Lốc kê xe tải là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
FEB 26, 2023
Description Community
About

Hầu hết các xe tải hiện nay đều sử dụng lốc kê, nó là một bộ phận quan trọng của  chiếc xe tải, nhất là những chiếc xe tải nặng. Vậy lốc kê xe tải là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động như nào? Kính mời quý khách cùng tìm Ô tô Việt Hàn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.


Lốc kê xe tải là gì?


Lốc kê xe tải là hệ thống phanh khí nén trên xe tải, chính là hệ thống phanh hơi lốc kê trên các xe tải có trọng tải lớn. Loại phanh này được sáng chế bởi kỹ sư George Westinghouse vào năm 1869. Sở dĩ gọi là phanh lốc kê là bởi vì áp lực phanh do lò xo trong bầu phanh tạo ra.


Tác dụng của lốc kê xe tải


Về cơ bản, đây là hệ thống sử dụng hơi để cấp cho phanh xe, với những đặc điểm an toàn như:



  • Nếu như xe hết hơi hay hệ thống phanh khí nén bị rò hết ra ngoài thì cơ cấu của phanh sẽ dừng lại.

  • Bên cạnh đó, khi không đủ hơi, hệ thống đồng thời cũng sẽ khóa hết các bánh xe lại.


Dựa vào thực tế và các kết quả phân tích của kỹ sư an toàn ô tô, nhờ cơ cấu phanh phí nén mà chiếc xe tải khi di chuyển sẽ đảm bảo an toàn hơn rất nhiều. Với tác dụng khóa cứng bánh xe khi hết hơi, không đủ hơi thì xe sẽ không thể khởi động được, tránh tình trạng mất phanh, không kiểm soát được tốc độ của xe.


Bởi tính an toàn, ưu việt nên lốc kê xe tải được sử dụng rất phổ biến hiện nay trên những dòng xe tải nặng, đầu kéo, sơ mi rơ móc,… Hiện nay tất cả các dòng xe tải chenglong đều được trang bị hệ thống lốc kê này.


Cấu tạo của hệ thống phanh hơi lốc kê xe tải


Hệ thống phanh lốc kê xe tải bao gồm những bộ phận sau:



  • Máy nén khí: Đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống có tác dụng nén và bơm khí đến các thùng chứa để sử dụng.

  • Van điều áp máy nén khí: Bộ phận có tác dụng điều khiển thời điểm bơm khí của máy nén vào các bình chứa để đảm bảo sao cho thể tích đủ tiêu chuẩn.

  • Các bình chứa: Là bình chứa khí nén cho hệ thống phanh hơi lốc kê xe tải.

  • Các van xả hơi nước: Là các van nằm phía dưới thân bình chứa có tác dụng dùng để xả hơi nước lẫn trong khí nén.

  • Tổng van phanh: Công dụng nhận tác động từ chân phanh, điều khiển nhả khí nén từ các bình chứa.

  • Bầu phanh: Là một hình trụ có nhiệm vụ tạo lực đẩy lên đòn điều chỉnh khe hở má phanh thông qua một cần đẩy.

  • Cần đẩy: Là một thanh nối bằng thép, có công dụng hoạt động gần giống như một pít – tông nối giữa bầu phanh với đòn điều chỉnh khe hở má phanh.

  • Đòn điều chỉnh khe hở má phanh: Nối cần đẩy với cơ cấu cam kiểu chữ S, tác dụng để điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và tang phanh.

  • Cam chữ S: Có tác dụng ép các guốc phanh và sát tang phanh để phanh xe tại khi cần thiết,

  • Guốc phanh: Được làm bằng kim loại có phủ một lớp vỏ đặc biệt để tạo ma sát với tang phanh.

  • Lò xo hồi vị: Là một lò xo cứng có nối với với các guốc phanh ở mỗi bánh xe có công dụng giữ các guốc ở vị trí không phanh khi không bị ép bởi cơ cấu cam.


Ngoài cấu tạo cơ bản như trên, một phần không thể thiếu của hệ thống phanh khí nén tiêu chuẩn là hệ thống phanh khẩn cấp. Hệ thống này được kích hoạt bằng cách kéo một nút trên bảng điều khiển. Thông thường trước khi khởi động để vận hành xe tải, tài xế sẽ ấn nút phanh khẩn cấp để tiến hành nạp kia nén cho hệ thống. Khi hệ thống đường dẫn phanh khẩn cấp đạt đủ áp suất thì phanh sẽ thả ra.



Comments