Trích Trà đàm "LIỆU CÓ THỂ YÊU ĐƯƠNG CUỒNG NHIỆT VÀ LÀM VIỆC HĂNG SAY MÀ VẪN TU TẬP ĐƯỢC KHÔNG?" , Hà Nội 2012 -
Ai cũng mong cầu hạnh phúc khi yêu, nhưng trong mọi chuyện tình, ta đều thấy bóng dáng của khổ đau, không ở dạng này thì ở dạng khác. Khoảnh khắc hạnh phúc quá ngắn ngủi, trong khi phiền não luôn chế ngự. Liệu trên đời có tồn tại một tình yêu hoàn hảo, không có khổ đau? Ngày lễ Tình nhân Valentine, 14/02/2014, cũng là ngày Rằm tháng Giêng, trong một căn phòng nhỏ, chừng 20 người cả nam lẫn nữ, già lẫn trẻ ngồi vây quanh Thầy Trong Suốt để tìm kiếm câu trả lời... https://trongsuot.com/magazine-tinh-yeu-luon-o-day/
"Nỗi sợ, giống như mọi loại cảm xúc, có cùng nguyên tắc là: Tan biến khi lên đến đỉnh cao. Nỗi sợ chỉ to khi mình không chấp nhận và còn chống lại nó. Tập tưởng tượng khả năng xấu nhất có thể xảy ra và chấp nhận nó. Khi đó, sẽ thấy nó chỉ là một khả năng thôi, nó sẽ về zero." - Trích Trà đàm "Đối diện với sợ hãi", Sài Gòn 2012 - https://trongsuot.com/doi-dien-voi-so-hai/
Bảy giá trị của đau khổ: 1. Khi một hoàn cảnh khổ xảy ra mình luôn nghĩ rằng "tôi là nạn nhân" của ai đấy, của cái gì đấy - đấy làTÂM LÝ NẠN NHÂN. Tâm lý nạn nhân là rào cản lớn nhất làm mình không thay đổi được hoàn cảnh, vì mìnhTRAO QUYỀN THAY ĐỔI VÀO NGƯỜI KHÁC, CÁI KHÁC.Khi nào thấy rằngnỗi khổ của mình 100% là do mình thì hết khổ. Khi mình làCHỦ NHÂN CỦA VẤN ĐỀthì mình sẽQUYẾT ĐỊNH KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Mình chuyển sang tâm lý rằng: "MỌI THỨ XẢY RAtrên đời này đềuTUÂN THEO LUẬT NHÂN QUẢ. Nỗi khổ của tôi là do một nhân xấu mà tôi đã gây ra trong quá khứ." 2.Mỗi lần gặp khổ chúng ta lại có cơ hội được nhắc về sự không toại nguyện. Đau khổ có một cái đẹp thử hai là nhắc ta về sự thật: "Bản chất cuộc đời là không toại nguyện." 3.ĐAU KHỔ CÓ GIÁ TRỊ NHẮC NHỞ MÌNH KHÔNG GÂY HẠI.Bệnh tật hoặc đau khổ đều nhắc mình về việc mình đã từng gây ra những sai lầm, đã từng hại những người khác và bây giờ mình phải cẩn thận gieo nhân mới. 4.Đau khổ là một bài học rất tốt nhắc mình về kiêu ngạo. Càng ít đau khổ người ta càng trở nên tinh vi bên trong hơn. 5. MọiĐAU KHỔđến từCÁI TÔI BỊ TỔN THƯƠNG. Nên mình càng vun đắp cho cái tôi của mình thì khả năng đau khổ của mình càng lớn. MọiHẠNH PHÚCđến từ việcTHỰC SỰ QUAN TÂM ĐẾN HẠNH PHÚC CHO NGƯỜI KHÁC, không cần đòi hỏi. 6.7. Đau khổ là một cơ hội để mìnhCHUYỂN HÓA GHÉT BỎ THÀNH THÔNG CẢM, không chỉ thông cảm với người ngoài mà cònTHÔNG CẢM VỚI CHÍNH MÌNH. - Trích Trà Đàm "Vẻ đẹp của khổ đau và cách chuyển hoá cảm xúc", Sài Gòn 2012 - https://trongsuot.com/ve-dep-cua-kho-dau-va-cach-thuc-chuyen-hoa-cam-xuc/
HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ BÊN NGOÀI THÌ BAO GIỜ LÀ ĐỦ? "Hôn nhân hạnh phúc là mình không cần đòi hỏi người đó phải như thế này, phải như thế kia nữa. Họ thích làm gì thì làm, không làm thì thôi. Vì không cần người đó làm gì cho mình, mà mình vẫn hạnh phúc, thì người kia không bị áp lực. Khi đó, mình không còn cần gì đó từ bên ngoài đem đến hạnh phúc. Khi một người đau khổ thì không thể giúp người bên cạnh mình hạnh phúc được. Nhưng một người hạnh phúc có thể làm người khác hạnh phúc. Giống như ly nước tràn, một khi đã đầy thì sẽ muốn rót qua cho người khác. Còn khi ly rỗng thì chỉ muốn người khác đổ đầy cho mình. Bởi vì hạnh phúc đến từ bên ngoài thì càng rót vào thì càng thiếu, còn khi luôn tràn đầy thì chỉ muốn cho đi." - Trích trà đàm: “Con đường thực hành trong tâm để lấy chồng mà vẫn an lạc” Hà Nội, 2016 - https://trongsuot.com/tra-dam-trong-suot/
"Bước đầu tiên để mình có thể đến với hạnh phúc thực sự không phải là ngồi làm những điều thật tốt, mà đơn giản là phải chấp nhận được cái điều xấu có thể xảy ra." - Trích Trà đàm Vô thường và Ngày tận thế Hà Nội, 2012 - https://trongsuot.com/tra-dam-trong-suot/
HỌC CÁCH SỐNG TÙY DUYÊN Hỏi: Làm thế nào nhận ra dấu hiệu có duyên hay không với một người? Đáp: Nếu hiểu đầy đủ về chữ Duyên, cái gọi là nghiệp lực giữa hai người với nhau không chỉ từ một mà vô số nhiều đời trước. Có đời mình là kẻ thù người ta, có đời là cha mẹ, vợ chồng, người thân của người ta. Đức Phật nói rằng, chỉ một vị Phật mới biết đầy đủ về nhân quả, còn người nào khác muốn biết thì sẽ bị điên. Dù không thể biết một người có duyên với mình hay không, nhưng ta có thể học cách sống Tùy Duyên. Thế nào là sống tùy duyên? Ví dụ, hai người yêu nhau rất lâu nhưng không thể cưới được nhau vì lý do nào đó như bố mẹ hai bên không cho phép. Nếu một người sống tùy duyên thì nhẹ nhàng cho qua, biết là không đủ duyên nên sẽ sống tùy hoàn cảnh điều kiện, không cả đời nhung nhớ người ấy, hay không dành cả đời căm tức oán giận cha mẹ đã không cho cưới người ấy. Sống tùy duyên sẽ rất thoải mái, còn sống không tùy duyên là sẽ giữ chặt hình bóng ấy trong lòng, căm tức hay nung nấu oán trách thì sẽ đau khổ mãi. Việc biết có đủ duyên không là điều rất khó, nhưng việc sống tùy duyên hay không thì tập được, và mọi người đều nên tập để hạnh phúc.” - Trích Trà đàm: “Hiểu Nghiệp mới thành công, tùy Duyên nên Hạnh phúc” – Sài Gòn 2012 https://trongsuot.com/tra-dam-trong-suot/
Bạn có thấy mình là người tốt? Bạn có đã hoặc đang khổ? THẦY TRONG SUỐT:Ở đây có bao nhiêu người nghĩ mình đã từng khổ, hoặc đang khổ thì giơ tay ạ! Những ai đã giơ tay thì kể chuyện khổ của mình đi ạ! ... https://trongsuot.com/vi-sao-lam-nguoi-tot-ma-van-kho/