Podcast Là Gì? Phát Hành Podcast Như Thế Nào? Ở bài viết này, Liulo sẽ chia sẻ với bạn Podcast là gì? Hướng dẫn bạn tìm hiểu về Podcast Hosting và Podcatcher thông qua quá trình phát hành podcast.
liulo
Podcast là gì?

Podcast là các chương trình dạng chuỗi (serial) gồm nhiều tập (episode) thường bằng âm thanh, đôi khi là video về những chủ đề xuyên suốt hoặc khác nhau. Đối với người nghe podcast, podcast là một cách để thưởng thức nội dung tuyệt vời từ khắp nơi trên thế giới miễn phí. Trải nghiệm podcast bằng cách đăng ký các chương trình podcast, sau đó các tập mới sẽ tự động thông báo qua internet bằng máy tính, ứng dụng di động, website.


Với Người sáng tạo podcast (Podcaster), podcast là cách tuyệt vời để tiếp cận hàng triệu khán giả trên toàn bộ internet ngay lập tức. Và vì podcast thường miễn phí nên động lực sáng tạo của podcaster thường là thỏa mãn đam mê, chia sẻ nghề nghiệp, kết nối người có ảnh hưởng, phát triển cộng đồng, cung cấp nội dung giáo dục, hoặc đơn thuần là chia sẻ các cảm xúc, kinh nghiệm, kiến thức hay ý tưởng của mình… Một số podcast được tài trợ bởi các công ty, có bao gồm quảng cáo. Trong các trường hợp khác, podcast cũng có thể là mô hình kinh doanh kết hợp của mô hình thuê bao trả phí, quảng cáo hoặc phân phối hàng hóa dịch vụ.

Các phần mềm, ứng dụng, website như Apple Podcast, Spotify, Castbox etc không trực tiếp cung cấp nội dung hay tập tin podcast, đây chỉ là các phần mềm tương tự như những công cụ tìm kiếm, trình duyệt giúp khám phá, tương tác và truyền dẫn hầu như toàn bộ podcast trên internet, những phần mềm này được gọi là Podcatcher. Khi bạn nghe, tải về hay đăng ký một podcast bằng những phần ứng dụng Podcast, bạn đang kết nối trực tiếp tới hệ thống Podcast Hosting của Podcaster.

Từ góc độ Kỹ thuật, thông tin podcast tồn tại trong nguồn cấp dữ liệu RSS (RSS feed), là một tệp XML lưu trữ trên Podcast Hosting, nơi chứa tất cả siêu dữ liệu (Metadata),  Ảnh (Artwork) và Tập (Episode) của chương trình. Nguồn cấp dữ liệu RSS Feed là cách để podcast sẽ hiển thị trên các phần mềm, ứng dụng podcast (Podcatcher) tự động. Bằng cách này Podcast dễ dàng phổ biến và tiếp cận hàng tỷ người trên internet.

Tiếp theo, để hiểu sâu hơn về podcast, ta sẽ tìm hiểu thêm về Podcast HostingPodcatcher thông qua quá trình phát hành podcast.

Phát hành podcast như thế nào?

Sơ đồ 4 bước vận hành của ngành podcast như sau:

🔸 Bước 1: Podcaster sáng tạo nội dung

🔸 Bước 2: Tải và lưu trữ nội dung trên Podcast Hosting.
(Anchor là dịch vụ được các podcaster Việt Nam sử dụng nhiều nhất).

🔸 Bước 3: Podcast Hosting phát hành Public RSS Feed với một địa chỉ RSS URL cụ thể, bạn có thể hiểu địa chỉ đó chỉ đơn giản là một đường link.

🔸 Bước 4: Phần mềm Podcatcher truy cập đường Link để đọc RSS Feed giúp người nghe có thể phát hoặc tải trực tiếp từ Podcast Hosting.

Toàn bộ quá trình từ Podcaster tới Podcast Hosting và Podcatcher, là cách podcast để được phân phối tới hàng tỷ người nghe trên internet.


Xem thêm tại đây.

Audio files - Tệp âm thanh

Podcaster thường sáng tạo ra các nội dung âm thanh với thành phẩm là các tệp tin dưới dạng âm thanh như mp3, wav, etc. Và cần lưu ý rằng, các tệp âm thanh này vẫn chưa phải là podcast.

Podcast Hosting - Dịch vụ lưu trữ và phân phối podcast công khai trên Internet

Để tập tin âm thanh trở thành podcast, chủ sở hữu phải lưu trữ trên một máy chủ và tạo một nguồn cấp dữ liệu RSS (RSS feed) riêng, RSS feed phải tuân theo một khuôn mẫu kỹ thuật và có thể truy cập khắp internet. Để tối ưu chi phí và hiệu quả, thông thường các podcaster sẽ thuê/mua dịch vụ từ các Podcast Hosting để lưu trữ Audio File và tạo nguồn cấp dữ liệu RSS feed để phân phối podcast trên toàn bộ internet. Nếu so sánh với công nghệ Radio, có thể hiểu rằng khi đã đưa nội dung Audio vào các Podcast hosting, podcaster đã mặc định "phát sóng" chương trình của mình ra toàn thế giới.

Tìm hiểu danh sách Podcast Hosting.

Podcatcher - Trình duyệt dữ liệu & tìm kiếm podcast (Tên khác Podcast Aggregator, Podcast Player)

Sau khi podcaster đưa nội dung lên nguồn cấp dữ liệu RSS feed, người nghe sẽ sử dụng phần mềm trên máy tính, ứng dụng di động, hay website... có khả năng truy cập và đọc hiểu nội dung của RSS feed, được gọi là Podcatcher (tạm dịch là "trình duyệt podcast"), để tìm, nghe và tải các nội dung từ nguồn cấp dữ liệu RSS Feed này. Tương tự như trình duyệt internet (như Chrome hay Firefox), các Podcatcher chỉ đơn thuần cung cấp tính năng duyệt các dữ liệu trực tiếp từ Podcast Hosting, nó không lưu trữ hay sở hữu tệp âm thanh của podcaster. Hiện nay, có hàng trăm các phần mềm, ứng dụng di động, website có tính năng Podcatcher. Apple Podcast hay Spotify cũng là Podcatcher. Toàn bộ quá trình từ Podcaster tới Podcast Hosting và Podcatcher, podcast sẽ được phân phối tới hàng tỷ người nghe trên internet. Quay trở lại với cách so sánh với công nghệ Radio, các phần mềm Podcatcher đóng vai trò như chiếc đài Radio, đơn thuần "bắt sóng" và phát ra âm thanh của các đài phát thanh. Mọi chiếc đài radio đơn thuần thực hiện chức năng công nghệ của nó là "bắt sóng" mọi chương trình đang "phát sóng" mà không liên quan gì đến bản quyền nội dung của đài phát.


Danh sách các Podcatcher nổi bật nhất hiện nay

Private Podcast, cách giới hạn người nghe?

Như đã biết, Podcast là hình thức phân phối nội dung trên khắp internet thông qua RSS Feed và tất cả người nghe có thể truy cập các nội dung này thông qua Podcatcher. Vậy làm thế nào nếu Podcaster muốn giới hạn người nghe để có thể phát hành cách nội dung đặc biệt cho một số ít người nghe mong muốn? Câu trả lời là phát hành Private Podcast.

Private Podcast là cách podcaster cài đặt thêm một ổ khóa bằng mật khẩu cho podcast của mình. Thêm nữa, nguồn cấp dữ liệu RSS không được liệt kê trực tuyến ở bất kỳ đâu. Chỉ Podcaster mới biết địa chỉ URL của RSS, và tự mình cung cấp URL cho một nhóm người cụ thể. Người nghe buộc phải biết và tự nhập địa chỉ URL của RSS feed và mật khẩu để truy cập Private podcast, và tất nhiên vẫn phải thông qua các phần mềm Podcatcher.


Private podcast có thể hạn chế số người có quyền truy cập podcast nhưng không có hạn chế các phần mềm podcaster thực hiện chức năng duyệt nội dung của mình. Chỉ cần nhập đúng địa chỉ URL và mật khẩu, các phần mềm Podcatcher sẽ dễ dàng duyệt nội dung của Podcast tương tự như việc các Trình duyệt Internet hiển thị nội dung của một Website nếu ta nhập vào Tên miền và mật khẩu. Để tạo Private podcast, nhà cung cấp dịch vụ Podcast Hosting của bạn cần phải có một bộ tính năng đặc biệt.

Tìm hiểu Private Podcast.

Private Podcast được dùng trong trường hợp Podcaster muốn tạo những podcast riêng tư như các khóa đào tạo nội bộ, các nội dung cao cấp, hay những nội dung dành riêng cho một nhóm nhỏ Hội viên.

Audio, cách để giới hạn nội dung không tự xuất hiện trong hàng trăm phần mềm Podcatcher?

Vì bản chất của công nghệ RSS và Podcast, nếu đã tạo ra podcast đúng cách, thì có nghĩa là podcaster - chủ sở hữu podcast đã mặc định tự nguyện "phát sóng" nội dung của mình phổ biến trên toàn bộ internet. Và các chiếc đài "radio" là các phần mềm Podcatcher sẽ mặc định "bắt sóng" mọi chương trình podcast trên internet.

Câu hỏi đặt ra là có cách nào để podcast của tôi không xuất hiện trong hàng trăm phần mềm Podcaster? Câu trả lời là: Hầu như không có cách nào, nhưng nếu vẫn muốn thì có một số ít cách để hạn chế bớt một vài phần mềm, như sau:

Một số rất ít phần mềm Podcatcher xây dựng những công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn riêng, cao hơn thông thường do họ muốn đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho user cũng như podcaster, ví dụ như Apple Podcast. Apple Podcast đòi hỏi podcaster cần phải xác minh thông tin sở hữu khi hiển thị podcast trên phần mềm của họ. Một số ít phần mềm Podcatcher trao quyền cho chủ sở hữu podcast được quyền cài đặt hiển thị hoặc ẩn khỏi hệ thống, hoặc quản lý hiển thị/ẩn nội dung ở từng quốc gia khác nhau. Đây là cách duy nhất để một số ít podcaster có thể lựa chọn ẩn được podcast của mình trên các kênh podcast này. Tuy nhiên, nếu người dùng nhập trực tiếp địa chỉ RSS feed vào tính năng đọc RSS của Podcatcher (nếu có) thì chúng sẽ vẫn tự động đọc các thông tin podcast, chỉ là podcast không tự động hiển thị trong các trang tìm kiếm, duyệt danh mục của phần mềm nữa mà thôi. Và dù có một số phần mềm giúp hạn chế hiển thị thì sẽ vẫn còn hàng ngàn mềm Podcaster khác, nên cách này hầu như không có nhiều ý nghĩa.

Vậy cách tuyệt đối nhất để giới hạn nội dung trong một vài phần mềm ứng dụng là gì? Là không sử dụng định dạng podcast mà chỉ dùng định dạng Audio, một định dạng riêng tư hơn. Khi đó người sở hữu nội dung Audio (tạm gọi là Content Creator), sẽ hợp tác cung cấp nội dung với từng dịch vụ Audio như các nhóm dịch vụ Audio On Demand, Audiobook, Live Streaming Audio etc. Ở các dịch vụ về Audio này, Content Creator được chủ động quyết định các quyền về nội dung của mình trong phạm vi đặc thù hợp tác với dịch vụ đó. Hoặc nếu có thể Content Creator tạo riêng Website, hoặc Ứng dụng riêng của mình. Có không ít ví dụ về các Website hay Ứng dụng di động cho các hình thức này.

Ví dụ về một số dịch vụ Audio liên quan đến Sức khỏe hay Tri thức.
liulo