Ngành truyền thông là ngành học hết sức đa dạng, có tính ứng dụng cao trong thực tế với cơ hội nghề nghiệp hết sức rộng mở như: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông (Media) và nghiên cứu về truyền thông.
Thông thường, truyền thông sẽ được thể hiện thông qua lời nói, âm thanh, hình ảnh, chữ viết, video,… hay bất kỳ một phương tiện nào có khả năng truyền tải thông điệp đến với người nhận. Đồng thời, truyền thông cũng chính là một trong những kiểu tương tác với xã hội. Từ đó tạo nên những lợi ích thiết thực thông qua việc truyền tải thông tin.
Lĩnh vực truyền thông bao gồm những ngành nghề nào?
Không ít người vẫn đang còn lầm tưởng và cho rằng truyền thông tức là làm về báo chí hay quảng cáo. Điều này không sai nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ cái nhìn về truyền thông. Bởi vì truyền thông là một lĩnh vực rất rộng lớn.
Vậy thì truyền thông cụ thể bao gồm những ngành nghề nào. Dưới đây, Topkinhdoanh sẽ liệt kê ra 4 ngành truyền thông chính để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho chiến lược Marketing của mình.
1. Ngành nghiên cứu truyền thông – Communications Studies
Communications Studies được hiểu là lĩnh vực chuyên nghiên cứu chiến lực cho các loại hình truyền thông. Cụ thể như media, truyền thông báo chí, truyền thông online,… Người nghiên cứu sẽ không trực tiếp tham gia thực hiện các dự án truyền thông đó.
Thế nhưng, họ lại có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động truyền thông. Các nhà nghiên cứu đóng vai trò nghiên cứu, quan sát hành vi, hiện tượng, thói quen của người tiêu dùng,… Từ đó đưa ra chiến lược truyền thông sao cho hiệu quả nhất và thu về kết quả tốt nhất.
2. Ngành truyền thông báo chí – Journalism
Đã từ rất lâu, báo chí được xem là một phần trong lĩnh vực truyền thông và có lịch sử phát triển bền lâu đời nhất so với các ngành truyền thông khác. Hiện nay, khi xã hội càng phát triển, truyền thông báo chí không chỉ thông qua hình thức giấy báo, mà còn được phát triển sang hình thức báo điện từ, đài phát thanh, báo hình,… Thậm chí, hình thức này còn có phần phát triển là lất lướt hơn so với loại báo giấy truyền thống.
3. Ngành truyền thông đa phương tiện – Media
Ở thời điểm hiện tại, truyền thông Media là ngành rất hot, thu hút lượng lớn người lao động, chủ yếu liên quan đến các công việc hậu kỳ. Những người làm trong lĩnh vực truyền thông Media sẽ thường xuyên sử dụng đến các thiết bị quay phim, chụp ảnh, phần mềm, ứng dụng,… Mục đích là để tạo ra các ấn phẩm truyền thông đặc sắc.
4. Ngành truyền thông thực hành – Communication practice
Truyền thông thực hành sẽ bao gồm Public Relations – PR (Quan hệ công chúng), Non – Profit Communication (Truyền thông phi lợi nhuận cho các tổ chức phi chính phủ) và Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp).