó mới đến. Khi con nhớ được điều này, dù con không biết nó là cái gì nhưng chắc chắn đấy là sự hoàn hảo đang hé lộ, đấy là tiến trình hé lộ dần của sự hoàn hảo. -Trong Suốt - Trích buổi giảng 2023.06.30 Cái gì có thể làm lý trí hòa hợp với cảm xúc (Sau xem phim Xứ sở các nguyên tố, HN) Giọng đọc: Minh Phương

3m
Jul 27, 2023
62. TÌM HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO?

TÌM HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO? Một bạn hỏi: Thưa Thầy con nhận thấy trong một thời gian rất dài là con buồn, buồn lâu ơi là lâu và rất mong được hạnh phúc vui vẻ trở lại. Cũng có nhiều lúc con tự bảo mình là “Ừ, buồn thì cứ buồn, chẳng sao cả.”. Nhưng điều lạ là con thấy thế giới này đủ đẹp rồi mà tại sao mình lại không cảm thấy hạnh phúc? Con không biết tìm hạnh phúc như thế nào. Thầy Trong Suốt: Chính việc ham muốn hạnh phúc làm con mất hạnh phúc, chính việc tìm kiếm hạnh phúc làm con xa rời hạnh phúc. Tại vì sao? Vì con đang tìm một nội dung của Biết. Hạnh phúc có điều kiện là gì? Là những suy nghĩ tốt đẹp thì hạnh phúc, những suy nghĩ khổ sở thì bất hạnh. Mình hiểu là mình rất mong được hạnh phúc, vui vẻ nhưng đồng thời mình thấy dù có được thì nó cũng sẽ mất. Như con có thể cười vui vẻ từ giờ tới sáng mai nhưng một lúc sau lại buồn như cũ. Mình thích hạnh phúc đấy không sao nhưng muốn nắm chặt lấy nó chắc chắn là khổ. Mình không thể tìm hạnh phúc dài lâu trong nội dung của Biết được. Hãy để cái hạnh phúc đấy đến thì đến, đi thì đi, ở lại bao lâu cũng được, mà trở nên tồi tệ cũng được bởi vì nó không phải do mình quyết định, nó chỉ là nội dung của Biết thôi. Hạnh phúc vô điều kiện là gì? Chính là cái Biết này. Tại sao Biết lại là hạnh phúc vô điều kiện? Tại vì không có gì ảnh hưởng được nó hết, từ đấy nó sẽ sinh ra các loại hạnh phúc khác nhau của đời người. Hãy cảm nhận nguồn hạnh phúc chân thật đó. Nếu con cảm nhận được cái Biết thì con bắt đầu hướng về nguồn hạnh phúc, mình không tìm cái ngọn mà mình tìm cái gốc. Ngọn của hạnh phúc chính là những cái con đang nói như cảm giác vui vẻ, thoải mái nhưng nguồn hạnh phúc chính là cái Biết này. Vì sao hạnh phúc vô điều kiện xảy ra được? Vì khi con cảm nhận được cái Biết, con bắt đầu thấy có một sự bình an vô điều kiện, con cho phép mọi loại suy nghĩ đến rồi đi dù là tích cực hay tiêu cực. Lúc đó con không cần các loại suy nghĩ tích cực để hạnh phúc nữa. Con cho phép cả tích cực lẫn tiêu cực xảy ra và vẫn có sự an lạc vô điều kiện đấy. Khi khổ đau hay hạnh phúc, hãy cảm nhận không gian nơi khổ đau và hạnh phúc xảy ra để thấy rằng không gian đấy vẫn an lạc vô điều kiện. Đấy là cách để tìm đến hạnh phúc chân thật! - Trích bài “2023.06.03 Giới thiệu vào Biết tháng 6.2023 (HN)” Giọng đọc: Minh Phương

4m
Jul 24, 2023
61. BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨ

BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨ Thầy Trong Suốt: Khi con biết suy nghĩ thì con sẽ có khoảng cách với suy nghĩ. Nếu con chìm vào suy nghĩ, làm sao con biết nổi suy nghĩ? Như vậy, biết suy nghĩ chính là cách để con có khoảng cách với suy nghĩ. Khi có khoảng cách thì con có quyền lựa chọn chạy theo suy nghĩ hoặc không. Còn đã không biết thì đương nhiên là con chạy theo suy nghĩ rồi. Con chẳng có lựa chọn gì, con cứ thế mà bị suy nghĩ cuốn đi! Giống như trước mặt con là một chiếc thuyền đang trôi về thác, con mặc định nhảy lên. Nếu con nhảy lên là chết, nhưng nếu có người vỗ vai bảo con hãy nhìn kỹ xem thuyền này đi về đâu thì con mới có khoảng cách với thuyền để nhìn và thấy rằng mình còn may vì chưa bước chân lên. Trầm cảm cũng vậy, khi trầm cảm con có rất nhiều cảm xúc. Cảm xúc giống như là những chiếc thuyền đang trôi. Biết cảm xúc có nghĩa là giữa con và cảm xúc có khoảng cách. Nếu con không biết thì theo thói quen con nhảy ngay lên thuyền, xong con lao xuống vực và chết. Còn nếu con biết nó chứng tỏ con đang có khoảng cách với nó, con có quyền chọn lên hay không lên thuyền. Cả đời con cứ nhắm mắt đưa chân theo bản năng thôi thúc, con chẳng biết nên hay không nên mà vẫn cứ làm, đúng không? Nên là có khoảng cách với suy nghĩ là bước đầu tiên của sáng suốt. Khoảng cách chưa chắc dẫn đến sáng suốt nhưng chắc chắn không có khoảng cách thì không thể sáng suốt được. Biết là có khoảng cách, khi con nhìn thấy suy nghĩ lao vèo vèo, con có khoảng cách với nó thì con bắt đầu có lựa chọn chạy theo hay không, còn lựa chọn gì thì còn do trí tuệ quyết định. - Trong Suốt - (Trích buổi nói chuyện lớp Trầm cảm ngày 11.09.2019) Giọng đọc: Xuân Hoà

3m
Jul 19, 2023
60. Làm thế nào để cuồng phong của sợ hãi nổ ra mà mình lại không làm theo nó?

Hỏi: Làm thế nào để khi cuồng phong của sợ hãi nổ ra mà mình lại không làm theo nó ạ? Thầy Trong Suốt: Mình phải thấy được một thứ là không gian chứa nỗi sợ đấy, nó không bị ảnh hưởng gì hết dù cơn sợ có phần phật chạy. Dù gió bão của sợ hãi quay vòng thì không gian nơi sợ hãi xảy ra ấy không sao cả. Nếu mình nương tựa vào đấy, mình giữ chặt lấy cái đấy thì mình sẽ vượt qua được cơn cuồng phong của sợ hãi. Trầm cảm cũng thế thôi, trầm cảm cũng chỉ là cơn thôi. Không ai trầm cảm từ sáng đến đêm được! Nhưng khi nó đến, nó là một loại cơn rất kinh khủng. Mình thừa nhận nó xảy ra nhưng mình không làm theo nó. Sau nhiều lần như vậy mình mới thấy rằng thực ra nó vô hại. Ồ, hóa ra cơn sợ hãi hay cơn trầm cảm là hoàn toàn vô hại, nó chỉ là thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, được Biết biểu diễn ra chứ không phải do mình biểu diễn ra. Không phải mình biểu diễn ra, không phải mình làm ra cơn trầm cảm hay cơn sợ mà Biết tạo ra cơn sợ, và Biết cũng làm cơn sợ biến mất! Đấy là cách mà mình vượt ra khỏi nỗi sợ. Khi đấy, cơn sợ hãi càng ngày càng không còn sức mạnh nữa, mình không còn sợ cả nỗi sợ luôn. Trích bài: 2023.05.26 Cho phép nỗi sợ xảy ra (Sau xem phim Fast & Furious X, HN) Giọng đọc: Xuân Hoà 

2m
Jul 12, 2023
59. TRONG BIỂN SUY NGHĨ, SÓNG CHỐNG LẠI MỚI GÂY ĐAU KHỔ

TRONG BIỂN SUY NGHĨ, SÓNG CHỐNG LẠI MỚI GÂY ĐAU KHỔ Con có một biển suy nghĩ nhưng không phải suy nghĩ nào cũng gây cho con khổ, mà suy nghĩ chống lại thì mới là suy nghĩ dẫn đến khổ. Đang ngồi thế này mà lại muốn phải về nhà, thế là mình đang chống lại rồi. Con không nhìn thấy suy nghĩ chống lại việc đang ngồi đây, khổ ngay vì có được về đâu, đúng chưa? Nên các con khổ, trong dòng suy nghĩ, biển suy nghĩ thì không phải sóng nào cũng gây khổ mà sóng phải chống lại cái gì đó thì gây khổ cho con. Thế thì chánh kiến về nhân quả làm con thấy rằng không thể chống lại thực tại, thực tại cứ diễn ra theo kiểu của nó. Vì thế khổ biến mất khi con có loại chánh kiến này. Chánh kiến đấy dẫn đến một trạng thái gọi là vô ngã, trong trạng thái đấy, con không có vai trò gì cả, con không làm được gì hết, nhân quả làm tất, con biến mất khỏi câu chuyện một cách trọn vẹn. Con biến mất hoàn toàn khỏi bức tranh, bức tranh này không có con. Bức tranh này nhân quả làm hết từ chuyện này sang chuyện khác, con không có vai trò gì ở đây cả. Nếu con đau thì cũng không phải do con, không có con chịu cái đau đấy mà nhân quả làm cái đau hiện ra. Nếu con buồn thì cũng không phải có con chịu cái buồn đấy, mà nhân quả làm cái buồn đấy hiện ra. Nếu một suy nghĩ hiện ra thì cũng không phải do con nghĩ ra mà là nhân quả làm suy nghĩ hiện ra. Nên chánh kiến về nhân quả là đủ để các con đào sâu vào và thoát khỏi đau khổ. Vì dần dần nó dẫn đến trạng thái không chống lại thực tại nữa. Nhân quả quyết định tất, vì thế các con chỉ cần tập thật sâu sắc về nhân quả thôi. Trong đống khổ của con thì chỉ có suy nghĩ chống lại thực tại mới gây khổ. Nhớ là khổ do chống lại thứ gì đấy, chứ không phải khổ là do việc đấy. Lạnh không gây khổ, lạnh chỉ gây lạnh thôi. Nhưng mà trời ơi, lạnh quá chịu không nổi rồi, mình phải chống lại nó thì gây khổ. (Trong Suốt) - Trích buổi nói chuyện: [Buổi 7] 2020.12.21 Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN) Giọng đọc: MInh Phương 

3m
Jul 05, 2023
58. CÓ BIẾT RÕ NÓ HAY KHÔNG?

CÓ BIẾT RÕ NÓ HAY KHÔNG? Khi phiền não xảy ra thì các con hay có thói quen sử dụng phương pháp nào đó để diệt trừ phiền não. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm ở chỗ là củng cố hai niềm tin rằng bản thân phiền não là có thật, và có cái tôi đang bị ảnh hưởng. Vì thế, mong muốn tập các phương pháp khi có cảm xúc tiêu cực không hẳn giúp con phát sinh trí tuệ mà ẩn dưới đó là khao khát cái tôi được sướng vì cái tôi đang quá khổ sở bởi phiền não. Ngoài ra, con có thể mắc bẫy cái tôi tâm linh khi cho rằng con có rất nhiều phương pháp để tiêu diệt phiền não và đạt được kết quả là tâm an lạc do thực hành giỏi. Vì vậy, Thầy sẽ dạy con một bước đệm trước khi con tập các phương pháp khác – đó là cho phép phiền não xảy ra trong không gian của Biết – tức là khi cơn giận xảy ra thì con không tiêu diệt nó ngay mà con cho phép nó xảy ra và con nhận diện cơn giận một cách rõ ràng. Khi nhìn rõ cơn giận thì con sẽ có khoảng cách với nó thay vì bị cuốn vào trong nó, và một cách tự nhiên con sẽ bình tĩnh sáng suốt trở lại. Khi đó, con có thể tập tiếp phương pháp nào cũng được để hiểu về sự thật chứ không phải để tiêu diệt thực tại hay tiêu diệt cái tôi tâm linh. Bản thân việc nhận diện cơn giận một cách rõ ràng và thấy chúng tự sinh diệt trong không gian của Biết cũng là một loại trí tuệ rồi. Pháp này gọi là pháp bổ trợ hoặc bước đệm trước khi kết hợp với các phương pháp thực hành khác. Khi tập đủ lâu thì con sẽ thoát khỏi trầm cảm, hưng cảm, và các loại bệnh tâm thần khác ở trên đời vì con có sự bình an và sáng suốt. - Trong Suốt - Trích buổi nói chuyện “Có biết rõ nó hay không?” ngày 30/1/2020 Giọng đọc: Minh Phương. 

2m
Jun 30, 2023
57. BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨ

BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨ Thầy Trong Suốt: Khi con biết suy nghĩ thì con sẽ có khoảng cách với suy nghĩ. Nếu con chìm vào suy nghĩ, làm sao con biết nổi suy nghĩ? Như vậy, biết suy nghĩ chính là cách để con có khoảng cách với suy nghĩ. Khi có khoảng cách thì con có quyền lựa chọn chạy theo suy nghĩ hoặc không. Còn đã không biết thì đương nhiên là con chạy theo suy nghĩ rồi. Con chẳng có lựa chọn gì, con cứ thế mà bị suy nghĩ cuốn đi! Giống như trước mặt con là một chiếc thuyền đang trôi về thác, con mặc định nhảy lên. Nếu con nhảy lên là chết, nhưng nếu có người vỗ vai bảo con hãy nhìn kỹ xem thuyền này đi về đâu thì con mới có khoảng cách với thuyền để nhìn và thấy rằng mình còn may vì chưa bước chân lên. Trầm cảm cũng vậy, khi trầm cảm con có rất nhiều cảm xúc. Cảm xúc giống như là những chiếc thuyền đang trôi. Biết cảm xúc có nghĩa là giữa con và cảm xúc có khoảng cách. Nếu con không biết thì theo thói quen con nhảy ngay lên thuyền, xong con lao xuống vực và chết. Còn nếu con biết nó chứng tỏ con đang có khoảng cách với nó, con có quyền chọn lên hay không lên thuyền. Cả đời con cứ nhắm mắt đưa chân theo bản năng thôi thúc, con chẳng biết nên hay không nên mà vẫn cứ làm, đúng không? Nên là có khoảng cách với suy nghĩ là bước đầu tiên của sáng suốt. Khoảng cách chưa chắc dẫn đến sáng suốt nhưng chắc chắn không có khoảng cách thì không thể sáng suốt được. Biết là có khoảng cách, khi con nhìn thấy suy nghĩ lao vèo vèo, con có khoảng cách với nó thì con bắt đầu có lựa chọn chạy theo hay không, còn lựa chọn gì thì còn do trí tuệ quyết định. - Trích buổi nói chuyện lớp Trầm cảm ngày 11.09.2019 Giọng đọc: Xuân Hoà

3m
Jun 26, 2023
56. LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN CỦA BIẾT

LÀM QUEN VỚI KHÔNG GIAN CỦA BIẾT Biết, tự nó có cái hay ở chỗ là không đòi hỏi phải sửa gì cả, chỉ cần con Biết thôi. Đấy gọi là tu dưỡng, tu dưỡng một điều vô cùng đúng - đó là khả năng Biết. Nếu con làm quen, làm nhiều lần, làm nhiều năm, dần dần bắt đầu có một sự kỳ diệu xảy ra là con không cần phải sửa nữa, mà vẫn ổn. Biết cái bất ổn - bản thân nó chính là ổn. Dần dần khi con làm như vậy, bên trong con bắt đầu nuôi dưỡng cái gọi là không gian của Biết. Bên trong đấy dù mọi thứ bão giông xảy ra thì không gian vẫn không sao cả. Con nuôi dưỡng đủ lâu thì không gian này bắt đầu to lên, vững vàng lên, nó bắt đầu không suy chuyển dù buồn, dù khó chịu, dù bực bội… xảy đến. Con nuôi dưỡng không gian của Biết đủ lâu thì nó bắt đầu đứng vững trước các cơn buồn, cơn khó chịu, bực bội… mà con không cần phải làm cái gì cái buồn, khó chịu, bực bội… đấy cả. Giống như mặt gương, khi một cơn bão hiện ra thì mặt gương không bị sao cả. Nếu con tự trách chính mình con chỉ cần biết đang tự trách chính mình thôi. Cái Biết đấy không hề bị suy chuyển tý nào, dù con tự trách chính mình. Con trách chính mình gấp 100 lần đi nữa thì Biết vẫn thế. Đấy là cái các con cần nuôi dưỡng! Con nuôi dưỡng 2-3 năm, con bắt đầu cảm thấy có một không gian bên trong, mà nó hứng chịu được mọi cơn bão. Con có lên cơn trầm cảm, lên cơn muốn tự tử… tất cả các loại cơn thì đổ vào không gian Biết đấy cũng chẳng sao cả. Vì nó biết. Biết là xong mà không cần đòi hỏi phải hết cơn đấy thì mới hết, mà biết cơn đấy là xong. Giống như không gian bao la này, con nổ trăm quả bom thì không gian không bi suy chuyển, đất đá xới tung hết lên, nhưng không gian không bị sao cả, nó vẫn giữ nguyên hình dáng, đúng không? Không gian mà, nó chẳng ảnh hưởng gì. Đấy! Các con cần kiên trì nuôi dưỡng không gian Biết, Khi có chuyện thì Biết. Mình không cần biến mình thành cái phải là nữa, mình chấp nhận mình là cái mình đang là. Nhưng cái đang là đấy đi kèm với cái Biết. Cái đang là ngày xưa mà không gặp Thầy không có Biết ở đấy. Nó điên thì điên, khổ thì khổ, khóc lóc thì khóc lóc thôi nhưng bây giờ khổ thì biết khổ, điên thì biết là đang có cảm giác điên lên đây… Đấy là con đường tu dưỡng! - Trích buổi nói chuyện “Tu dưỡng không gian Biết chứ không phải tu sửa” [Buổi 6] HN 2020.07.01 Giọng đọc: Xuân Hoà

4m
Jun 22, 2023
55. CÁC BƯỚC THOÁT KHỎI VÒNG XOÁY NĂNG LƯỢNG THẤP

CÁC BƯỚC THOÁT KHỎI VÒNG XOÁY NĂNG LƯỢNG THẤP MỘT BẠN: Được Thầy hướng dẫn thì con hiểu rằng cảm xúc tiêu cực bắt nguồn từ kỳ vọng và kỳ vọng này trái với các sự thật về Nhân quả và Vô thường. Nhưng con bị rơi vào tình trạng: nếu con thực hành được thì cảm xúc tiêu cực của con giảm hẳn xuống và con cảm thấy rất hài lòng; Nhưng có những ngày con có quá nhiều cơn giận, quá nhiều vấn đề mà con thực hành mãi cũng không thấy tiến bộ gì thì con thấy vô cùng chán nản, con bắt đầu phán xét và thất vọng về bản thân mình, con lo lắng không biết mình có đạt được kết quả tốt hay không và con sợ rằng con đang thực hành sai! THẦY TRONG SUỐT: Trạng thái con vừa kể là dấu hiệụ cho thấy con đã rơi vào “Vòng xoáy năng lượng thấp” và càng vùng vẫy thì con lại càng chìm sâu xuống. Khi con phán xét chính mình rằng tôi kém, tôi không thực hành được, phương pháp vô ích đối với tôi thì con có làm gì hay tập gì con cũng không hài lòng với bản thân mình. Cho dù bất kỳ dấu hiệu tích cực nào có hiện ra thì con cũng không phát hiện ra nữa vì tâm trí con đã mặc định rằng con kém cỏi và mọi thứ tồi tệ rồi. Giống như người đang tập lặn dưới nước thì đầu đã chúc xuống bên dưới rồi nên dù hai chân càng cố đạp mạnh thì đầu lại càng chúi xuống sâu hơn nữa. Thế nên bước quan trọng đầu tiên là con cần nhận ra mình đang ở trạng thái năng lượng thấp. Đây là mấu chốt! Vì nếu con không nhận ra được thì con bị nó khống chế hoàn toàn và nó ghi dấu ấn trong tâm thức của con rằng “Tôi rất kém”. Lần sau, nếu con rơi vào trạng thái đó thì mình lại khẳng định rằng “Tôi lại kém lần hai”. Và khi một chuỗi sự việc xảy ra như vậy thì con bắt đầu thực sự tuyệt vọng, và điều tệ hại nhất xảy ra là trạng thái sống mới của con luôn là phán xét chính mình. Sau khi nhận ra rồi thì con nên dùng phương pháp nào phù hợp với mình như là học cách biết ơn những điều may mắn mình đang có, nhận ra rằng việc kiểm soát kết quả thực hành của mình là trái với các sự thật tương đối và tuyệt đối, hay tốt hơn nữa là thực hành nhận biết các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực để nhận ra mình đang nằm ngoài suy nghĩ chứ mình không bị các suy nghĩ cuốn đi. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp nếu chỉ dựa vào khả năng của riêng con thì con sẽ khó thoát khỏi vòng xoáy năng lượng thấp. Vì thế, phương pháp cuối cùng các con có thể thực hành là cầu nguyện đến bậc Thầy hoặc chư Phật để giúp con hướng năng lượng đi lên. Cầu nguyện đúng cách là con có lòng tin rằng bậc Thầy hoặc chư Phật có cách giúp mình và mình tin rằng mình sẽ vượt qua trạng thái năng lượng thấp. Song song với cầu nguyện thì con hiểu rằng mình không thể kiểm soát kết quả của việc cầu nguyện vì nó do Nhân quả chứ không phải theo mong muốn của mình. Và bước thứ ba cũng quan trọng không kém là con gieo các nhân lành như là sự thực hành, cầu nguyện, làm những việc tốt cho bản thân và những người khác, thay vì lo lắng ngồi sợ không biết mình sẽ đi về đâu hay mình có thực hành tốt hay không. Giọng đọc: MInh Phương

4m
Jun 19, 2023
54. BIẾT CÁI MÌNH ĐANG LÀ – KHÔNG PHẢI SỬA CÁI MÌNH ĐANG LÀ

BIẾT CÁI MÌNH ĐANG LÀ – KHÔNG PHẢI SỬA CÁI MÌNH ĐANG LÀ Thầy Trong Suốt: Biết cái mình đang là nghĩa là khi con bồn chồn thì con biết mình đang bồn chồn chứ không phải biết vì tại sao mình bồn chồn. Tại sao bồn chồn là phải nghĩ mất rồi, phải nghĩ rất nhiều mới ra còn biết thì không cần phải nghĩ. Đứa bé cũng biết được là nó đang cảm thấy nóng hay lạnh, còn tại sao nó nóng hay lạnh thì nó phải nghĩ. Còn biết thì chỉ cần biết các con đang như thế nào thôi. "Bây giờ mình cảm thấy thế nào?", thì câu trả lời là: “đang rất bồn chồn, đang rất tức giận, đang rất khó chịu, đang rất muốn thoát ra khỏi cái này, đang muốn đập phá cái gì đó…” đúng không? Con không cần phải sửa bồn chồn, không cần hiểu tại sao mình bồn chồn, con chỉ cần biết mình đang bồn chồn thế là đã thực hành được giáo pháp rồi. Còn Thầy không bảo con phải sửa bồn chồn, không bảo con phải biết tại sao bồn chồn, làm sao biết được đâu vì có cả tỷ lý do, cả lý do về thời tiết nữa nên làm sao biết được. Lý do nào con nghĩ ra thì cũng chỉ là lý do tương đối thôi, trong khi sự thật rõ ràng nhất là con đang bồn chồn. Biết rõ con đang bồn chồn là sự thật còn tại sao con bồn chồn thì không phải. Hôm nay con nghĩ ra lý do này, mai con nghĩ ra cái khác và không bao giờ nghĩ đủ, con chỉ nhớ được đời này sao nghĩ được đời trước đúng không? Có những cảm xúc tiêu cực của con là đến từ dòng tâm thức đời trước, giống như đang ngồi tự nhiên buồn, hay như con nhìn qua cánh cửa tự nhiên thấy sợ. Thay vì phải tập trung vào sửa cái gì, thì chỉ biết thôi, cả ngày con chỉ biết. Nếu con tập tốt thì con trở nên rất sáng suốt, con trầm cảm mà sáng suốt. Thông thường người ta biết đủ thứ nhưng lại không sáng suốt, họ không biết mình đang như thế nào mà chỉ biết cái mình muốn là thế nào thôi. Người không tu hành thì lúc nào cũng chỉ muốn là cái gì, lúc nào cũng biết là mình muốn cái gì, nhưng không biết mình đang là cái gì. Đói thì biết là mình muốn ăn nhưng không biết là mình đang đói. Ví dụ bồn chồn biết là mình đang muốn sửa cái gì đấy, biết là mình muốn đi đâu đấy, nhưng lại không biết được là mình đang bồn chồn, thì cái này nhấn mạnh vào phần biết hơn chứ không phải là nhấn mạnh vào phần làm. Khi con không biết cái mình đang là thì con sẽ quan tâm đến việc mình phải là cái gì. Đời là thế, không biết là cái gì cả thì chỉ đi làm cái linh tinh thôi, còn biết cái mình đang là rồi thì con không cần phải làm gì, mà cái gì đến thì làm cái ấy. Đấy gọi là biết, còn người bình thường thì chỉ biết là mình cần phải làm và phải ép mình phải làm cho bằng được, chứ không biết là mình đang là như thế nào. “Biết” là cái sẽ chiến thắng trầm cảm. Dần dần con sẽ trở nên rất sáng suốt, mà chắc chắn là con luôn biết! -Trích từ bài giảng cho Nhóm Trầm Cảm - Buổi 2 ngày 06/01/2019: “Biết cái mình đang là” Giọng đọc: Thuỳ Anh 

5m
Jun 15, 2023
53. CÁCH SỐNG TRAO TRỌN CUỘC ĐỜI CỦA CON CHO BIẾT

CÁCH SỐNG TRAO TRỌN CUỘC ĐỜI CỦA CON CHO BIẾT Một bạn: Con vừa được Thầy giảng dạy cách thực hành Thiền với các bước như: Nhận ra Biết luôn ở đây, không có ai đang biết, không có vật nào được biết để đi đến kết luận rằng: “Chỉ có Biết”. Tuy nhiên, con chưa biết cách áp dụng vào đời sống hằng ngày như thế nào. Xin Thầy chỉ dạy giúp con. Thầy Trong Suốt: Để tăng trưởng sự tự tin rằng tất cả chỉ có Biết hay còn gọi “Biết đang biết chính mình” thì ở ngoài thời thiền, con nên dùng một phương tiện hữu hiệu là không gian để nhận ra không gian vật lý này chính là Biết, thân thể con cũng chính là Biết. Tiếp theo, con nên xác quyết rằng không có cái tôi nào ở đây cả. Đây là bước quan trọng vì khi con đi vào cuộc sống và tham gia vào nhiều hoạt động thì con lại có niềm tin rằng có cái tôi làm việc gì đó. Khi có ảo tưởng về cái tôi thì Biết sẽ bị che mờ nên con phải nhận ra một sự thật rằng Biết làm mọi thứ chứ không phải có cái tôi nào làm gì cả. Khi con xác quyết rằng con không làm gì cả, Biết làm hết, thì mọi hành động như vung chân vung tay, hắt hơi sổ mũi…. đều là giác ngộ. Con phải dũng cảm sống như thế. Nếu con có loại dũng cảm như vậy thì cách sống của con sẽ phù hợp với Pháp và khi đó con sẽ hiểu thế nào là hành động không trù tính. Nếu không thì con vẫn thực hành Pháp mà cách sống của con lại không phù hợp với Pháp. Khi có lòng tin rằng Biết làm tất cả và con không có vai trò hay quyết định gì thì con sẽ vẫn sống như một người bình thường nhưng lại có sự thả lỏng từ bên trong, con không lập kế hoạch gì trong cuộc sống mà vẫn sống có trách nhiệm đối với những người xung quanh. Cách sống như trên là đúng nhất và tuyệt vời nhất. Nhưng để làm được như vậy thì Kiến của con phải sâu sắc để xác quyết rằng Biết luôn ở đây và Biết làm hết nên con giao phó toàn bộ cuộc đời con cho Biết. Bước quan trọng cuối cùng con cần nhận ra rằng con có giác ngộ hay không là do Biết quyết định chứ không phải do cố gắng của con. - Trích Buổi Dẫn thiền hai bước làm quen với Biết tại Đà nẵng ngày 24.9.2022 Giọng đọc: Tuệ Vân

4m
Jun 12, 2023
52. BẢN CHẤT CỦA NỖI SỢ LÀ GÌ?

BẢN CHẤT CỦA NỖI SỢ LÀ GÌ? Chất liệu của nỗi sợ là Biết, một nỗi sợ hiện ra trong mặt gương của Biết thì chính là một với mặt gương và không hại được mặt gương của Biết. Nếu con hiểu được bản chất nỗi sợ, con thấy rằng bản chất nó là vô hại sẵn rồi. Các con cần nhận ra là bản chất của nỗi sợ là vô hại vì nó là Biết, nó không thể nào làm hại đời ai được. Khi nỗi sợ xảy ra, thay vì chạy theo nó con hãy nhận ra cái không gian nơi nỗi sợ xảy ra. Khi nỗi sợ xảy ra, con cho phép nó xảy ra và nhận thấy Biết đang ở đấy thì một lúc sau nỗi sợ sẽ biến thành Biết hoặc tan luôn vào Biết. Dù nỗi sợ có thể tan mất luôn, hoặc vẫn ở đấy thì cũng chẳng sao hết. Khi nỗi sợ xảy ra con nhìn vào bản chất của nỗi sợ, chính là Biết đang ở đấy. Thế là đủ rồi, con không cần làm thêm cái gì cả. Trích bài: 2023.05.26 Cho phép nỗi sợ xảy ra (Sau xem phim Fast & Furious X, HN) Giọng đọc: Xuân Hoà.

2m
Jun 08, 2023
51. HOÀ BÌNH THỰC SỰ ĐẾN TỪ SỰ ĐẦU HÀNG CỦA CÁI TÔI TRƯỚC BIẾT

HOÀ BÌNH THỰC SỰ ĐẾN TỪ SỰ ĐẦU HÀNG CỦA CÁI TÔI TRƯỚC BIẾT Một bạn: Để mình hòa bình được với các thứ trong cuộc sống thì con thấy Thiền để nhận ra mọi thứ chỉ có Biết cũng là một cách. Ví dụ: con đang tức giận với ai đó thì con nên thiền theo cách này để thấy họ là Biết, con là Biết và cơn giận cũng là Biết để hòa bình với cái đang là. Thầy Trong Suốt: Chính việc thực hành thiền để đi tìm họ và cơn giận là Biết thì sai hoàn toàn chứ không phải mang lại hòa bình. Dù cách thực hành này có thể cũng gây ra cảm giác bình an tạm thời khi có cảm xúc tiêu cực nhưng ẩn dưới đó là động cơ muốn tiêu diệt cái khổ - đó chính là mầm mống chiến tranh chứ không phải hòa bình. Khi thấy họ gây khổ cho con, vì không thể dùng phương pháp ngoài đời để đánh họ hay xua đuổi cơn tức giận thì con lại tìm cách thực hành tâm linh để thấy họ là Biết để tiêu diệt họ và nỗi khổ họ gây ra cho con. Cách thực hành này chỉ tăng trưởng cái tôi tâm linh, lợi thì ít mà hại thì nhiều, và vì thế kết quả không bền vững. Vì nếu con thực hành tốt thì con tạm thời hết khổ, nhưng vài ngày sau con thực hành không tốt thì con lại thấy họ là thật và nỗi khổ lại quay về. Hòa bình thực sự mà Thầy muốn truyền đạt cho các con đến từ sự bất lực của cái tôi trước Biết nên nó không tăng trưởng cái tôi tâm linh. Khi hiểu sâu sắc rằng mọi việc là biểu diễn của Biết nên con chỉ đơn giản thừa nhận rằng con không hề có vai trò hay quyết định gì với sự đến hay đi của nỗi khổ. Con thấy khổ không thể hết được, con tự nhắc mình câu thần chú: “Này bạn tức giận ơi, bạn đến lúc nào cũng được, đi lúc nào cũng được, ở lại bao lâu cũng được. Vì tôi nhận ra rằng, cả tôi, bạn và người gây ra nỗi khổ này là sự biểu diễn tự nhiên của Biết”. Khi cái tôi hoàn toàn mất đi sức mạnh trước Biết thì con vẫn sẽ bình an ngay cả khi con thực hành Pháp kém. Còn cách Thiền để nhận ra tôi, mọi người và thế giới đều cùng một chất liệu là Biết thì đó là cách làm quen với Biết chứ không phải hòa bình. Trích Buổi Dẫn thiền hai bước làm quen với Biết tại Đà nẵng ngày 24.9.2022 Giọng đọc: Minh Phương

3m
Jun 05, 2023
50. XÁC QUYẾT TRÊN MỘT THỨ THÌ NỖI BUỒN TỰ GIẢI PHÓNG

XÁC QUYẾT TRÊN MỘT THỨ THÌ NỖI BUỒN TỰ GIẢI PHÓNG Một bạn: Khi được Thầy hướng dẫn cách thực hành Thiền, con đã xác quyết rằng mọi thứ chỉ là Biết, không hề có cái tôi nào và cũng không hề có thế giới xung quanh. Nhưng con thắc mắc liệu đã xác quyết nếu tất cả là Biết làm,...nỗi sợ, cách sống, định mệnh hay giác ngộ cũng là Biết làm thì chúng ta học Pháp Biết có lợi ích gì? Thầy Trong Suốt: Sóng là trò chơi của biển, tu hành là trò chơi của Biết. Mỗi người sinh ra đều có một sứ mệnh riêng, nếu con có sứ mệnh của tu hành giác ngộ thì vào một thời khắc cụ thể, con tham gia học lớp Biết này và con giác ngộ. Sự thật thì con là Phật đang chơi trò chơi “Tôi quên mất mình là ai!”. Vì trò chơi này vẫn tiếp diễn nên tôi gặp một vị Thầy nhắc cho tôi nhớ lại tôi thực sự là ai và thân tâm này chỉ đơn giản là trò chơi của Biết. Về bản chất thì Biết làm, Biết chịu. Nhưng vì chưa chứng ngộ và vẫn còn ngã chấp nên dù thừa nhận Biết làm nhưng khi nỗi khổ xảy đến thì con vẫn tin con là người chịu đựng. Vì thế nên con cần thực hành theo trình độ của mình, ở trình độ thấp thì phải cẩn thận lúc làm, trình độ cao hơn thì con sẽ có sự thả lỏng bên trong, còn khi con đã tiến xa trên con đường thì con nhận ra toàn bộ hành động và mọi thứ trên thế giới này chỉ có Biết, Biết làm hết thì con tự do hoàn toàn và khi đó bất kỳ suy nghĩ, lời nói hay hành động nào của con cũng chỉ làm lợi ích cho những người xung quanh. Trước đây, dù miệt mài tập Pháp nhưng khi nỗi buồn đến con vẫn tìm mọi cách tiêu diệt nỗi buồn đi. Giờ nhận ra nỗi buồn là một với Biết, cùng chất liệu với Biết, xuất hiện và tan biến vào trong Biết thì con thấy chỉ có cái đang là, không hề có cái tôi nào chịu sự dày vò mà nỗi buồn mang lại. Khi ấy, con không cần phải làm gì thì nỗi buồn cũng tự giải thoát. - Trích Buổi Dẫn thiền hai bước làm quen với Biết tại Đà nẵng ngày 24.9.2022 Giọng đọc: Minh Phương

3m
Jun 02, 2023
49. BIẾT NHƯ KHÔNG GIAN ÔM TRỌN MỌI THỨ

BIẾT NHƯ KHÔNG GIAN ÔM TRỌN MỌI THỨ Khi những trận trận cuồng phong của cảm xúc đến, con cho phép nó xảy ra, con chỉ cần làm một việc duy nhất là Biết. Cơn cuồng phong nào rồi cũng qua đi để lại một bầu trời trong trẻo. Khi trong trẻo, sáng suốt rồi thì thường quyết định của mình sẽ đúng chánh kiến hơn. Còn con ở trong cuồng phong rồi chống lại cuồng phong thì quay cuồng ngay, đúng không? Biết cuồng phong là cách để cuồng phong không làm hại được con. Nó rất cuồng loạn nhưng nó đến rồi sẽ đi. Khi bắt đầu trong trẻo mình bắt đầu đem chánh kiến vào soi xem cái gì trong cái đống cuồng phong này. Lúc đó, bên trong con bắt đầu có một khoảng không gian, con có một khoảng trống để bình tĩnh xem. Còn nếu con tập ít thì thói quen con sống vẫn chạy theo tiêu cực thì sẽ mong manh lắm. Con tập nhiều lên, cái này đơn vị phải đo bằng năm. Khi tập phải đến đơn vị năm, bên trong con mới có khoảng trống, con cho phép cuồng phong xảy ra rồi tan ngay bên trong con, lúc đầu con chạy theo cuồng phong, đánh nhau với cuồng phong nhưng dần dần Biết chính là khoảng cách. Biết giống như không gian, ôm trọn lấy mọi thứ và nó chẳng đánh nhau với cái gì. Không gian này có từ chối cái gì không, bảo không được có bão, chỉ có ánh nắng được không, hay nó ôm trọn mọi thứ? Biết giống như không gian, con bắt đầu có cảm giác mình giống không gian. Các con không nên tập như kiểu có một suy nghĩ là xông vào đánh nó, đuổi nó đi. Con cứ biết đã, thì chuyện gì cũng trôi qua. Khi trôi qua xong thì chánh kiến đến. Ngày xưa các con có một suy nghĩ đến là con chạy theo, làm theo nó ngay. Bây giờ con biết nó. Biết chính là con có khoảng cách, giống như con biết cái điện thoại này thì con con phải có khoảng cách với nó. Khi con biết một cái gì đó nghĩa là con đã có khoảng cách với nó rồi. Con chưa biết, khả năng cao là con đang dính chặt vào nó. Nó đến mình xông vào đánh, đuổi nó đi, nghĩa là mình không biết suy nghĩ đấy, nghĩa là mình đã dính chặt vào suy nghĩ đấy. Khi con nhìn một suy nghĩ tiêu cực nghĩa là con đã có khoảng cách với nó rồi. Vậy nếu con không nhìn rõ thì ngày xưa là cứ đánh nhau, cứ mãi cưỡi trên suy nghĩ A sang suy nghĩ B. Bây giờ mình có khoảng cách như thế này rồi làm sao nó làm hại được mình nữa. Nên pháp Biết này rất là quan trọng! - Trích buổi nói chuyện với lớp Trầm cảm, buổi 5 ngày 18.01.2020 HN Giọng đọc: Thuỳ Anh 

5m
May 31, 2023
48. BIẾT HƠI THỞ - CÁCH ĐỂ NHỚ KHÔNG GIAN CỦA BIẾT ĐANG Ở ĐÂY

BIẾT HƠI THỞ - CÁCH ĐỂ NHỚ KHÔNG GIAN CỦA BIẾT ĐANG Ở ĐÂY Một học trò trầm cảm hỏi: Thưa Thầy, có những lúc con không định tâm được để tập BIết thì mình làm thế nào ạ? Thầy Trong Suốt: Trầm cảm xảy ra ở suy nghĩ hay xảy ra ở Biết? Biết nó có trầm cảm không? Cái Biết có bị trầm cảm đi hay hưng cảm lên được không? Biết không trầm cảm, hưng cảm, không bị ảnh hưởng bởi trầm cảm hay hưng cảm hay bất cứ cái gì cả. Không gian của Biết bằng nhau ở một người tâm thần hay một người thường. Môn Biết là môn cần cần cù, con tập Biết nhiều lên, con thấy rằng không gian của Biết lúc nào cũng ở đây, là cái thực sự có thật. Còn những thứ đi qua đi lại này thì không luôn ở đây. Dần dần con thấy là những thứ này không quan trọng nữa, cái Biết quan trọng hơn. Vì vậy một cách rất quan trọng để nhắc là tập thói quen biết hơi thở. Biết hơi thở vừa dễ vừa tạo cho mình cách nhắc. Không gian của Biết hiển lộ rõ ràng hơn với con khi con biết hơi thở. Tất cả các con nên tập biết hơi thở, bằng cách hít vào, niệm "Om Ma Ni", thở ra niệm "Pê Mê Hung". Nếu con biết hơi thở thì không gian của Biết mở rộng dần ra. Đấy là lý do hít vào "Om Ma Ni”, thở ra "Pê Mê Hung", con làm đúng như vậy là tốt nhất. Nếu con không làm được như vậy thì con tìm cách nào đó không niệm "Om Ma Ni", vì nhiều bạn bảo là hít thở "Om Ma Ni Pê Mê Hung" khó quá, thì tìm cách nào chỉ biết hơi thở thôi, mà không cần niệm "Om Ma Ni Pê Mê Hung". Nếu con không tập được thì con cải biến cách đấy sao cho vẫn biết được hơi thở, mà không cần hít thở "Om Ma Ni". Vì lý do chính của Pháp đấy không phải là câu thần chú, mà làm cho con lúc nào cũng biết hơi thở, hít vào thở ra đều biết, tâm con đang ở đây, đầy nhận biết. Đấy gọi là biết hơi thở. Đấy là cách căn bản mở rộng không gian của Biết. Và không gian của Biết mở rộng từ từ, cứ nhích dần từng tý một chứ không ngay lập tức được. Sẽ có nhiều lúc con rối loạn quá, mình không làm được, tập được, thì thói quen biết hơi thở sẽ giúp con. Lúc đấy chỉ cần biết hơi thở thôi, thế là không gian Biết xuất hiện trở lại, lại mở rộng ra. -Trích buổi nói chuyện Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN, 21.12.2020) Giọng đọc: Minh Trang 

4m
Nov 07, 2022
47. TẬP TRUNG VÀO BIẾT THAY VÌ TẬP TRUNG VÀO HÀNH ĐỘNG!

TẬP TRUNG VÀO BIẾT THAY VÌ TẬP TRUNG VÀO HÀNH ĐỘNG! Một bạn: Con biết là mình đang có suy nghĩ là mình không chấp nhận được nhân quả của mình Thầy Trong Suốt: Đúng rồi! Khi con tự hỏi đang có suy nghĩ gì thì con sẽ thấy rất nhiều suy nghĩ hiện ra và con cảm nhận được những suy nghĩ đấy ngay! Con sẽ thấy có suy nghĩ A, B và C. Tập lâu dần thì con sẽ thấy các suy nghĩ đến và đi. Vậy, điều con làm được là con luôn biết có suy nghĩ gì, có cảm xúc gì. Còn điều con không thể làm được là: “Làm thế nào tôi sửa được tình huống này thành tình huống tốt hơn!”, “Làm thế nào để tôi suy nghĩ bớt tiêu cực hơn!” Trước đây, con đã quen học cách muốn sửa suy nghĩ, còn hôm nay Thầy chỉ dạy các con phương pháp là biết suy nghĩ! Sửa suy nghĩ và biết suy nghĩ là hai phương pháp khác hẳn nhau. Sửa suy nghĩ thì vô cùng khó vì tập quán hay thói quen của các con tích tập từ bao lâu rồi, các con đã bị ám thị rất nhiều năm rồi và các con đã định hình ra mình thuộc loại tính cách nào rồi. Sửa suy nghĩ hoàn toàn trái với Vô thường và ẩn dưới đó là một loại kỳ vọng – kỳ vọng rằng con trở thành cái khác cái con đang là. Kỳ vọng vào chính mình khiến con càng bất lực và trở nên trầm cảm. Ngược lại, biết là có suy nghĩ gì thì vô cùng dễ vì nó đơn giản và ai cũng làm được, ngay cả trẻ con và người già cũng làm được. Như vậy, phương pháp nào vừa dễ mà đúng thì các con nên thực hành. Thế nên mấu chốt ở đây là các con nên tập trung vào biết thay vì tập trung vào hành động.

5m
Nov 05, 2022
46. GIẢI QUYẾT TÂM LÝ CHỐNG LẠI - BÍ KÍP SỐNG CHUNG VỚI TRẦM CẢM MỘT CÁCH HẠNH PHÚC!

Giải quyết tâm lý chống lại – Bí kíp sống chung với trầm cảm một cách hạnh phúc! Một bạn: Lúc lên cơn trầm cảm thì cảm xúc tiêu cực của con dâng lên rất là mạnh. Khi ấy, con chỉ muốn xua đuổi chúng đi thật nhanh để con có thể sống bình thường và vui vẻ trở lại. Xin Thầy chỉ cho con cách làm thế nào những người trầm cảm như con hết khổ? Thầy Trong Suốt: Con khổ không phải trầm cảm mà con từ chối các cơn trầm cảm. Khi con cảm thấy lo lắng, tức giận hay sợ hãi thì tâm trí tự nhiên sẽ sinh ra một mong muốn tiêu diệt các cảm xúc tiêu cực đó. Nhưng điều này vừa khó lại vừa thiếu hiểu biết vì con không thể sửa trầm cảm hay hưng cảm mà chỉ có thể hoàn toàn chấp nhận nó một cách có trí tuệ. Vì thế, con cần kiểm tra liệu con có tâm lý chống lại hay không? Nếu có thì con nên nhắc mình về sự thật rằng: con không có vai trò gì với các cơn trầm cảm cũng như không thể làm được gì với tâm lý chống lại vì chúng hoàn toàn là sự biểu diễn của Biết. Khi ấy con sẽ đồng ý và chào đón các cơn trầm cảm hoặc các cảm xúc tiêu cực khác. Con thầm nhủ rằng, các bạn trầm cảm đến lúc nào cũng được, đi lúc nào cũng được, ở lại cùng con bao lâu cũng được. Con sẽ không xua đuổi các bạn ấy vì các cơn trầm cảm không gì khác là những người bạn thân thiết đến để nhắc con sự thật về tình thương yêu. Lúc ấy, thay vì từ chối thì con sẽ yêu thương và rộng mở trái tim ôm các bạn ấy vào trong lòng và thầm nói rằng: “Cùng nhau, chúng ta sẽ về nhà bạn nhé!”. Vì vậy, con có thể vẫn trầm cảm mà lại được sống một cuộc đời hạnh phúc vì con đã giải quyết được tâm lý chống lại rồi! Trích Lớp BIẾT – Hòa Bình Với Thực Tại tháng 8/2022 Giọng đọc: Thuỳ Anh

3m
Nov 03, 2022
45. THẤY BẢN CHẤT SUY NGHĨ ĐẾN ĐI LÀ HẾT KHỔ

THẤY BẢN CHẤT SUY NGHĨ ĐẾN ĐI LÀ HẾT KHỔ Thầy Trong Suốt: Người thông thường muốn hết khổ thì có thể khống chế nội dung của suy nghĩ bằng cách đổi suy nghĩ để hạnh phúc. Nhưng đổi suy nghĩ có phải thực sự là con đường để hạnh phúc không? Người bình thường muốn hết khổ thì có thể thay suy nghĩ khổ thành suy nghĩ sướng, thay suy nghĩ tôi bất ổn thành suy nghĩ tôi ổn. Nhưng người trầm cảm thì không đổi được suy nghĩ đấy. “Mình đang rất trầm cảm mà bảo phải vui lên thì có vui lên nổi không? Mình là đứa vô dụng mà phải sửa thành đứa hữu dụng thì có sửa được không?” Không! Vì con trầm cảm, con không thoát được khổ nếu đổi suy nghĩ. Cuối cùng muốn thoát khổ thì không thể đổi suy nghĩ được. Chỉ có một cách là con thấy rõ suy nghĩ đến và đi, dần dần khổ biến mất. Một ngày nào đó con thấy suy nghĩ chỉ là thứ đến rồi đi thì dần dần nó không còn sức mạnh nữa. Suy nghĩ sướng vẫn đến, suy nghĩ khổ vẫn đến nhưng con không còn bị ảnh hưởng bởi nó nữa thì con hết khổ. Còn nội dung suy nghĩ con không khống chế được đâu. Đấy là con đường thoát khổ cho người trầm cảm. Các con không cần đổi suy nghĩ. Dù các con có trầm cảm đi nữa thì con vẫn có đủ khả năng thấy được bản chất của suy nghĩ - là suy nghĩ đến đi như gió thoảng. Con chỉ cần Biết thôi, là con đã thực chứng được rằng suy nghĩ đến rồi sẽ đi. Con chỉ cần duy trì cái Biết, con sẽ thực chứng bằng kinh nghiệm cá nhân của con, rằng mọi suy nghĩ đến rồi đi, chẳng có gì quan trọng như con tưởng. Hôm nay muốn tự tử, ngày mai lại muốn yêu đương, có phải cực kỳ vô lý không? Nhưng nội dung thì có quan trọng gì đâu, suy nghĩ liên tục mâu thuẫn nhau nhưng đặc điểm chung của nó là đến rồi đi sạch! Nếu con chịu khó nhận ra rằng lúc nào cũng Biết thì con sẽ thấy rằng các suy nghĩ không còn quan trọng nữa. Các con khổ vì các con tin vào suy nghĩ đấy. Nhưng khi nó đến rồi đi con mới thấy rằng là nó chỉ đến rồi đi mà thôi. Thế là hết khổ! Người trầm cảm là đi con đường đấy, một phát thoát tất cả các suy nghĩ đau khổ vì tất cả khổ của các con nằm trong suy nghĩ! - Trích buổi nói chuyện: [Buổi 7] 2020.12.21 Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN) Giọng đọc: Ngọc Tuyết 

7m
Oct 31, 2022
44. BIẾT SUY NGHĨ LÀ THOÁT KHỎI TRẦM CẢM

BIẾT SUY NGHĨ LÀ THOÁT KHỎI TRẦM CẢM Thầy Trong Suốt: Cùng lúc con có hai suy nghĩ rất độc hại và suy nghĩ đúng đắn chạy song song với nhau. Nếu con không biết gì cả, con sẽ chạy theo suy nghĩ tiêu cực vì khi không biết thì con sẽ làm theo thói quen. Thói quen của con là trầm cảm thì con sẽ chạy theo suy nghĩ trầm cảm nhất trên đời có thể có được. Cảm xúc mà, liên quan đến cảm xúc con sẽ thường hạy theo cái nào thỏa mãn cảm xúc của mình, mà thường là tiêu cực. Thế là đi xuống vực. Các con trải qua trầm cảm, con biết rồi đúng không? Khi trầm cảm, con chạy theo suy nghĩ tiêu cực nhất hay là sáng suốt nhất? Nhưng giả sử lúc đấy con lại biết là: À, có hai suy nghĩ. Nếu con biết cả hai cái suy nghĩ đấy, con sẽ đi theo hướng nào? Con có muốn chọn suy nghĩ kiểu gì cũng xuống vực không? Lâu nay con chạy theo suy nghĩ tiêu cực vì con không hề biết nó. Nên các con phải tăng thói quen Biết lên. Vì thông thường chẳng ai muốn chạy theo một cái tiêu cực cả, chẳng ai muốn trầm cảm cả. Do con không biết thuyền này đi về đâu nên con nhảy bừa lên. Còn lần nào cũng như lần nào con biết là thuyền đi về đâu thì con có muốn nhảy lên nữa không? Dần dần con không muốn nhảy lên nữa! Nếu con biết cả hai suy nghĩ đấy con sẽ chạy theo cái nào? Đi theo cái là “không sao đâu chứ”, đúng không? Chứ đời nào con lại theo suy nghĩ: “Thôi, đời thế là hết”. Nhưng chính vì con không biết nên mới có chuyện con chìm vào cơn trầm cảm. Nên với những người trầm cảm thì nhu cầu biết suy nghĩ càng mạnh, càng phải cao hơn những người không trầm cảm. Những người không trầm cảm thì có thể mặc định chọn suy nghĩ tích cực. Có người đời sống tích cực quen rồi, mặc định là rất lạc quan yêu đời. Nhưng các con là mặc định bi quan, nếu con không biết thì sẽ chìm theo suy nghĩ nào? Mặc định là chìm vào bi quan. Đấy là lý do các con phải học môn Biết này. Biết là điểm đầu tiên của sáng suốt! - Trích buổi nói chuyện lớp Trầm cảm ngày 11.09.2019 Giọng đọc: Minh Phương

4m
Oct 29, 2022
43. CÁCH HOÀ BÌNH VỚI CƠN ĐAU TRÊN THÂN THỂ

CÁCH HOÀ BÌNH VỚI CƠN ĐAU TRÊN THÂN THỂ Khi bị hành hạ bởi bệnh tật hay bất kỳ cơn đau nào trên thân thể, vì nhầm tưởng mình làm được điều gì đó nên con sẽ tìm cách tiêu diệt cơn đau! Sự thật thì con khổ không phải do cơn đau mà do tâm lý từ chối cơn đau! Chính tâm lý từ chối đó của con đã ngầm gán cho nó một tầm quan trọng nên cơn đau càng ở lại lâu hơn! Vì vậy, bước quan trọng đầu tiên con cần nhận ra là hoàn toàn chấp nhận cơn đau! Con không chấp nhận sao được vì con có làm gì được đâu?! Cơn đau chỉ hoàn toàn là biểu diễn của Biết và nếu con xác quyết vào Sự thật này thì con đã mang ánh sáng vào trong một căn phòng tối, khi đó bóng tối sẽ tự tan biến cũng như cơn đau dần mất đi sức mạnh chi phối tâm trí con! Khi đã hiểu sâu sắc rằng thái độ hoàn toàn chấp nhận cái đang là chính là nền tảng trước khi thực hành bất kỳ phương pháp nào thoát khổ thì con cần nhận ra thêm một điều: con cũng cần đón nhận cả tâm lý muốn từ chối cơn đau, vì chắc chắn con sẽ có tâm lý này do thói quen bao năm từ chối bất kỳ cái gì con nghĩ sẽ gây hại cho con. Khi có trí tuệ chiếu soi thì tình thương yêu của con sẽ xuất hiện một cách tự nhiên! Con tự nhủ rằng: cơn đau trên thân thể hay bất kỳ bệnh tật nào khác có thể đến lúc nào cũng được, đi lúc nào cũng được và ở lại bao lâu cũng được! Vậy, khi có trí tuệ và tình yêu thương với cơn đau rồi thì con có tìm cách chữa bệnh không? Con sẽ hiểu sâu sắc rằng mọi thứ là biểu diễn của Biết nên thân thể của con cũng bình đẳng với các nội dung khác của Biết, vì thế nó cũng cần được yêu thương. Con sẽ có một hành động phù hợp với con trong hoàn cảnh đó, nếu cần con sẽ uống thuốc giảm đau hoặc dùng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào để giúp cho cái thân này khỏe lại để con có thể giúp mình và giúp người tốt hơn trên con đường đi đến hạnh phúc chân thật. - Trích buổi nói chuyện "Hoà bình với thực tại" HN 8/2022 Giọng đọc: Tuệ Anh

3m
Oct 27, 2022
CẢM XÚC LÀ NHẤT THỜI, BIẾT THÌ KHÔNG NHẤT THỜI

CẢM XÚC LÀ NHẤT THỜI, BIẾT THÌ KHÔNG NHẤT THỜI Thầy Trong Suốt: Cái Biết nó không thay đổi, lúc nào cũng biết, còn cảm xúc thì thay đổi liên tục nên khi con ở trong Biết càng nhiều, con càng ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Cảm xúc nó chỉ đến thôi. Vì con nhìn thấy một thứ rất vững chắc, ổn định rồi thì những thứ khác trở nên không ổn định. Những thứ mà lâu nay con cho là quan trọng như cảm xúc, suy nghĩ đến và đi, nhưng Biết thì sao? Có đến đi không? Có mất Biết không? Không! Cảm xúc, suy nghĩ con chạy qua chạy lại liên tục nhưng nếu con nhớ về cái Biết này đủ lâu, con bắt đầu thấy trên đời này có một thứ rất là vững chắc. Nếu con có một mối liên hệ với Biết, dần dần con thấy tất cả cảm xúc, suy nghĩ của con đến rồi đi, như gió thoảng thôi. Nếu con tập đủ lâu, con sẽ thấy rằng cảm xúc chẳng có gì đáng sợ cả, nó chỉ là nhất thời thôi. Cứ cho là muốn tự tử đi, thì sao? Lý thuyết mà nói thì con biết thừa, muốn tự tử là nhất thời, đúng không? Nhưng mà đấy là lý thuyết. Còn cái Thầy đang nói không phải là lý thuyết. Do lúc đấy con thấy rằng: “Muốn tự tử thì đang biết là muốn tự tử, không muốn tự tử thì biết là không muốn tự tử.” Dần dần con thấy là suy nghĩ muốn tự tử cũng chỉ đến và đi mà thôi. Nó là thứ nhất thời, con nói bằng kinh nghiệm cá nhân của con chứ con không nói bằng lý thuyết của Thầy nữa. Bởi vì con đã kinh nghiệm được rằng đúng là nó nhất thời thật. Còn cái Biết thì không nhất thời, nó luôn ở đây, lúc nào con cũng biết. Con bắt đầu giảm sự lệ thuộc vào suy nghĩ và cảm xúc. Vì con thực chứng tính nhất thời của nó. Không phải con nghĩ về tính nhất thời của nó như là lý thuyết, mà con thực chứng bằng kinh nghiệm cá nhân của con. Đúng chưa? Nếu con tập pháp Biết nhiều lên, thì cái Thầy nói tự xảy ra. Vì sao mà nó là cái nhất thời? Vì con biết nó đến, rồi con lại biết nó đi, rồi con lại biết một cái khác đến, cái khác đi… Tất cả các thứ đến đi thì thì nhất thời, nhưng cái Biết thì không nhất thời. Nó luôn ở đấy. Con sẽ cảm nhận được rằng, các cảm xúc này này chỉ nhất thời thôi. Đấy! Tất nhiên cái này sẽ khác nhau giữa hiểu và thực chứng. Hiểu là mọi thứ vô thường ai cũng hiểu nhưng mà có kinh nghiệm được không thì lại chính là pháp Biết này. Nếu con nhớ về Biết đủ lâu, thì cái này sẽ tự đến con không cần phải ép mình thấy mọi thứ nhất thời. Con cứ nhớ về Biết đi, cái gì đến con biết, cái gì đi con biết, con sẽ thấy rằng thứ con biết đến và đi liên tục. Trầm cảm là gì? Con có một suy nghĩ tiêu cực nào đó, xong con chạy theo nó ngay. Không trầm cảm là gì? Khi có một suy nghĩ tiêu cực đến, con thấy rằng nó chỉ là suy nghĩ nhất thời thôi, rồi nó sẽ đi, con không chạy theo nó nữa, thế thôi! Nhưng làm thế nào để không trầm cảm? Khi con tập nhiều lần trong ngày thì việc con ở trong không gian của Biết rất nhiều. Không gian của Biết thì luôn ở đây, nhưng việc con có biết nó luôn ở đây không thì nếu không nhắc thì con không biết, không nhớ. Nhưng con nhắc đủ lần thì con thấy không gian Biết cứ ở đấy mãi. Còn các cảm xúc, suy nghĩ trầm cảm cứ đến đi vèo vèo. Nó có nội dung tiêu cực gì chẳng quan trọng nữa. Nó là gì cũng được, không quan trọng, đặc điểm chung của nó là đến rồi đi. Dần dần nó không còn sức mạnh với con như ngày xưa nữa. Trích buổi nói chuyện: [Buổi 7] 2020.12.21 Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN) Giọng đọc: MInh Phương

7m
Sep 21, 2022
Hòa bình với chính mình bằng phương pháp tha thứ có trí tuệ

MỘT BẠN: Trước đây con từng sống rất khổ sở, con luôn sống trong ảo tưởng rằng khi đi ra đường luôn có cảm giác có người muốn hãm hại mình. Ở trong gia đình thì con cấu xé chồng con, cầm dao đuổi rượt con con, ở sân tập bóng thì con đuổi đánh các bạn và bắt họ phải chiều theo ý mình. Sau đó được Thầy dạy pháp Biết thì con dần thả lỏng hơn, tập chấp nhận mình nhiều hơn. Con dần chấp nhận mình bị điên và nếu nghi ngờ việc mọi người xung quanh đang cười con thì con cũng không làm gì hại họ như trước. Tuy nhiên, con vẫn chưa thoát hẳn các ảo tưởng để thực sự hòa bình với chính mình. Xin Thầy chỉ dạy cho con phương pháp! THẦY TRONG SUỐT: Làm được như con đã là một kỳ tích rồi, con đã thoát khỏi những chuyện đó và giờ ngồi đây cùng các bạn một cách bình thường. Tuy nhiên, con nên tập cách chấp nhận hoặc tha thứ cho mình nhiều hơn bằng cách hòa bình với lịch sử của chính mình. Nhưng để làm được như vậy thì con phải có trí tuệ, nếu không những mầm mống của hận thù sẽ bùng lên mạnh hơn. Cách tha thứ mà các con hay cả thế giới vẫn quen dùng đều tin rằng thực sự có tội ác, con là nạn nhân và người gây tổn thương cho con là thủ phạm, khi ấy, vì được nuôi dạy là người tốt nên con cắn răng tự nhắc: “Chuyện đã xảy ra rồi nên mình cần bỏ qua! Mình phải tha thứ cho họ!” Tuy nhiên, cách này vẫn có giá trị về mặt tương đối nhưng lại tiềm ẩn hạt giống của bạo lực mạnh hơn, vì nếu hoàn cảnh đủ xấu xảy ra và họ tiếp tục gây tổn thương cho con ở mức trầm trong hơn thì con mặc định cho mình quyền trả thù họ mạnh tay hơn để dạy cho họ một bài học. Như vậy, cách tha thứ không có trí tuệ này rõ ràng không giải quyết rốt ráo vấn đề vì nó không nhổ được tận gốc mầm mống của bạo lực. Vậy, tha thứ có trí tuệ thì con nên thực hành như thế nào? Con đã học pháp Biết và nhận ra tất cả đều là biểu diễn của Biết, cả con và họ đều là biểu diễn của Biết và họ hoàn toàn không có quyết định gì cũng giống như con, mọi thứ đều quyết định bởi Biết. Hiểu được như vậy thì con nhận ra không có ai là thủ phạm, không có ai là nạn nhân và cũng không có hành động gây tổn thương nên con không còn phải tha thứ cho ai nữa. Thấy rằng họ không làm gì cả nên không cần phải tha thứ là tha thứ có trí tuệ. Con may mắn hơn người khác là con có phương pháp và cơ hội. Với pháp Biết và cả một quá khứ bị tổn thương thì con có quyết tâm thực hành đến cùng để đạt đến trạng thái hòa bình thực sự với chính mình và người khác không? Khi con hoàn toàn hòa bình với nỗi đau của mình rồi thì con sẽ tự nhiên chấp nhận được tất cả những sai lầm của người khác. Chỉ khi ấy, con mới nhổ được tận gốc mầm mống của hận thù và ghét bỏ.

4m
Sep 19, 2022
NƯƠNG TỰA VÀO SUY NGHĨ ĐỂ SỬA HAY NƯƠNG TỰA VÀO BIẾT

Trong các suy nghĩ, suy nghĩ chống lại là cái gây cho con khổ, còn suy nghĩ “trời đẹp quá” không gây khổ. Nhưng mà “trời cứ phải đẹp mãi” là chống lại việc tý nữa nó không đẹp. Đấy là ví dụ về suy nghĩ chống lại gây khổ. Người thông thường sẽ sửa các suy nghĩ, ví dụ như là “trời cứ phải đẹp mãi” thì sẽ sửa là “Trời đẹp cũng được, không đẹp cũng được”, suy nghĩ này không gây khổ, đúng không? Đấy là những người sửa suy nghĩ để bớt khổ, nhưng mà cách đấy không vẹn toàn. Vì vô thường mà nói, ngày nào đó, tất nhiên là suy nghĩ “Trời phải đẹp” nổi lên là khổ rồi. Hay sửa suy nghĩ bao nhiêu năm xong hòn đá đập vào đầu thì còn sửa được nữa không? Lại reset từ đầu, lại “trời phải đẹp mãi”, đúng không? Nên là cách sửa suy nghĩ không vẹn toàn, nó không giải quyết được vấn đề một cách trọn vẹn. Bởi vì hòn đá đập vào đầu là reset tất cả các loại suy nghĩ của con, đá đập vào xong không nghĩ được nữa, nhưng biết thì vẫn biết. Đập hòn đá vào đầu thì có mất Biết không? Biết có bị ảnh hưởng gì không? Nên trọn vẹn là gì? Là suy nghĩ nào cũng được - con vẫn biết. Khi nào con đến trạng thái đấy thì mới gọi là xong, trước đấy thì chưa xong. Cái Biết thì giống mặt gương, hình ảnh nào cũng đến rồi đi hết. Nhưng mặt gương thì vẫn sờ sờ ở đấy, mặt gương không hề bị ảnh hưởng bởi hình ảnh nào cả. Vì thế mặt gương của Biết là vô địch, sống với nó đủ lâu thì con sẽ có tự tin, con không sợ suy nghĩ nữa. Suy nghĩ của con giống như hình ảnh bay qua, bay lại rồi mất hết. Mặt gương có bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ không? Nên con nương tựa vào suy nghĩ để sửa thì rất bấp bênh. Còn con nhận ra mặt gương ở đây thì hết bấp bênh. Các con cứ tiến bộ từ từ, không cần vội, nhưng con dám để một cơn cảm xúc xảy ra mà không làm gì nó thì con nhận ra rằng: “Cơn nào rồi cũng qua” bằng kinh nghiệm cá nhân của con chứ không phải bằng lý luận. Còn nếu không dám để cảm xúc xảy ra thì con chỉ có lý luận là cơn nào rồi cũng qua thôi nhưng khi nó đến thì con thống khổ luôn, đánh nhau mải miết, xong không đánh thành công thì lại là lỗi của mình: mình dốt quá, kém quá…. Đấy! Nên là các con tập cần cù và kiên nhẫn cho phép nó xảy ra, để mình ngắm nó, biết nó, rồi thấy nó qua! Trích buổi nói chuyện: [Buổi 7] 2020.12.21 Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN) Giọng đọc: Ngọc Tuyết 

5m
Sep 17, 2022
Con không phải là người tạo ra suy nghĩ thì con có bị hại bởi suy nghĩ không?

CON KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI TẠO RA SUY NGHĨ THÌ CON CÓ BỊ HẠI BỞI SUY NGHĨ KHÔNG? MỘT BẠN: Trước đây khi chưa được Thầy dạy phương pháp nhận biết các suy nghĩ và cảm xúc thì con rất hay phán xét và không chấp nhận được tính cách của mình. Tuy nhiên, khi bắt đầu thực hành pháp biết này thì con lại thấy có một sự cảnh giác hơn đối với các suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ, khi một suy nghĩ xấu xuất hiện thì con lập tức nhận biết ngay rằng “Mình sẽ lại phán xét mình đây!” và nó như báo hiệu rằng “Mình sắp phải chịu một cái điều gì đấy!” THẦY TRONG SUỐT: Các con khổ vì đều có một niềm tin sai lầm rằng con là thân thể này và suy nghĩ này nên khi suy nghĩ đến thì con tin con là người tạo ra suy nghĩ và là người chịu đựng suy nghĩ đấy. Nhưng sự thực thì con không phải là người tạo ra suy nghĩ. Bằng chứng là có rất nhiều suy nghĩ con không muốn xuất hiện nhưng chúng cứ đến, con muốn suy nghĩ tích cực nhưng các suy nghĩ tiêu cực cứ ào ào xảy ra, con muốn dừng lại suy nghĩ nhưng không thể dừng được; Hơn nữa, các con cũng không thể đoán trước được suy nghĩ, ví dụ trong năm phút nữa không thể biết được mình sẽ suy nghĩ gì. Như vậy, con hoàn toàn không biết khi nào suy nghĩ đến rồi đi thì sao con lại tin con là người điều khiển suy nghĩ. Sự thực thì suy nghĩ được tạo ra bởi Nhân quả, đủ nhân đủ duyên thì suy nghĩ hiện ra, hết duyên thì suy nghĩ tan biến. Vì thế, con phải hiểu hai điều: Thứ nhất, con không phải là người tạo ra hay dừng lại suy nghĩ; Thứ hai, con chính là không gian nơi suy nghĩ xảy ra. Không gian không tạo ra, không dừng lại hoặc không điều chỉnh suy nghĩ. Không gian không hề bị hại bởi suy nghĩ, dù suy nghĩ tiêu cực cứ ào ào như thác đổ thì con hay không gian nhận biết cũng không bị đau đớn, nổ tung hay bị dày vò bởi dòng thác suy nghĩ đấy. Khi con tập pháp biết đủ lâu thì nó sẽ dần dần gợi cho con có một cảm giác rằng con chính là không gian ngập tràn sự nhận biết. Vì thế, con không bị hại bởi các cảm xúc tiêu cực và con cũng không cần phải đánh nhau với chúng nữa. Vậy, việc còn lại của con chỉ còn là nhận biết thôi. Nếu con thực hành được như vậy thì con sẽ hết trầm cảm và các bệnh tâm thần khác trên đời.

4m
Sep 15, 2022
Con thoát khỏi trầm cảm vì con ở ngoài suy nghĩ, chứ không phải có suy nghĩ tích cực hơn!

CON THOÁT KHỎI TRẦM CẢM VÌ CON Ở NGOÀI SUY NGHĨ, CHỨ KHÔNG PHẢI CÓ SUY NGHĨ TÍCH CỰC HƠN! MỘT BẠN: Sau khi con thực hành phương pháp tập biết suy nghĩ và cảm xúc một thời gian thì dần dần các suy nghĩ tiêu cực không còn chi phối con nhiều như trước đây. Nhưng con thắc mắc một điều: liệu mình chỉ tập nhận biết với các suy nghĩ tiêu cực để thoát khỏi trạng thái năng lượng thấp hay là các suy nghĩ tích cực mình cũng tập? Vì thực ra các suy nghĩ tích cực cũng khiến cho con thấy rất hài lòng và hướng thượng! THẦY TRONG SUỐT: Nếu hiểu về Vô thường thì con sẽ nhận ra rằng: ở trong một suy nghĩ tích cực thì một lúc sau cũng thành khổ cho xem. Ví dụ, con thấy chồng con thật là yêu con nhưng chỉ cần năm phút sau chồng con sẽ mắng con một trận nếu như con đi về nhà muộn. Như thế thì con khổ hay sướng? Giống như con đang ở trên thuyền thì thuyền đang đi bình thường, nhưng một giây sau thuyền lật úp con sẽ chết chìm luôn. Nhưng nếu con ở ngoài thuyền thì thuyền có lật lên lật xuống bao nhiêu lần thì con vẫn bình an vô sự. Như vậy, Thầy dạy các con phương pháp nhận biết để thực hành với tất cả các loại suy nghĩ và cảm xúc. Dần dần, con sẽ nhận ra con là cả một không gian nơi suy nghĩ đến rồi đi, ở đó không gian không hề bị hại bởi các suy nghĩ mà chỉ có một việc là nhận biết các suy nghĩ. Khi ấy, con sẽ tiến bộ và thoát khỏi trầm cảm không phải vì con có những suy nghĩ tích cực hơn, mà con đã bắt đầu ở ngoài suy nghĩ rồi.

2m
Sep 13, 2022
SUY NGHĨ ĐÙNG MỘT CÁI HIỆN RA NHƯ SỰ TOẢ CHIẾU CỦA BIẾT, RỒI TAN VÀO KHÔNG GIAN ĐÓ CỦA BIẾT

SUY NGHĨ ĐÙNG MỘT CÁI HIỆN RA NHƯ SỰ TOẢ CHIẾU CỦA BIẾT, RỒI TAN VÀO KHÔNG GIAN ĐÓ CỦA BIẾT Tất cả những người đang trong cơn trầm cảm, đang rất khổ sở vì suy nghĩ chỉ cần thấy được suy nghĩ tự đến tự đi, không phải do mình tạo ra, là xong. Thấy được như vậy thì con tự sẽ mất mong muốn điều khiển suy nghĩ. Mất mong muốn điều khiển suy nghĩ là mất trầm cảm. Trầm cảm đến từ muốn kiểm soát mà không được, không kiểm soát được thì tự trách chính mình. Nếu con bắt đầu thấy suy nghĩ tự đến, tự đi, thì kiểm soát làm sao được nữa? Con sẽ mất mong muốn kiểm soát, có phải không? Chính vì con tin rằng con tạo ra suy nghĩ thì con mới tin con kiểm soát được nó. Có ai muốn kiểm soát mặt trời không, kiểm soát mây không? Mình có tạo ra mặt trời, tạo ra mây được không? Mặt trời tự mọc lên và và mây tự bay, nên không ai khống chế được hết. Nên không ai trầm cảm vì mặt trời mọc, mặt trời lặn cả, đúng không? Nhưng mọi người lại trầm cảm vì suy nghĩ của mình. Vì họ không thấy suy nghĩ cũng giống như mặt trời và mây thôi: tự mọc rồi tự lặn; mà họ lại tưởng họ làm suy nghĩ mọc và họ làm suy nghĩ lặn. Bằng việc chứng kiến được rằng suy nghĩ tự mọc tự lặn, dần dần mong muốn kiểm soát cứ yếu dần theo thời gian, rồi đến ngày sẽ mất hẳn. Khi đó con sẽ chẳng có mong muốn khống chế suy nghĩ nào hết, suy nghĩ thích bắn ra thì bắn, thích bắn thế nào thì bắn, không bắn thì thôi. Mình không nổi lên cảm giác muốn kiểm soát suy nghĩ nào, vì mình đã có quá nhiều kinh nghiệm rồi. Các con hiểu chưa đủ mà phải có kinh nghiệm rằng: suy nghĩ đùng một cái hiện ra như sự toả chiếu của Biết, rồi tan vào không gian đó của Biết. Thế nên Thầy cho rằng những người đang trầm cảm, đang ở đỉnh cao trầm cảm là rất lợi vì thế, vì họ có cơ hội chứng kiến được suy nghĩ hiện tan tự động rất dễ dàng. (Trích buổi nói chuyện cho lớp trầm cảm “Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết”, Hà Nội, 21.12.2020) -- Giọng đọc: Thuỳ Anh

3m
Sep 07, 2022
Vẻ Đẹp Của Trầm Cảm - p3

Vẻ Đẹp Của Trầm Cảm - p3 Hôm nay đội bóng của mình tham gia bị trầm cảm. Lu Lu, tay ném được mệnh danh là “pháo thủ” đã quyết định rời đội sau 5 trận thua liên tiếp. Chị Thuỷ đội trưởng nhắn riêng cho mình, bảo vào động viên mọi người đi, cả đội đang trầm cảm lắm rồi, chị lo quá… Thực sự là đã lâu lắm rồi mình không trầm cảm, những mỗi khi có ai đấy nhắc đến nó, mình vẫn cảm thấy nhiều cảm xúc khó tả. Và một trong những cảm xúc mạnh nhất chính là nhu cầu viết ra vài dòng chia sẻ góc nhìn của mình về trầm cảm. Người ta có thể phân tích về nó, có thể đưa ra bao nhiêu giải pháp về mặt kỹ thuật để đương đầu với nó, nhưng cuối cùng, chỉ mình bạn là người trải qua nó, hiểu rõ nó và biết mình thực sự cần gì. Nhưng, giữa cơn trầm cảm, liệu bạn có biết mình thực sự cần gì? Mình vẫn còn nhớ rõ, cái thời mà mình vẫn chưa biết mình thực sự cần gì giữa cơn trầm cảm, và mình đã tưởng mình cần rất nhiều thứ. Mình đã tưởng rằng mình cần rời khỏi thành phố mình đang sống, thế là mình đi sang hẳn một quốc gia khác, vẫn trầm cảm. Mình đã tưởng rằng mình cần nghỉ ngơi, không làm việc, thế là mình dành một năm đi du lịch khắp Đông Nam Á, ngắm cảnh đẹp nếm thức ăn ngon, trầm cảm vẫn cứ đến. Mình đã tưởng rằng mình cần học thiền, thế là mình vào hẳn một trường thiền uy tín nhất Myanmar trong vòng ba tháng, nhiều lúc trầm cảm còn nặng nề hơn. Càng loay hoay tìm “giải pháp” xử lý, trầm cảm càng “xử đẹp” sự loay hoay của mình. Đội bóng ngày hôm nay gợi nhớ đến chính mình phiên bản loay hoay đó. Chị đội trưởng nhắn tin hỏi em thấy thế nào, mọi người đang đợi ý kiến của em, động viên mọi người một câu đi… mình chả nhắn biết gì, toàn seen không rep. Bởi vì, mình biết rõ, điều một người thực sự cần trong cơn bão không phải là một vài lời “gió thoảng mây bay”, mà thực sự cần hẳn một ngôi nhà vững chắc. Cái chúng ta cần giữa cơn trầm cảm, không phải là giải pháp, không phải là sự sẻ chia, mà đơn giản, chỉ là cảm giác an toàn. Và biết gì không? Chúng ta tuyệt đối an toàn, ngay giữa trầm cảm. Mình có thể viết một đoạn dài giải thích tại sao mình lại đi đến kết luận về sự an toàn này, nhưng mình thấy không cần thiết. Có nhiều thứ không cần hiểu, chỉ cần tin. Có nhiều thứ chả cần tin, chỉ cần được thực sự trải nghiệm. Bạn ơi, đội bóng ơi, hãy cho mình được trải nghiệm, dù chỉ là phép thử, ở yên trong sự lo lắng, bất an, không cần loay hoay đi tìm giải pháp cho chính sự mệt mỏi, tiêu cực của mình. Ở yên đấy, và tự hỏi, ngay lúc này mình có an toàn hay không? Hãy cho mình được trải nghiệm, dù nghe có vẻ kỳ quái, ở yên trong trạng thái tệ nhất, điên khùng nhất, cho phép những suy nghĩ xấu xa nhất được hiện ra theo đúng hình thù của chúng, không cần phủ lên bất kỳ một vỏ bọc tích cực, xoa dịu nào. Hãy hỏi, ngay lúc bão dông này, mình có an toàn hay không? Chúng ta không thể nào tránh được dông bão, quan trọng là, khi bão dông ập đến, ta đang ở đâu? Ta đang gồng mình chống chọi, hay ta đang ở trong nhà, ngắm nhìn sự quay cuồng của tạo hoá? Ngồi yên, nhìn xung quanh bạn sẽ thấy, chúng ta chưa bao giờ phải ra khỏi nhà giữa những trận bão cả. Vẻ đẹp của cơn bão, đôi khi là nằm ở sức tàn phá của nó: nó phá nát mọi thứ ngoài kia, nhưng không thể nào chạm đến sự an toàn của bạn, nếu bạn đang ở trong nhà. Trầm cảm cũng thế, vẻ đẹp của nó, chính nằm ở chỗ sự tàn phá khủng khiếp: nó phát nát tất cả giải pháp, tất cả sự tích cực, tất cả sự cố gắng, nhưng vẫn không thể nào chạm đến sự an toàn của bạn - nếu bạn đã dừng loay hoay lại và tự hỏi: Mình có an toàn hay không? Mình rất thích quê mình mỗi lần bão xong, dù có hoang tàn đổ nát, nhưng không khí vô cùng tươi mới, rộn ràng. Mỗi lần như thế, mình hay rủ con bạn thân làm một vòng quanh thành phố, ngắm nhìn cuộc sống đang dần dà hồi sinh. Mình cũng rất thích chính mình mỗi lần vỡ nát xong, cảm giác như vừa được tái sinh, một con người hoàn toàn mới, với những hiểu biết mới về cuộc đời. Mình tin là, đội bóng của mình, hay chính bạn, rồi cũng sẽ đổi mới, sẽ phục

8m
Aug 31, 2022
[Tự sư về trầm cảm] P2

[Tự sư về trầm cảm] P2 Chào các bạn. Lâu rồi mình không post. Nay xin phép gửi một chút về thực hành tâm lý nha. (bài viết này tiếp nối bài mô tả các hoạt động trong một ngày của người trầm cảm) 1       Vào web trongsuot.com http://trongsuot.com/?fbclid=IwAR3GLnwSilM6Hciw1Dyw6PHlQdmylHnh7gyEhzJhrpCqjAySgPwoUXTg7_E, tìm mục trà đàm, đọc hoặc nghe 2 bài về nỗi sợ để hiểu bản chất của nỗi sợ nhé. (Ảnh đính kèm) 2.       Lấy giấy bút: Viết ra các nỗi sợ của mình. Càng chi tiết, cụ thể càng tốt => Đặt các tình huống giả định xem những điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra, liệu mình có thể chấp nhận buông bỏ, sẵn sàng chịu đựng các điều đó không => Tập chấp nhận càng nhiều càng tốt thì sẽ đỡ sợ dần. 3.       Luôn nhớ vô thường, lúc tiêu cực cũng như lúc tích cực: Lúc tiêu cực thì cũng hiểu rằng cảm xúc này chỉ là tạm thời, nó đến thì nó sẽ đi. Ngược lại, lúc tích cực thì cũng xác định: "mình không thể luôn luôn tích cực 24/24 h được, sẽ có lúc tiêu cực đến". Nhưng chốt lại là, dù có tích cực hay tiêu cực thì nó cũng là những suy nghĩ và cảm xúc ở 1 thời điểm, nó theo quy luật vô thường chứ không phải là mình, không ở lại mãi trong mình. 4.       Lúc bình thường, tập cảm ơn, chúc thầm, chăm tập thể thao, xe đạp, đi bộ.... để có 1 thân tâm khỏe mạnh, đủ sức chịu đựng các cơn trầm cảm và cũng để thấy dù bệnh nhưng mình vẫn còn may mắn, bệnh là động lực, tập quan tâm đến những người cũng bị bệnh như mình và ở hoàn cảnh còn éo le hơn mình…. (nhớ rằng thân người khó được, được làm người là hiếm có và may mắn như thế nào....). Việc tập biết ơn, chúc thâm cần kiên trì tập thường xuyên thì dần dần sẽ có cảm xúc. 5.       Thực hành các bước để vượt qua khi có cảm xúc tiêu cực: 1.       Khi có hiện tượng bồn chồn, lo lắng, báo hiệu sắp rơi vào cảm xúc tiêu cực -> Việc đầu tiên là nhận biết thật nhanh (Kiểu như: À, mình sắp rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực rồi đây" 2.       Đừng vội vàng lo lắng, sợ hãi, hãy bình tĩnh đón nhận: thả lỏng toàn bộ cơ thể, tay, chân, hít thở sâu, nhẹ…. 3.       Lặng yên quan sát các suy nghĩ và tâm của mình: Để ý xem có những suy nghĩ gì đang diễn ra…. Chỉ để ý thôi, không thêm bớt, không khó chịu xua đuổi, coi như các vị khách vừa đến nhà mình chơi, vui vẻ đón tiếp, bao giờ khách đi thì đi 4.       Khi đã trở lại trạng thái bình thường: Hãy cảm ơn cơ thể, tâm trí đã giúp mình vượt qua giây phút vừa rồi. 5.       Lúc bình thường, hãy hướng đến những điều thiện lành, tích cực, rèn luyện bồ đề tâm và các pháp tu tập, hiểu sâu và chấp nhận nhân quả. Tâm thay đổi thì các điều tiêu cực dần dần sẽ tự hết. 6.            Tập chấp nhận, yêu thương càng nhiều càng tốt. -              Đối với bản thân mình: Tập đứng trước gương và nói: Cảm ơn cậu, thân thể, tâm trí của tớ. Đã giúp tớ vượt qua những giây phút khó khăn. Dù thế nào tớ cũng luôn yêu thương cậu. Tớ yêu cả những tính xấu của cậu, sự yếu đuối của cậu….(Cái gì mình không hài lòng ở mình thì nói hết ra, yêu và chấp nhận cả những cái đó). Rảnh lúc nào thì nói lúc đó, tập đứng trước gương để nói. Nhớ là chấp nhận và yêu thương mình 1 cách thực sự, mọi lúc mọi nơi chứ không phải là chấp nhận với điều kiện mình phải được như trước kia, hoặc mình phải khỏi bệnh, thế nọ thế kia… Dù mình có tàn tạ như thế nào chăng nữa thì mình sẽ luôn chấp nhận mình. -              Đối với bệnh: Cảm ơn trầm cảm đã đến với tớ, tớ yêu và chấp nhận cậu, tất cả những triệu chứng của cậu. Cậu là cơ hội giúp tớ gặp những người mới, tu sửa tâm để tốt đẹp hơn, dũng cảm hơn…, cậu có ở bên tớ 1 năm, 10 năm hay cả đời tớ cũng yêu thương và chấp nhận cậu -           

31m
Aug 29, 2022