Trong chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” tuần này, Lệ Phương đã mời anh Trần Bảo Huy, nghiên cứu sinh trường Đại học Quốc lập Hải Dương Đài Loan, tham gia chương trình để chia sẻ về những việc làm thiện nguyện của anh ấy. “Khi sang Đài Loan em cũng có duyên gặp được các thầy và các bạn cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ từ thiện, đó là cơ duyên đưa em đến với các chương trình từ thiện ở Đài Loan”. Huy cho biết. Trần Bảo Huy sang Đài Loan theo học chương trình tiến sĩ khoa Quản lý Giao thông vận tải trường Đại học Hải Dương vào năm 2022. Huy cho biết, lúc ở Việt Nam và lúc du học ở Hàn Quốc anh đã từng tham gia nhiều chương trình từ thiện, nên khi đến Đài Loan, có duyên được gặp những người cùng chí hướng anh liền lập tức gia nhập hàng ngũ thiện nguyện. “Em tham gia chương trình từ thiện là muốn lan tỏa và em muốn chia sẻ sự đồng cảm của em đối với những thiệt thòi của mọi người”. Huy tâm sự. Huy cho biết, khi sang Đài Loan du học, anh được gặp rất nhiều người tốt giúp đỡ, cho nên bây giờ có khả năng anh giúp lại những người kém may mắn hơn anh. “Đó cũng là một cách để loa tỏa tới mọi người mình được giúp và mình có trách nhiệm đi giúp nhiều người hơn”. Nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nghiên cứu sinh Trần Bảo Huy, để tìm hiểu thêm về những việc làm thiện nguyện của chàng trai trẻ này nhé.
Trong chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” tuần này, Lệ Phương đã mời anh Trần Bảo Huy, nghiên cứu sinh trường Đại học Quốc lập Hải Dương Đài Loan, tham gia chương trình để chia sẻ về những việc làm thiện nguyện của anh ấy. “Khi sang Đài Loan em cũng có duyên gặp được các thầy và các bạn cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ từ thiện, đó là cơ duyên đưa em đến với các chương trình từ thiện ở Đài Loan”. Huy cho biết. Trần Bảo Huy sang Đài Loan theo học chương trình tiến sĩ khoa Quản lý Giao thông vận tải trường Đại học Hải Dương vào năm 2022. Huy cho biết, lúc ở Việt Nam và lúc du học ở Hàn Quốc anh đã từng tham gia nhiều chương trình từ thiện, nên khi đến Đài Loan, có duyên được gặp những người cùng chí hướng anh liền lập tức gia nhập hàng ngũ thiện nguyện. “Em tham gia chương trình từ thiện là muốn lan tỏa và em muốn chia sẻ sự đồng cảm của em đối với những thiệt thòi của mọi người”. Huy tâm sự. Huy cho biết, khi sang Đài Loan du học, anh được gặp rất nhiều người tốt giúp đỡ, cho nên bây giờ có khả năng anh sẽ giúp lại những người kém may mắn hơn anh. “Đó cũng là một cách để loa tỏa tới mọi người mình được giúp và mình có trách nhiệm đi giúp nhiều người hơn”. Nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nghiên cứu sinh Trần Bảo Huy, để tìm hiểu thêm về những việc làm thiện nguyện của chàng trai trẻ này nhé.
“Mình không phải sinh ra để trở thành nhà nghiên cứu, nó là cái duyên và đồng thời là một niềm đam mê”. PGS.TS. Dương Văn Tuyển chia sẻ với Lệ Phương trong buổi phỏng vấn tại đài Rti. Thầy Dương Văn Tuyển đến Đài Loan học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và sau đó ở lại Đài Loan làm việc, hiện tại công việc của thầy là nghiên cứu khoa học, giảng dạy và cống hiến cho trường và xã hội. Trong 13 năm học tập và làm việc tại Đài Loan, thầy Tuyển đã có hơn 70 bài nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí, giành được hơn 10 giải thưởng của các tổ chức tại Australia, Indonesia, Malaysia, Thụy Sĩ, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam. Và gần đây nhất là “Giải thương đóng góp sức khỏe cho toàn cầu” do Hội Năng lực Sức khỏe Quốc tế trao tặng. “Đây là một giải thưởng ghi nhận những cống hiến, đóng góp của bản thân với sự phát triển năng lực sức khỏe của toàn cầu. Những gì tôi làm là vì đam mê, nên không mong cầu phần thưởng gì hết, khi mọi người chúc mừng thì cảm thấy vui vui và có chút gì đó tự hào”. Thầy Tuyển cho biết. PGS.TS. Dương Văn Tuyển trả lời phỏng vấn trong chuyên mục "Nhịp sống Đài Loan". Thầy Tuyển cũng vừa được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch Hiệp hội Năng lực Sức khỏe châu Á. Đây là một tổ chức phi chính phủ đa quốc gia, được thành lập với mục đích là để quảng bá và phát triển thực hành nghiên cứu cũng như giảng dạy về năng lượng sức khỏe ở Châu Á. “Tại sao tôi có thể đạt được những thành công như ngày hôm nay? Tại sao mọi người có thể ghi nhận tôi như hiện tại? Đó là bởi vì tôi là người Việt Nam. Bởi vì tôi có đồng đội ở Việt Nam”. Nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với PGS.TS. Dương Văn Tuyển để tìm hiểu về chặng đường trở thành nhà nghiên cứu khoa học của thầy nhé.
“Mình không phải sinh ra để trở thành nhà nghiên cứu, nó là cái duyên và đồng thời là một niềm đam mê”. PGS.TS. Dương Văn Tuyển chia sẻ với Lệ Phương trong buổi phỏng vấn tại đài Rti. Thầy Dương Văn Tuyển đến Đài Loan học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và sau đó ở lại Đài Loan làm việc, hiện tại công việc chính của thầy là nghiên cứu khoa học, giảng dạy và cống hiến cho trường và xã hội. Trong 13 năm học tập và làm việc tại Đài Loan, thầy Tuyển đã có hơn 70 bài nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí, giành được hơn 10 giải thưởng của các tổ chức tại Australia, Indonesia, Malaysia, Thụy Sĩ, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam. Và gần đây nhất là “Giải thương đóng góp sức khỏe của toàn cầu” do Hội Năng lực Sức khỏe Quốc tế trao tặng. “Đây là một giải thưởng ghi nhận những cống hiến, đóng góp của bản thân với sự phát triển năng lực sức khỏe của toàn cầu. Những gì tôi làm là vì đam mê, nên không mong cầu phần thưởng gì hết, khi mọi người chúc mừng thì cảm thấy vui vui và có chút gì đó tự hào”. Thầy Tuyển cho biết. PGS.TS. Dương Văn Tuyển trả lời phỏng vấn trong chuyên mục "Nhịp sống Đài Loan". Thầy Tuyển cũng vừa được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch Hội Năng lực Sức khỏe châu Á. Đây là một tổ chức phi chính phủ đa quốc gia, được thành lập với mục đích là để quảng bá và phát triển thực hành nghiên cứu cũng như giảng dạy về năng lượng sức khỏe ở Châu Á. “ Nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với PGS.TS. Dương Văn Tuyển để tìm hiểu về chặng đường trở thành nhà nghiên cứu khoa học của thầy nhé.
Trong những năm gần đây đã bùng nổ công nghệ trí tuệ nhân tạo và có thể thay thế công việc của nhiều người . Trước xu hướng và sự phát triển như thế này, tương lai của giới trẻ sẽ ra sao? Chúng ta cần hành động gì để không bị đắm chìm trong làn sóng trí tuệ nhân tạo? Đây là đều mà mọi người đều rất quan tâm, phải không ạ? Trong chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan”, Lệ Phương sẽ giới thiệu về đề tài có liên quan đến AI, xin mời các bạn đón nghe nha.
“Ý tưởng ban đầu của chúng tôi là muốn ghi chép lại cuộc sống của di dân mới, vì đó cũng được xem là một phần trong sự phát triển văn hóa của chúng tôi, nó cũng giống như kiến trúc lịch sử hay là di tích vậy, nếu lúc này không làm thì có những thứ sẽ mất dần theo thời gian, cho nên chúng tôi mới nghĩ ra là ghi chép lại cuộc sống của di dân mới tại đây”. Chuyên viên Phòng Hộ tịch thuộc chính quyền huyện Đài Đông Tô Tĩnh Vỹ chia sẻ lý do tại sao chính quyền huyện Đài Đông phát hành sách “Cuộc sống mới tại Đài Đông”. Theo anh Vĩ chia sẻ, sau khi phát hành cuốn sách này, chính quyền huyện Đài Đông đã nhận được những phản hồi tích cực của độc giả. Để tìm hiểu thêm câu chuyện đằng sau cuốn sách “Cuộc sống mới tại Đài Đông”, xin mời các bạn đón nghe buổi phỏng vấn giữa Lệ Phương với anh Vỹ nhé.
Lệ Phương nhớ đọc đâu đó một câu nói về lòng tốt như thế này: “Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn và với người khác nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười, để thốt lên một lời tử tế, để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ, để viết một lời cảm ơn, để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối, để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh.” Hy vọng mọi người đều có lòng tốt, để cho xã hội ấm áp hơn, tốt đẹp hơn, phải không ạ? Các bạn có biết, đằng sau mỗi tấm vé số từ thiện đều có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn cho Đài Loan. Lòng tốt, lòng nhân ái, lòng thương người như ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. Tấm lòng nhân ái này sẽ tiếp tục lan tỏa trên toàn Đài Loan và sẽ không bao giờ kết thúc. Bây giờ xin mời các bạn bấm vào nút play để đón nghe nội dung của chương trình Nhịp sống Đài Loan ngày hôm nay nhé.
Chúng ta thường bắt gặp những tác phẩm nghệ thuật công cộng một cách bất ngờ ở không gian công cộng hoặc tại các ga tàu điện ngầm, khiến chúng ta phải ngoảnh lại nhìn thêm vài lần nữa. Những tác phẩm nghệ thuật công cộng này không chỉ nâng cao vẻ đẹp của không gian công cộng, mà còn thông qua sự tham gia của người dân địa phương, tạo ra sự đồng cảm và gắn bó với tác phẩm, tạo ra một diện mạo phát triển khác cho tác phẩm nghệ thuật. Khi nói đến họa sĩ minh họa gây tiếng vang nhất Đài Loan, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những sáng tác của họa sĩ Jimmy trong hơn 20 năm qua, phong cách tươi mới, vượt thời gian đưa người đọc qua nhiều cung bậc cảm xúc. Họa sĩ Jimmy đã liên tục hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau để xuất bản các tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm điện ảnh, những tác phẩm này đã trở thành ký ức chung của rất nhiều người. Vào cuối năm 2018, khi chính thức thông xe tuyến đường núi xanh “Đường sắt nhẹ Danhai (Đạm Hải)”, chính quyền thành phố Tân Bắc đã ủy thác họa sĩ Jimmy sáng tác tác phẩm nghệ thuật công cộng với chủ đề “Hãy nhắm mắt một lát” và những tác phẩm này được đặt tại 11 ga của tuyến đường sắt nhẹ Danhai. Toàn bộ dự án do công ty quản lý của Jimmy và công ty thiết kế hình ảnh Iwowchi cùng thực hiện, để cho công chúng cảm nhận được nét thẩm mỹ đô thị tinh tế khi di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng. “Hãy nhắm mắt một lát” là một tác phẩm minh họa theo phong cách văn xuôi. Các tình tiết dễ thương có mối liên hệ mơ hồ nhưng đồng thời mỗi tình tiết đều có tính toàn vẹn riêng. Nó khắc họa một cách tinh tế trải nghiệm sống trong tâm lý “đôi khi thế này, đôi khi thế kia” của con người hiện đại. Thông qua hình ảnh và văn tự đầy màu sắc và phong phú, cung cấp cho mỗi hành khách đi Đường sắt nhẹ Danhai một trải nghiệm không gian nghệ thuật thị giác. Để tìm hiểu thêm về tác phẩm nghệ thuật công cộng của họa sĩ Jimmy, xin mời các bạn đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” của ngày hôm nay nhé.
. Trong những năm gần đây, Cao Hùng đã hóa thân thành "thành phố của Liveshow", năm ngoái không chỉ tạo ra giá trị sản lượng du lịch 4,5 tỷ Đài tệ, mà năm nay và năm tới đều lần lượt có những ca sĩ nước ngoài nổi tiếng đến Cao Hùng biểu diễn. Vừa rồi thì có Bruno Mars, ca sĩ nổi tiếng người Mỹ, ban nhạc rock Nhật Bản ONE OK ROCK và năm tới thì có ban nhạc pop rock người Mỹ Maroon 5. Trước đây, tất cả các buổi concert ở Đài Loan đều được tổ chức tại Đài Bắc. Ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson đã đến thăm Đài Loan hai lần trong đời và biểu diễn tổng cộng 5 buổi, nhưng chỉ diễn một buổi ở Cao Hùng vào năm 1996. Không ai nghĩ rằng 27 năm sau, trung tâm âm nhạc quan trọng được di chuyển về phía nam đến Cao Hùng, các buổi liveshow càng tổ chức càng trở nên nổi tiếng, ngày càng có nhiều nghệ sĩ đình đám được mời đến. “Bạn nhất định phải đến Cao Hùng để đi concert một lần trong đời!” đã trở thành câu nói phổ biến trong giới trẻ. Vậy Cao Hùng đã trở thành“thủ đô concert”như thế nào? Tại sao Cao Hùng được chọn để tổ chức concert? Các bạn hãy đón nghe chương trình “Nhịp sống Đài Loan” để tìm hiểu vấn đề này nhé.
“Tiệc chào mừng Quốc khánh 2024” sẽ được tổ chức vào ngày 5/10 tại khu phức hợp thể thao Taipei Dome (台北大巨蛋). Vừa qua, chính quyền thành phố Đài Bắc tổ chức buổi họp báo để công bố về nội dung chương trình và dàn ca sĩ biểu diễn trong buổi tiệc. Ngoài sẽ mời các vị khách quý, đại sứ, quan chức ngoại giao và kiều bào ở nước ngoài, năm nay còn đặc biệt mở cửa cho người dân tham gia. Đến lúc ấy, tại Taipei Dome sẽ hội tụ gần 20.000 người để chúc mừng sinh nhật của Trung Hoa Dân Quốc, hứa hẹn sẽ mang đến một buổi lễ kỷ niệm vô cùng hấp dẫn. Tại buổi họp báo về tiệc mừng Quốc khánh có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban trù bị ngày Quốc khánh và là Viện trưởng Viện lập pháp Hàn Quốc du, Phó chủ tịch Ủy ban sự vụ hoa kiều THDQ Nguyễn Thiệu Hùng và thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An. Đơn vị tổ chức còn mời một trong những ca sĩ được mời biểu diễn trong buổi tiệc Quốc khánh sắp tới là ca sĩ tiếng Đài Ông Lập Hữu đến biểu diễn tại buổi họp báo, và còn cho mọi người xem trước một số tiết mục hấp dẫn trong buổi tiệc Quốc khánh, bao gồm màn vũ đạo của đội cổ vũ và màn biểu diễn thời trang của những người mẫu của công ty người mẫu nổi tiếng Y Lâm. Phát biểu tại buổi họp báo, thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An cho hay: Quốc khánh là thời điểm quan trọng để đoàn kết toàn dân và thể hiện tình yêu đối với Trung Hoa Dân Quốc, vì vậy, bất kể bạn đến từ huyện thị nào, kiều bào đến từ bất kỳ quốc gia nào, chúng ta đều là người một nhà, tất cả chúng ta cùng nhau kỷ niệm Ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc, tại đây, tôi xin bày tỏ sự chân thành của mình, mời tất cả mọi người đến Thành phố Đài Bắc để chào mừng Ngày Quốc khánh của THDQ, thể hiện và chứng kiến sự tiến bộ và thịnh vượng của THDQ trong những năm gần đây, đồng thời cũng là để thể hiện sự gắn kết của toàn thể người dân Đài Loan và để thế giới thấy một Đài Loan đoàn kết. Thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: Chính quyền tp Đài Bắc cung cấp) Thị trưởng còn cho biết, tiệc Quốc Khánh lần này sẽ mở cửa cho người dân đăng ký vé vào cổng miễn phí, mỗi người được hai vé, thời gian đăng ký là vào lúc 12h trưa ngày 30/9 tại nền tảng bán vé UNA. Ngoài ra, chính quyền thành phố Đài Bắc cũng hợp tác với KKday, đưa ra mã giảm giá và gói du lịch, nếu bạn có mã giảm giá thì sẽ có cơ hội bốc trúng vé dự tiệc Quốc khánh. Ca sĩ Ông Lập Hữu biểu diễn tại buổi họp báo. (Ảnh: Chính quyền tp Đài Bắc cung cấp) Xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe nội dung chương trình tiệc Quốc Khánh Trung Hoa Dân Quốc 2024 nhé.
Để khám phá sâu sắc cuộc sống của các di dân mới ở Đài Đông, chính quyền huyện Đài Đông đã đặc biệt xuất bản cuốn sách “Cuộc sống mới ở Đài Đông”. Huyện trưởng huyện Đài Đông bà Nhiêu Khánh Linh cho biết, mỗi một di dân mới ở Đài Đông đều có câu chuyện cuộc sống của riêng mình. Thông qua cuốn sách “Cuộc sống mới ở Đài Đông”, bạn có thể thấy những thử thách khác nhau mà cộng đồng di dân mới phải đối mặt khi đến một đất nước xa lạ, và bạn cũng sẽ hiểu được cảm giác thuộc về và sự hài lòng mà những di dân mới này có được sau khi trải qua nhiều khó khăn thử thách. Phòng Dân chính của chính quyền huyện Đài Đông chỉ ra rằng, để cho người dân hiểu rõ hơn về cuộc sống của những di dân mới ở Đài Đông, lần này đã phỏng vấn 12 di dân mới từ các quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ v.v.., mời họ chia sẻ những câu chuyện cuộc sống và những thử thách mà họ phải đối mặt, và tất cả đã được ghi chép lại trong cuốn sách “Cuộc sống mới ở Đài Đông”. Federico Davicino, một huấn luyện viên thuyền buồm đến từ Tây Ban Nha, một trong những nhân vật chính trong cuốn sách này, cho biết, “tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ của nơi mình đang ở là rất quan trọng, khi đến một quốc gia khác thi phải học hỏi và thích nghi cuộc sống của nơi đó”. Trong quá trình phát triển sự nghiệp, anh gặp rất nhiều trở ngại, nhưng anh vẫn luôn tin rằng anh sẽ làm được. Qua sự nỗ lực không ngừng, anh đã lần lượt thành lập “Công ty THHH thuyền buồm Đài Đông” và “Ủy ban thuyền buồm Hiệp hội thể dục thể thao huyện Đài Đông”. Xin mời các bạn ấn vào icon tai nghe, đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” để tìm hiểu thêm chi tiết nhé.
Khách mời của chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay là một gia đình đa văn hóa Việt-Đài chị Phan Cẩm Tú cùng với hai đứa con của chị. Chị Tú sang Đài Loan gần 20 năm, nhớ lại thời gian mới đến Đài Loan, chị Tú cho biết, lúc mới sang Đài Loan rất nhiều khó khăn, nghe gì cũng không hiểu, trong suốt một năm trời chị rất ít khi ra đường, chỉ có khi nào chồng dẫn đi mới đi. Nhưng rồi chị cũng đã quen dần và từ từ bước ra xã hội, hiện tại công việc của chị là phiên dịch và dạy tiếng Việt. “Hiện tại công việc ổn định, em đi dịch cho công ty môi giới, Sở Di dân, Trại giam, Sở y tế và đi dạy tiếng Việt”. Mời mọi người bấm vào icon tai nghe để đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với ba mẹ con chị Tú nhé. Chị Tú (thứ 2, từ trái qua) cùng với hai đứa con của chị (bé trai mặc áo trắng và chị gái mặc áo đen).
Khách mời của chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay là một gia đình văn hóa Đài-Việt chị Phan Cẩm Tú cùng với hai đứa con của chị. Chị Tú sang Đài Loan gần 20 năm, nhớ lại thời gian mới đến Đài Loan, chị Tú cho biết, lúc mới sang Đài Loan rất nhiều khó khăn, nghe gì cũng không hiểu, trong suốt một năm trời chị rất ít khi ra đường, chỉ có khi nào chồng dẫn đi mới đi. Nhưng rồi chị cũng đã quen dần và từ từ bước ra xã hội, hiện tại công việc của chị là phiên dịch và dạy tiếng Việt. “Hiện tại công việc ổn định, em đi dịch cho công ty môi giới, Sở Di dân, Trại giam, Sở y tế và đi dạy tiếng Việt”. Mời mọi người bấm vào icon tai nghe để đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với ba mẹ con chị Tú nhé. Chị Tú (thứ 2, từ trái qua) cùng với hai đứa con của chị (bé trai mặc áo trắng và chị gái mặc áo đen).
Một buổi sáng thứ 7 đẹp trời, chủ tịch Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan bà Lam Tĩnh Nghi dẫn ba mẹ con chị Phan Cẩm Tú, từ Nghi Lan đến đài Rti tham gia chương trình “Nhịp sống Đài Loan” theo lời mời của Lệ Phương, để chia sẻ về những hạng mục phục vụ của Hiệp hội cũng như những thành tích mà con em di dân mới nói chung, và con em người Việt Nam nói riêng, đã đạt được trong thời gian qua. Tính đến nay, Hiệp hội Yixuan đã thành lập được 15 năm. Trong suốt chặng đường này, Hiệp hội luôn đóng vai trò phụ đạo, hướng dẫn các em thế hệ hai di dân mới hòa nhập cuộc sống và môi trường học tập, bồi dưỡng chuyên môn và rèn luyện sự tự tin cho các em. “Chúng tôi đã phụ đạo cho 30 trẻ thuộc thế hệ hai di dân mới người Việt, trong số đó có 3 em từng đoạt Giải Giáo dục của Tổng thống và 1 em được tuyên dương ‘Người con hiếu thảo’ trên toàn quốc.” Chủ tịch Nghi chia sẻ. Để tìm hiểu thêm Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan, mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với bà chủ tịch Nghi nhé.
Một buổi sáng thứ 7 đẹp trời, chủ tịch Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan bà Lam Tĩnh Nghi dẫn ba mẹ con chị Phan Cẩm Tú, từ Nghi Lan đến đài Rti tham gia chương trình “Nhịp sống Đài Loan” theo lời mời của Lệ Phương, để chia sẻ về những hạng mục phục vụ của Hiệp hội cũng như những thành tích mà con em di dân mới nói chung, và con em người Việt Nam nói riêng, đã đạt được trong thời gian qua. Chủ tịch Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan Lam Tĩnh Nghi (thứ hai, từ trái qua) và ba mẹ con chị Tú (thứ hai, từ phải qua) Tính đến nay, Hiệp hội Yixuan đã thành lập được 15 năm. Trong suốt chặng đường này, Hiệp hội luôn đóng vai trò phụ đạo, hướng dẫn các em thế hệ hai di dân mới hòa nhập cuộc sống và môi trường học tập, bồi dưỡng chuyên môn và rèn luyện sự tự tin cho các em. “Chúng tôi đã phụ đạo cho 30 trẻ thuộc thế hệ hai di dân mới người Việt, trong số đó có 3 em từng đoạt Giải Giáo dục của Tổng thống và 1 em được tuyên dương ‘Người con hiếu thảo’ trên toàn quốc.” Chủ tịch Nghi chia sẻ. Để tìm hiểu thêm Hiệp hội Quan tâm Phụ nữ và trẻ em Yixuan, mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với bà chủ tịch Nghi nhé.
Ai cà rem không? Mỗi chiếc cà rem đều sẽ mang đến một chuyến phiêu lưu vị giác, ngọt ngào nhưng không béo ngậy, mát nhưng không lạnh. Cà rem không chỉ mát lạnh mà còn có nhiều sự lựa chọn đa dạng, cho dù đó là loại trái cây ngon ngọt như dâu, xoài, đào hay là vị trà xanh , cà rem khoai môn, đậu xanh và đậu đỏ...., chắc chắn sẽ luôn có một loại hương vị phù hợp với tâm trạng hiện tại của bạn, đúng không nào? Bây giờ xin mời các bạn đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” để tìm hiểu người dân Đài Loan yêu chuộng loại cà rem nào nhất nhé.
Kết hôn muộn và sinh con muộn đã trở thành xu hướng quốc tế, tỷ lệ sinh thấp ở Đài Loan cũng đã thu hút nhiều sự quan tâm. Bên cạnh tỷ lệ mang thai giảm mạnh do tuổi cao, nguyên nhân gây vô sinh rất nhiều và phức tạp. May mắn thay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hỗ trợ sinh sản đã giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội được sinh con. Theo báo cáo phân tích về kết quả thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của Sở Sức khỏe Quốc gia Đài Loan, từ năm 2001 đến năm 2004, mỗi năm có khoảng 2.400 đến 2.600 trẻ sơ sinh được sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản. Và vào năm 2019, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, số trẻ em được sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Đài Loan đạt đỉnh điểm, có 10.678 trẻ thụ tinh trong ống nghiệm, và trong số đó có 1/5 trẻ là người nước ngoài (gồm 2.093 trẻ). Điều này cho thấy, công nghệ hỗ trợ sinh sản nhân tạo xuất sắc của Đài Loan không chỉ mang lại hạnh phúc cho các cặp vợ chồng vô sinh ở Đài Loan, mà còn thu hút nhiều người vượt trùng dương đến Đài Loan để được hỗ trợ sinh sản. Xin mời các bạn đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” để tìm hiểu về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Đài Loan nhé.
Hôm nay trong chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan”, Lệ Phương sẽ kể về câu chuyện của hai nữ chính trong phim nhiều tập của Đài Loan “Chúng ta không đủ lương thiện”, qua đó giới thiệu về “thuyết gắn bó”, để cho các bạn tìm ra vai trò của mình trong một mối quan hệ. “Chúng ta không đủ lương thiện” xoay quanh những thay đổi về tâm trạng của hai nữ chính Giản Khánh Phân (Lâm Y Thần thủ vai) và Rebecca (Hứa Vỹ Ninh thủ vai), từ độ tuổi 20 đến gần 40 tuổi. 12 năm trước, hai nhân vật chính vô tình trở thành đồng nghiệp của nhau và cùng yêu một người, sau đó họ đều có cuộc sống riêng nhưng vẫn coi nhau như kẻ thù tưởng tượng. Hãy thử tìm ra nhân vật nào trong phim mà bạn nhìn thấy cái bóng của chính mình và từ 3 kiểu gắn bó để giải quyết “sự trống rỗng và cô đơn” của chính mình nhé!
“Lễ hội Âm nhạc truyền thống Gia Nghĩa 2024” được diễn ra từ ngày 14/7-24/8, do Dàn nhạc truyền thống Gia Nghĩa cùng với chính phủ huyện Gia Nghĩa và Bảo tàng Quốc gia Cố Cung chi nhánh miền Nam đồng tổ chức, trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ có rất nhiều buổi hòa nhạc và những chương trình bên lề. “Chính quyền huyện Gia Nghĩa, Bảo tàng Quốc gia Cố Cung chi nhánh miền Nam và Cục Văn hóa và Du lịch của chúng tôi cùng hợp tác, tổ chức Lễ hội Âm nhạc truyền thống Gia Nghĩa. Ngoài 8 suất biểu diễn ở Bảo tàng Cố Cung, tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Gia Nghĩa cũng có 6 suất biểu diễn, với địa điểm phù hợp và tài năng của các nhóm nhạc, hứa hẹn sẽ mang đến những màn biểu diễn tuyệt vời”. Cục trưởng Cục Văn hóa và Du lịch huyện Gia Nghĩa bà Từ Bội Linh chia sẻ. Lễ hội Âm nhạc truyền thống Gia Nghĩa 2024 trải rộng trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ngoài các buổi biểu diễn âm nhạc phong phú và đa dạng, lễ hội còn tạo cho mọi người có cơ hội tiếp cận đa dạng với các chuyên ngành nghệ thuật khác nhau theo cách đơn giản, chữa lành và dễ tiếp cận. Muốn biết thêm chi tiết, xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe nội dung chương trình “Nhịp sống Đài Loan” nhé.
Quỹ Phúc lợi xã hội Sai Trân Châu rất chú trọng việc học hành của con em di dân mới và thường xuyên đưa ra các chương trình hỗ trợ con em di dân mới có hoàn cảnh khó khăn, để cho các em có cơ hội được học tập, như vậy mới có cơ hội thoát nghèo.....Và vừa qua, Quỹ phúc lợi xã hội Sai Trân Châu và Hi-life cùng với đại sứ tình thương Úc Phương, đã tổ chức một cuộc họp báo quyên góp tiền lẻ cho “Chương trình bồi dưỡng thế hệ thứ hai của di dân mới có hoàn cảnh kinh tế khó khăn năm 2024”, kêu gọi mọi người từ ngày 10/7-8/10 đến các cửa hàng Hi-life quyên góp số tiền lẻ của mình, để cùng xóa bỏ rào cản giáo dục cho thế hệ thứ hai di dân mới, giúp họ thoát nghèo, tự lập càng sớm càng tốt. Đại sứ tình thương Úc Phương (giữa) kêu gọi mọi người đến Hi-life quyên tiền lẻ để giúp con em di dân mới theo đuổi ước mơ. “Khi bạn đến cửa hàng Hi-life mua đồ, còn dư lại một ít tiền lẻ, một đồng cũng không chê ít đâu nha, bất kỳ khoản quyên góp nào cũng sẽ biến thành con sông, biển cả. Bỏ những đồng tiền lẻ vào thùng quyên tiền, như vậy là chúng ta có thể giúp thế hệ thứ hai di dân mới thực hiện ước mơ của họ. Trên thực tế, sau này họ sẽ là những người Đài Loan mới xuất sắc nhất ở Đài Loan ....” Đại sứ tình thương Úc Phương cho biết. Để biết thêm chi tiết, xin mời các bạn đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan”nhé.
Trong một buổi giao lưu du lịch tại Đài Bắc, Lệ Phương đã có cơ hội được phỏng vấn CEO Đảo Ký ức Hội An chị Thân Thị Thu Huyền, là một trong những đại diện doanh nghiệp du lịch Việt Nam đến Đài Loan để quảng bá du lịch Hội An, tỉnh Quảng Nam. CEO Thu Huyền chia sẻ, “Thành phố Hội An được vinh dự bầu chọn là top đầu của thành phố về an toàn và chi phí hợp lý cho khách du lịch trên thế giới”. Đến với phố cổ Hội An, bạn không thể bỏ qua trải nghiệm thả hoa đăng trên sông Hoài, ngắm hoàng hôn trên cầu Ánh Trăng, và khám phá đảo Ký ức Hội An, nơi được Ban tổ chức giải thưởng World Travel Awards vinh danh là “Tổ hợp du lịch văn hóa và giải trí hàng đầu thế giới” liên tục hai năm liền (năm 2022 và 2023). Theo CEO Huyền, từ tháng 1 đến tháng 9 là khoảng thời gian đẹp nhất ở Hội An, cuối tháng 9 đến tháng 11 là mùa mưa, nhưng cũng có khá nhiều trải nghiệm, ví dụ như “Xem Show diễn Ký ức Hội An dưới mưa là một trải nghiệm rất đặc biệt”. Ký ức Hội An là chương trình biểu diễn thực cảnh ngoài trời với hơn 500 diễn viên tham gia, sân khấu rộng 25,000 m2, là sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về Ký ức Hội An, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với CEO Đảo Ký ức Hội An Thân Thị Thu Huyền nhé.
Trong những năm gần đây, du khách Đài Loan đến Việt Nam ngày càng nhiều. Theo Văn phòng Kinh tế -Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón gần 530.000 lượt khách Đài Loan, tăng 110,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có khoảng 45% du khách đến các điểm du lịch miền Trung như Huế, Hội An và Đà Nẵng... Và để tăng cường quảng bá và phát triển du lịch địa phương, tháng 6 vừa qua, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam và Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam tại Đài Bắc. “Chúng tôi mong muốn kết nối để phát triển thị trường ngành hàng không, triển khai các chuyến bay trực tiếp từ Đài Bắc, Đài Trung đến khu vực miền Trung, Huế, Đà Nẵng. Và đặc biệt, chúng tôi cũng hướng tới thúc đẩy giới thiệu các sản phẩm du lịch của khu vực này. Hi vọng trong thời gian tới, khách đến khu vực miền Trung sẽ nhiều hơn và đạt được những giá trị mong muốn chúng tôi đã đề ra”. Ông Trương Thành Minh - Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Huế chia sẻ. Để tìm hiểu thêm về chính sách phát triển du lịch và sản phẩm du lịch mới của thành phố Huế, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với ông Trương Thành Minh nhé.
Quỹ Phúc lợi Xã hội Zhishan, Đài Loan, thúc đẩy dự án chăm sóc trẻ em ở miền Trung Việt Nam đã được 20 năm, dự án chủ yếu được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu là xây dựng phần cứng liên quan đến bếp ăn trong trường học, giai đoạn thứ hai là cải thiện dinh dưỡng và giai đoạn thứ ba là thành lập thư viện đồ chơi. Trước đây, Quỹ Zhishan cũng đã từng mời nhiều chuyên gia giáo dục mầm non Đài Loan sang miền Trung Việt Nam để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục mầm non, tuy nhiên, giáo viên ở các trường mầm non ở miền núi miền Trung Việt Nam hiếm khi có cơ hội được đi ra ngoài học hỏi, do đó nhân dịp Dự án chăm sóc trẻ em tròn 20 năm, trưởng phòng Quỹ Zhishan ở Thừa thiên Huế ông Hoàng Trọng Thủy đã đặc biệt sắp xếp đoàn cán bộ giáo dục sang Đài Loan để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giáo dục mầm non của Đài Loan. Đoàn được đi tham quan một số địa danh nổi tiếng của Đài Loan. (Ảnh: NVCC) Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, thành viên của đoàn cán bộ giáo dục sang thăm Đài Loan, cho biết, học sinh của trường mầm non Hướng Hiệp đa phần là con em của dân tộc Vân Kiều, chiếm trên 98%, cuộc sống của họ rất khó khăn, nên không đủ điều kiện để cho con học tại trường, do đó trường học thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước và các tổ chức dân sự. “Tổ chức Zhishan đã hỗ trợ cho trường chúng tôi từ năm 2010, cụ thể là hỗ trợ phí ăn trưa, sữa đậu nành cho mỗi ngày và thư viện đồ chơi, trị giá trên 100 triệu đồng Việt Nam. Ngoài ra hàng năm chúng tôi còn được bổ sung kinh phí để mua sắm đồ dùng bán trú, có trường thì được hỗ trợ xây dựng bếp ăn, hỗ trợ làm vườn rau và hỗ trợ xây dựng phòng học ở một số điểm trường”. Hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp Nguyễn Thị Thanh Văn chia sẻ. Để tìm hiểu thêm chuyến đi Đài Loan cũng như trường mầm non Hướng Hiệp, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Vân nhé.
Quỹ Phúc lợi Xã hội Zhishan, Đài Loan, thúc đẩy dự án chăm sóc trẻ em ở miền Trung Việt Nam đã được 20 năm, dự án chủ yếu được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu là xây dựng phần cứng liên quan đến bếp ăn trong trường học, giai đoạn thứ hai là cải thiện dinh dưỡng và giai đoạn thứ ba là thành lập thư viện đồ chơi. Trước đây, Quỹ Zhishan cũng đã từng mời nhiều chuyên gia giáo dục mầm non Đài Loan sang miền Trung Việt Nam để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục mầm non, tuy nhiên, giáo viên ở các trường mầm non ở miền núi miền Trung Việt Nam hiếm khi có cơ hội được đi ra ngoài học hỏi, do đó nhân dịp Dự án chăm sóc trẻ em tròn 20 năm, trưởng phòng Quỹ Zhishan ở Thừa thiên Huế ông Hoàng Trọng Thủy đã đặc biệt sắp xếp đoàn cán bộ giáo dục sang Đài Loan để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giáo dục mầm non của Đài Loan. Đoàn đến thăm trường mầm non ở Đài Loan. (Ảnh: NVCC) Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, thành viên của đoàn cán bộ giáo dục sang thăm Đài Loan, cho biết, học sinh của trường mầm non Hướng Hiệp đa phần là con em của dân tộc Vân Kiều, chiếm trên 98%, cuộc sống của họ rất khó khăn, nên không đủ điều kiện để cho con học tại trường, do đó trường học thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước và các tổ chức dân sự. “Tổ chức Zhishan đã hỗ trợ cho trường chúng tôi từ năm 2010, cụ thể là hỗ trợ phí ăn trưa, sữa đậu nành cho mỗi ngày và thư viện đồ chơi, trị giá trên 100 triệu đồng Việt Nam. Ngoài ra hàng năm chúng tôi còn được bổ sung kinh phí để mua sắm đồ dùng bán trú, có trường thì được hỗ trợ xây dựng bếp ăn, hỗ trợ làm vườn rau và hỗ trợ xây dựng phòng học ở một số điểm trường”. Hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp Nguyễn Thị Thanh Văn chia sẻ. Để tìm hiểu thêm chuyến đi Đài Loan cũng như trường mầm non Hướng Hiệp, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Vân nhé.
Vừa qua, Quỹ Phúc lợi xã hội Zhishan (Chí Thiện) đã mời Đoàn cán bộ giáo dục các tỉnh miền Trung Việt Nam bao gồm quan chức, chuyên viên của Phòng Giáo dục huyện Phú Lộc tỉnh Thừa thiên Huế, Phòng Giáo dục huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, Phòng Giáo dục huyện Can Lộc tỉnh Hà Tỉnh và Phòng Giáo dục huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cùng với các hiệu trưởng trường mẫu giáo ở vùng sâu vùng xa, đến Đài Loan thăm viếng, giao lưu và học hỏi chương trình giáo dục mầm non tại đây. Trong thời gian ở thăm Đài Loan, phái đoàn gồm 12 người đã có dịp tham quan hai trường mầm non ở thành phố Tân Bắc, Ngân hàng đồ chơi, Trung tâm thu hồi và sửa chữa đồ chơi, tham gia buổi chia sẻ của lãnh đạo nhà trường về việc quản lý và tổ chức dạy học... Đoàn đến thăm Ngân hàng đồ chơi. (Ảnh: Quỹ Phúc lợi Xã hội Zhishan cung cấp) Bà Cái Thị Cẩm Hương - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế cho biết, bà rất thích phương pháp giáo dục cởi mở và trải nghiệm của các trường mầm non Đài Loan, và bà cũng rất ngạc nhiên khi nghe nói đến Ngân hàng đồ chơi, Việt Nam chưa có một nơi như vậy. "Ngân hàng đồ chơi có 5200 tình nguyện viên và 2000 người hỗ trợ phân phát đồ chơi, và đồ chơi hư hỏng thì bên ngân hàng đi gom lại và nhờ các nhà sản xuất sữa chữa lại, rồi đem đồ chơi đó tặng lại cho các trường mầm non. Còn một điều rất hay nữa, đó là ngân hàng đồ chơi này được nhà nước hỗ trợ hơn 90% vốn, việc làm này rất hay, vừa tiết kiệm ngân sách vừa bảo vệ môi trường”. Bà Hương chia sẻ. "Tôi sẽ họp những hiệu trưởng của các trường được Tổ chức Zhishan tài trợ thư viện, tôi sẽ chỉ đạo, cho trẻ chủ động hơn trong việc tham gia chơi, lắp ghép kể chuyện theo sở thích của các cháu, để phát huy những mặt mạnh vốn có của các cháu”. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc bà Hương chia sẽ những dự định của bà sau chuyến giao lưu và học hỏi kinh nghiệm tại Đài Loan. Để tìm hiểu về chuyến đi Đài Loan của Đoàn cán bộ giáo dục các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng như những vấn đề giáo dục ở Việt Nam, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc bà Cái Thị Cẩm Hương nhé. Nguồn: FB Hoàng Trọng Thủy
Vừa qua, Quỹ Phúc lợi xã hội Zhishan (Chí Thiện) đã mời Đoàn cán bộ giáo dục các tỉnh miền Trung Việt Nam bao gồm quan chức, chuyên viên của Phòng Giáo dục huyện Phú Lộc tỉnh Thừa thiên Huế, Phòng Giáo dục huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, Phòng Giáo dục huyện Can Lộc tỉnh Hà Tỉnh và Phòng Giáo dục huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cùng với các hiệu trưởng trường mẫu giáo ở vùng sâu vùng xa, đến Đài Loan để giao lưu và học hỏi chương trình giáo dục mầm non Đài Loan. Phái đoàn gồm 12 người đã đến thăm hai trường mầm non ở thành phố Tân Bắc, Ngân hàng đồ chơi, Trung tâm thu hồi và sửa chữa đồ chơi, tham gia buổi chia sẻ của lãnh đạo nhà trường về việc quản lý và tổ chức dạy học, tham dự buổi chia sẻ của chuyên gia giáo dục mầm non về tổ chức dạy học bằng trải nghiệm thực tế... Đoàn đến thăm Ngân hàng đồ chơi. (Ảnh: Quỹ Phúc lợi Xã hội Zhishan cung cấp) Bà Cái Thị Cẩm Hương - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế cho biết, bà rất thích phương pháp giáo dục cởi mở và trải nghiệm của các trường mầm non Đài Loan, đồng thời bà cũng rất ấn tượng về Ngân hàng Đồ chơi ở Thành phố Tân Bắc, bà kể lại một cách phấn khởi, đồ chơi hư hỏng thì bên ngân hàng đi gom lại và nhờ các nhà sản xuất sữa chữa lại, rồi đem đồ chơi đó tặng lại cho các trường mầm non. “Còn một điều rất hay nữa, đó là ngân hàng đồ chơi này được nhà nước hỗ trợ hơn 90% vốn, cách làm này rất hay, vừa tiết kiệm ngân sách vừa bảo vệ môi trường”. Để tìm hiểu về chuyến đi Đài Loan của Đoàn cán bộ giáo dục các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng như những vấn đề giáo dục ở Việt Nam, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc bà Cái Thị Cẩm Hương nhé. Nguồn: FB Hoàng Trọng Thủy
Các bạn thân mến, trong những năm gần đây, chắc hẳn các bạn cũng thường nghe báo giới đưa tin về vấn đề biến đổi khí hậu phải không nào? Biến đổi khí hậu được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, đồng thời cũng là thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ 21. Vừa qua, Ủy ban Khoa học Quốc gia và Bộ Môi trường công bố “Báo cáo Khoa học Quốc gia về Biến đổi Khí hậu 2024" chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu ở Đài Loan đang tăng tốc trong 30 năm qua, nhiệt độ trung bình cứ 10 năm lại tăng 0,27 độ, số ngày nhiệt độ cao tăng lên, mùa hè kéo dài và mùa đông rút ngắn. Vào năm 2060, Đài Loan sẽ không có mùa đông và mỗi tăng 1 độ thì tỉ lệ mắc chứng trầm cảm sẽ tăng 7%. Để biết thêm chi tiết, xin mời các bạn bấm vào icon play, đón nghe nội dung của chương trình “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay nhé.
Có bao giờ vì một câu nói của ai đó mà đã giúp bạn sống tốt hơn hoặc thậm chí đã thay đổi cuộc đời của bạn? Trong chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan”, Lệ Phương sẽ kể về câu chuyện của anh Vương Quốc Xuân, một tài xế taxi, từng có những năm tháng vô cùng hoang đường, nhưng giờ đây là một người cha tốt, là một người cha mà đứa con gái rất lấy làm tự hào. Cha của anh Vương Quốc Xuân là một cựu chiến binh từ Trung Quốc đại lục đến Đài Loan. Ông kết hôn với cô gái người Myanmar nhỏ hơn ông 30 tuổi. Hai người ly hôn từ rất sớm, Vương Quốc Xuân sống với mẹ, nhưng cứ cách một khoảng thời gian là anh phải kêu người khác bằng “bố”. Khi anh học cấp II, vì nợ nần, mẹ anh đã bỏ trốn và để lại anh bơ vơ một mình. Từ đó, anh Xuân phải đi khắp nơi xin ở nhờ, gia nhập các băng nhóm địa phương, bán đĩa CD lậu, đánh nhau, chém nhau, và cũng từng tận mắt chứng kiến những người anh em xung quanh mình bị nghiện ma túy, bị cầm tù và thậm chí tử vong. “Lúc đó, trong lòng tôi có một tiếng nói tự nhủ rằng, đừng sống cuộc sống như thế này nữa, sẽ có một ngày tôi sẽ ra đi”, lúc 16 tuổi, Vương Quốc Xuân đi làm ở trạm xăng và bất ngờ gặp nhau vị quý nhân đầu tiên trong đời anh. Để biết câu chuyện của anh tài xế taxi Vương Quốc Xuân, xin mời đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” nhé.
“Đại hội Thể thao Tổng hợp quốc tế 2025” do thành phố Đài Bắc và Tân Bắc tổ chức sẽ được diễn ra vào tháng 5 năm 2025, hiện tại đã được đăng ký tham gia. Và hoạt động đặt tên tiếng Trung cho linh vật “Strong” của Đại hội thể thao đã thu hút gần 2000 người tham gia, sau khi sàng lọc những cái tên được công chúng nhiệt tình cung cấp, Thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An và Thị trưởng Tân Bắc Hầu Hữu Nghi đã cùng quyết định chọn ra biệt danh tiếng Trung là “Tráng Bảo 壯寶”. Và vừa qua, đơn vị tổ chức đã mở họp báo, cho ra mắt linh vật Strong và còn mời tay vợt cầu lông lớn tuổi nhất thế giới ông Lâm Hữu Mậu đến dự. Phát biểu tại buổi họp báo ra mắt linh vật Đại hội thể thao Tổng hợp quốc tế 2025, Thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An cho biết: Hôm nay là buổi họp báo chính thức ra mắt linh vật Đại hội Thể thao Tổng hợp quốc tế 2025. Đại hội Thể thao Tổng hợp quốc tế 2025 sẽ được bắt đầu từ ngày 17/5/2025, cho nên bây giờ chúng ta có thể bắt đầu đếm ngược thời gian. Linh vật được ra mắt trong ngày hôm nay có tên tiếng Anh là Strong, có nghĩa là rất mạnh mẽ. Hiện tại đã có hơn 10.000 người đăng ký, dự kiến sẽ có gần 40.000 bạn bè quốc tế, bao gồm các tuyển thủ trong và ngoài nước, huấn luyện viên và người nhà của họ. Đại hội Thể thao lần này là một sự kiện quốc tế có quy mô nhất từ trước tới nay. Buổi họp báo ra mắt Linh vật Strong. (Nguồn: BTC) Thị trưởng Tân Bắc Hầu Hữu Nghi thì cho hay: Thời gian trôi qua nhanh thật, vào năm 2020, chúng tôi được thông báo sẽ do hai thành phố Đài Bắc và Tân Bắc đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao tổng hợp quốc tế, mà giờ đây đã cho ra mắt linh vật của chúng tôi rồi. Ngoài ra, thực hiện SDG là xu hướng toàn cầu. Đại hội Thể thao tổng hợp quốc 2025 là Thế vận hội đầu tiên có kế hoạch bền vững. Trong nhiều khía cạnh, bình đẳng thể thao là một phần rất quan trọng, lần này, chúng tôi đã đẩy mạnh 9 hạng mục thể thao dành cho người khiếm khuyết, để cho nhóm người này cũng có thể tham gia. Đại hội Thể thao Tổng hợp quốc tế là sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức 4 năm một lần, nhằm thực hiện tinh thần thể thao suốt đời và thể thao toàn dân. Kết hợp sự kiện thể thao với văn hóa địa phương của thành phố đăng cai để tạo nền tảng giao lưu quốc tế tôn trọng và thân thiện. Xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe nội dung chi tiết.
Các bạn thân mến, chủ nhật tuần này là “Ngày của Mẹ”, các bạn ăn mừng ngày này như thế nào? Mong được con cái tặng quà gì cho mình nhỉ? Hay là dẫn Mẹ của mình đi đâu ăn uống? Nhớ chia sẻ với Lệ Phương với nha. Còn bây giờ Lệ Phương xin giới thiệu với các bạn về một số địa điểm ngắm cảnh đêm nổi tiếng nhất ở Đài Bắc rất được cư dân mạng ưa chuộng, và đặc điểm chung của những điểm ngắm cảnh đêm này là mỗi địa điểm đều nằm trên 20 tầng, tầm nhìn rộng rãi, là nơi ngắm cảnh hoàng hôn và cảnh đêm vô cùng xinh đẹp. Mà không chỉ có quang cảnh mê hoặc lòng người thôi nha, ở những địa điểm đó còn có “đồ ăn ngon, chụp ảnh đẹp và mua sắm thú vị” nữa đó. Nhân Ngày của Mẹ, hãy đưa mẹ đi ngắm cảnh trên cao để tạo ra những kỷ niệm khó quên trong Ngày của Mẹ cho người mẹ yêu quý của mình nhé! Nào, bây giờ xin mời mọi người đón nghe nội dung của ngày hôm nay.