Mời các bạn lắng nghe phần 4
Chúng ta, ai cũng ít nhất nên một lần đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Và mình sẽ cùng chia sẻ hành trình đó cùng với các bạn. Cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được xếp vào 1 trong 10 sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2005 tại Việt Nam. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào ngày Thương binh - Liệt sĩ năm 2005 và một năm sau đã bán hơn 400.000 bản. Năm 2007, tác phẩm được phát hành tại Mỹ và nhiều quốc gia khác với tên tiếng Anh là “Last night, I dreamed of peace”. Hiện nay, "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng.
Mình viết teacup này trong một ngày Hà Nội mưa trắng trời, nước sông Hồng dâng lên kỷ lục. Mưa lũ các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề sau cơn bão Yagi. Lúc này mình chỉ biết cầu mong cho cơn ác mộng này sớm qua đi, nước sớm rút, mọi người bình an và nắng sớm về Hà Nội __ __
Những chương cuối cùng của Hồi Ký Chân trời cũ - nhà văn Hồ Dzếnh cuối cùng cũng được thu xong. Xin chân thành cảm ơn các bạn, các thính giả quen thuộc của Nằm nghe đọc truyện đã kiên trì cũng như buộc phải nhẫn nại để nghe đến cùng :D Chúc các bạn những ngày thật vui và luôn đồng hành cùng Hà Thái nhé
Thằng cháu đích tôn Ngày trở về
Em Dìn ----- Chúc các bạn nằm nghe đọc truyện và ngủ ngon
Chân trời cũ - Nhà văn Hồ Dzếnh Phần 6: Hai Anh em. Vừa một kiếp người
Tháng 6, thời tiết thay đổi đột ngột, người ẩm ương dễ ốm. Trong khi tinh thần không được khỏe, mình viết đôi ba dòng tản mạn, vẫn là những chuyện chẳng đầu chẳng cuối. Dành cho mình và những người nghe mình một buổi chiều thư thả trên đường về nhà 10.6.2024
Đây mới thực sự là phần 1 :3 Chúc các bạn ngủ ngon
Hồ Dzếnh, tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh là một nhà thơ của Việt Nam. Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ Quê ngoại với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát, phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa. Ngoài ra, Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn - hồi ký mang tên: Chân trời cũ
Chúc các bạn ngày cuối tuần êm ả, thật vui. Ai đi xa có cơ hội thì trở về... 24.3.2024
Khởi đầu cho năm 2024 bằng một truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam.
10.12.2023 Music: Người câu bóng - Hà Trần
Dành tặng người bạn không thân lắm Tách trà hôm nay tạm thay bằng 1 nồi lẩu tom yum nho nhỏ, hợp với một ngày Hà Nội trở lạnh 17.11.2023 Bài hát: Mer/ Tâm (Note: Với những bạn đang nghe Không diệt, không sinh mình đang đọc dở. Mình sẽ không up lên Spotify nữa mà dành tặng các bạn qua email, nếu mọi người muốn nghe hãy nhắn cho mình email tại đây, hoặc qua: FB: Nằm nghe đọc truyện Insagram: namnghe.doctruyen Email: Namnghedoctruyen@gmail.com) Chúc các bạn ngủ ngon
Các bạn thân mến, mình đọc truyện và bộ sách này chỉ vì yêu thích mà thôi, phi lợi nhuận, và vì mình nghĩ sẽ có người cần trong 1 thời điểm nào đó. Vậy nên các vấn đề về bản quyền nếu có xin vui lòng liên hệ Namnghedoctruyen@gmail.com Chúc các bạn nghe thật vui nhé! Nhạc nền: https://www.youtube.com/watch?v=1lXbTn372wI
Các bạn thân mến, mình đọc truyện và bộ sách này chỉ vì yêu thích mà thôi, phi lợi nhuận, và vì mình nghĩ sẽ có người cần trong 1 thời điểm nào đó. Vậy nên các vấn đề về bản quyền nếu có xin vui lòng liên hệ Namnghedoctruyen@gmail.com Chúc các bạn nghe thật vui nhé! Nhạc nền: https://www.youtube.com/watch?v=1lXbTn372wI
Chương 7: Đồng xu cái Chương 8: Sa ngã Chương 9: Một bước ngắn - Hết./ Đọc Những ngày thơ ấu mới thấy thấm thía, thấy thương những ai thiếu đi vòng tay của mẹ, cũng hiểu vì sao trích đoạn "Trong lòng mẹ" của nhà văn Nguyên Hồng được lựa chọn truyền dạy cho rất nhiều thế hệ học sinh, nhưng có lẽ phải đọc hết cuốn hồi kí mới thấm thía hơn nỗi bơ vơ, lạc lõng và cái khát khao được ở trong lòng mẹ của 1 đứa trẻ nó mãnh liệt đến thế nào. Vì là hồi kí nên càng thương hơn tác giả, tìm hiểu thêm về cuộc đời của nhà văn Nguyên Hồng sau đó, cuộc đời của ông cũng nhiều nỗi xót xa...
Những ngày thơ ấu Chương 5: Đêm Nô en Chương 6: Trong đêm đông
Chương 3: Trụy Lạc Chương 4: Trong lòng mẹ
(Chương 2 - Chúa thương xót chúng con)
Nguyễn Huy Thiệp được xem là “hiện tượng hiếm” của văn đàn Việt Nam. Ông thường viết về nông thôn, người lao động, thanh niên, nhân vật lịch sử... với màu sắc huyền thoại, cổ tích và suy tư tôn giáo.