Nền công nghiệp thời trang của chúng ta hiện tại đang diễn biến theo một chiều hướng có thể hiểu là bị kiểm soát tuyệt đối với thế độc quyền của các thương hiệu và tập đoàn lớn như LVMH, Kering. Vậy thì đường đi của các nhà thiết kế trẻ mới, sáng tạo sẽ như thế nào?
Như mọi người đều biết rằng HungOcb là một nhân vật có ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng thời trang Việt Nam với thông điệp chính “Mặc đi sợ đ*o gì”. Tuy nhiên, ngoài những hình ảnh “Bodoi” trên mạng xã hội thì chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về con người Hùng như thế nào cũng như các góc nhìn của nhân vật "Ngông" và đầy "thú vị" này về cộng đồng thời trang hiện tại. Đó là lí do hôm nay Phiếm thời trang S01E01 với host là Trí Minh Lê sẽ cùng nghe với các bạn về suy nghĩ của Hùng nhé!
Khái niệm Muse : /myo͞oz/ hẳn mọi người đã nghe rất nhiều không chỉ trong thời trang mà ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những câu pick-up lines phổ biến trên các nền tảng xã hội sẽ không mang cảm giác “nghề nghệ” bằng đúng câu: “You’re my muse”. Được phiên dịch ở Việt Nam với cụm từ “Nàng thơ”, vậy những Muses trong ngành công nghiệp thời trang là ai và họ làm gì?
Martin Margiela thì không cần phải nói nhiều – được coi như là 1 cây đại thụ trong nền thời trang và các công trình mà ông đã làm đều có những tác động tới nền công nghiệp ăn mặc của con người tới thời điểm hiện tại. Trong đó, không thể không nhắc tới fashion show đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử thời trang cũng như bước tiến ảnh hưởng của Martin Margiela. Đó là Fashion Show năm 1989. Mời các bạn nghe podcast.
Chúng ta hay coi các show diễn thời trang nhưng thứ tập trung mọi ánh nhìn vẫn luôn là người mẫu trên sàn, những bộ quần áo mới, concept/độ trang trí của sân khấu mà ít khi nào để ý tới khán giả coi show – Những người ngồi ở hàng phía đầu, những người được xem trực tiếp show diễn và xuất hiện cũng khá nhiều trên các clip truyền thông. Một thời gian không lâu trước đã có một trend trên nền tảng Tiktok “Front-row in Fashion show” nôm na là “Nếu bạn là người được ngồi ở hàng đầu tiên của 1 fashion show, trông bạn sẽ như thế nào?”. Nhưng thực sự nó có dễ dàng như vậy không? Mời các bạn nghe podcast
Thời buổi mạng xã hội và Internet phát triển – con người có cơ hội tiếp cận nhiều thứ gián tiếp mà không phải trực tiếp và mở mang tầm mắt chỉ trong 1 màn hình máy tính gỏn gọn. Sự xuất hiện của những công nghệ mới như VR, 3D, AI mang tới nhiều trải nghiệm "ảo" dành cho người tiêu dùng với thời trang nhưng với bản thân mình - đặc biệt là ở ngành công nghiệp Thời Trang thì mọi thứ cần phải thật. Trang phục thật do con người thật, chuyển động trên cơ thể thật. Và chúng ta sẽ nói về giá trị của các Fashion Runway và sự trải nghiệm thực tế. Mời các bạn nghe podcast.
Graphic/ “Đồ họa – Hoạt họa” chắc chắn chẳng xa lạ gì với thời trang đường phố Việt Nam – từ những founders đến người dùng. Được xem là “Con gà đẻ trứng vàng” khi tiêu chuẩn đầu tiên và tiên quyết của rất nhiều local brands Việt Nam đó là phải có 1 chiếc graphic tee. Nhưng nó còn liệu đúng trong khoảng thời gian này hay không khi có quá nhiều sự kiện xảy ra cũng như tập tính khách hàng trẻ đang thay đổi và được nâng cấp dần theo thời gian? Mời các bạn nghe podcast.
Xin chào mình đã trở lại rồi đây. Podcast này sẽ nói cách mà các fashion brands – đặc biệt là các streetwear brands hay luxury/high-end fashion thời kì đỉnh cao của “Thời trang đường phố” kiếm bộn tiền từ khách hàng nhờ cách bài trí graphics hay đơn giản là “Xây dựng tông xoẹt tông/ton sur ton” trong công cuộc thuyết phục “Mua đồ tao à, mua nhiều hơn nữa đi”. Mời các bạn nghe podcast.
Local brands - khái niệm được nhắc rất nhiều trong mấy năm gần lại đây. Từ miệng truyền miệng, từ tin tức, từ báo chí, từ các kênh truyền thông. Nhưng local brands có phải chỉ gói gọn trong những gì chúng ta biết ở thời trang hay rộng hơn? Mời các bạn nghe podcast.
Các bạn nghĩ rằng đang nghĩ mình bị lệch đề không. Tại sao vấn đề về đô thị và quy hoạch lại liên quan tới thời trang? Tại sao nó lại là thứ cần thiết cho sự phát triển của nền công nghiệp thời trang Việt Nam trong thời điểm tương lai? "Không gian" - "Cảm hứng" - "Trình diễn" - "Kiến thiết". Con người luôn luôn có tính "Nghệ thuật" nào đó trong bản năng. Bằng một cách nào đó, chúng ta sẽ thể hiện sự "Thường thức nghệ thuật" theo nhiều cách truyền tải khác nhau. Đó có thể là âm nhạc, đó có thể là nhảy múa (Ví dụ trong phòng tắm, phòng ở), đó có thể là chữ viết, đó có thể là giọng nói. Và tất cả điều trên đều cần có một thứ gọi là "Không gian". Mời các bạn nghe podcast để biết rõ hơn
Tiếp tục ở podcast phần trước, hôm nay mình sẽ xoáy sâu vào công cuộc và chiến lược tiếp cận khách hàng trẻ của CELINE dưới thời Hedi Slimane.
Lúc Hedi Slimane mới tại chức nhận nhiệm vụ chèo lái con thuyền Céline của cựu thuyền trường Phoebe Philo có rất nhiều hoài nghi về sự thành công của CELINE tân thời. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng Hedi Slimane đang khiến những túi tiền của các ông chủ LVMH rủng rỉnh hơn. Vậy con đường chiến lược ở đây là gì? Mời các bạn nghe podcast.
Dẫu biết rằng phiến diện, nhưng mình luôn cho rằng Bigbang là một trong ít boyband sở hữu được sự "Không lỗi thời" trong các sản phẩm âm nhạc của mình từ sau năm 2010. Lí do vì sao thì mời mọi người nghe podcast.
Một buổi sáng thứ bảy hãy cùng nghe câu chuyện về Kurt Cobain nào các bạn.
Bạn theo đuổi xu hướng? Bạn cảm thấy lạc lõng giữa những người "yêu" thời trang, bạn cảm thấy thiếu tự tin trong việc thể hiện bản thân và hoang mang trong cách xây dựng tủ đồ cũng như quần áo mà mình đang mặc. Sau đây là những cách theo suy nghĩ chủ quan của mình sẽ giúp bạn một phần nào đó. Mời các bạn nghe Podcast.
Luxury Handbag, một sân chơi hoàn toàn khác bọt với những người đam mê streetwear như chúng ta nhưng lại là một trong những điều thu hút nhất với chị em phụ nữ. Vậy game này nó như thế nào mà phái yếu đam mê như vậy? Mời mọi người nghe podcast.
Fashion Designer - danh xưng nghe vô cùng kêu và ở thời đại này chúng ta đón nhận rất nhiều nhà thiết kế thời trang, từ quy chuẩn đến tự xưng cũng có. Tuy nhiên để thành 1 người giỏi, 1 người được công nhận lại là 1 câu chuyện hoàn toàn khác mà 01 ai có thể làm được trơn tru toàn bộ quá trình. Vậy thế là nào là 1 nhà thiết kế giỏi? Mời các bạn nghe podcast.
Nơi tiềm năng nhất của các nhãn hàng thời trang cao cấp hiện tại là gì? Là Trung Quốc làm trung tâm và vẽ 1 vòng tròn xung quanh Châu Á. Thói quen mua hàng và sự khác biệt lớn về văn hóa, lịch sử cũng như nhìn nhận các thương hiệu thời trang đã góp phần thay đổi không ít thì nhiều các thương hiệu thay đổi cách tiếp cận với sản phẩm của mình. Vấn đề được nêu trong podcast còn rất nông, cho nên nó không quá phức tạp. Mong các bạn sẽ tận hưởng giọng đọc chua lè của mình.
Nếu được hỏi điều gì đóng một vai trò ảnh hưởng nhiều đến nền thời trang (và đặc biệt là thời trang được phố) tại Việt Nam - mình xin được đề cập tới một trong những điều mấu chốt mang tên “HALLYU” - cơn sóng văn hoá từ Hàn Quốc. Và tại sao nó lại ảnh hưởng như thế? Mời các bạn nghe Podcast.
Muốn tiếp cận với thế giới thời trang không chỉ có duy nhất một con đường là trở thành nhà thiết kế (fashion designer). Nhiều bạn trẻ đang hướng tới cái ngọn mà để ra một sản phẩm thời trang cần một nền tảng, một cái gốc cứng để có thể nuôi tốt được phần ngọn. Có rất nhiều vai trò quan trọng khác trong nền công nghiệp này để thâm nhập sâu vào fashion industry.
Nhật Bản, cái nôi của nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới hiện tại. Patchwork - Kĩ thuật chắp vá từng một thời được ưa chuộng tại thời trang đường phố Việt Nam. Chúng ta biết gì về nó?
Những cuộc tranh cãi về chất lượng hình in, vải giãn đến từ các local brand streetwear Việt Nam và thái độ không thiện cảm với các founders có thực sự là lỗi của họ hay một phần là đến từ sự thiếu kiến thức của chúng ta?
Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện nhưng những bài toán khó khăn vẫn còn đó. Những hệ quả tác động lên nền kinh tế, dây chuyền sản xuất và tập tính khách hàng ảnh hưởng như thế nào với các thương hiệu streetwear hay local brands vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Sự ảnh hưởng của Kanye tới thời trang, đặc biệt là thời trang đường phố không còn gì để viết nhiều. Mời các bạn nghe để cùng cảm nhận với mình.
Có bao giờ các bạn tự hỏi rằng nếu không có logo thương hiệu đó ở sản phẩm thời trang đang mặc thì người ta có biết rằng chúng ta đang mặc của nhãn hàng nào, nhà thiết kế nào chưa? Chào mừng các bạn đến với thế giới trong ít nhất là 1 năm tới.
Chúng ta cãi nhau về vấn đề này miết nhưng sâu trong nó về mã di truyền, về di sản của loài người - của nền công nghiệp thời trang, của văn mình thì có nên phân tích ở một góc nhìn rộng hơn và đa chiều hơn?
Thời trang nhanh là gì mà ai cũng nói về nó, có kẻ khen mà cũng có người chê. Sầu ai bi ải, vậy fast fashion tác động tới nền công nghiệp thời như thế nào. Mời các bạn nghe podcast.
Lúc nào xuất hiện cũng lung linh trong những bộ cánh chất ngất, lúc nào cũng được sự quan tâm nhất định đến từ người nổi tiếng. Sở hữu những hình ảnh chất chơi, những bộ sưu tập thời trang khủng và đồ sộ - Vậy Fashion stylist có gì mà khổ mà tại sao mà mình phải nói trong tiêu đề. Mời các bạn nghe podcast để hiểu rõ hơn.
Khẩu vị thời trang - quyết định mua hàng - thử thách thần tượng? Có bao giờ các bạn nghĩ chúng ta sẽ tạo ra áp lực về thời trang với những người mà chúng ta yêu thích hay không?
Từng một thời khuấy đảo thị trường với công nghệ boost cùng Yeezy, hiện tại adidas có chơi 1 ván bài sòng phẳng với đại kình địch của mình Nike trong làng footwear hay không? Tại sao thương hiệu này lại "sa sút" ít nhất về mặt độ nhận diện thương hiệu cũng như yêu thích sản phẩm sau sự thành công lớn?