Nhịp sống Đài Loan

Lệ Phương, Rti

About

Chuyên mục này sẽ giới thiệu về những vấn đề đang được quan tâm, những hoạt động đã và đang được diễn ra tại Đài Loan cũng như phỏng vấn nhân vật, thông qua cách nhìn của nhân vật để thính giả có thể tìm hiểu vấn đề bằng một khía cạnh khác.

Available on

Community

273 episodes

Lễ hội Âm nhạc truyền thống Gia Nghĩa 2024

“Lễ hội Âm nhạc truyền thống Gia Nghĩa 2024” được diễn ra từ ngày 14/7-24/8, do Dàn nhạc truyền thống Gia Nghĩa cùng với chính phủ huyện Gia Nghĩa và Bảo tàng Quốc gia Cố Cung chi nhánh miền Nam đồng tổ chức, trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ có rất nhiều buổi hòa nhạc và những chương trình bên lề. “Chính quyền huyện Gia Nghĩa, Bảo tàng Quốc gia Cố Cung chi nhánh miền Nam và Cục Văn hóa và Du lịch của chúng tôi cùng hợp tác, tổ chức Lễ hội Âm nhạc truyền thống Gia Nghĩa. Ngoài 8 suất biểu diễn ở Bảo tàng Cố Cung, tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Gia Nghĩa cũng có 6 suất biểu diễn, với địa điểm phù hợp và tài năng của các nhóm nhạc, hứa hẹn sẽ mang đến những màn biểu diễn tuyệt vời”. Cục trưởng Cục Văn hóa và Du lịch huyện Gia Nghĩa bà Từ Bội Linh chia sẻ. Lễ hội Âm nhạc truyền thống Gia Nghĩa 2024 trải rộng trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ngoài các buổi biểu diễn âm nhạc phong phú và đa dạng, lễ hội còn tạo cho mọi người có cơ hội tiếp cận đa dạng với các chuyên ngành nghệ thuật khác nhau theo cách đơn giản, chữa lành và dễ tiếp cận. Muốn biết thêm chi tiết, xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe nội dung chương trình “Nhịp sống Đài Loan” nhé.  

1s
Jul 25
Quyên tiền lẻ giúp con em di dân mới theo đuổi ước mơ

Quỹ Phúc lợi xã hội Sai Trân Châu rất chú trọng việc học hành của con em di dân mới và thường xuyên đưa ra các chương trình hỗ trợ con em di dân mới có hoàn cảnh khó khăn, để cho các em có cơ hội được học tập, như vậy mới có cơ hội thoát nghèo.....Và vừa qua, Quỹ phúc lợi xã hội Sai Trân Châu và Hi-life cùng với đại sứ tình thương Úc Phương, đã tổ chức một cuộc họp báo quyên góp tiền lẻ cho “Chương trình bồi dưỡng thế hệ thứ hai của di dân mới có hoàn cảnh kinh tế khó khăn năm 2024”, kêu gọi mọi người từ ngày 10/7-8/10 đến các cửa hàng Hi-life quyên góp số tiền lẻ của mình, để cùng xóa bỏ rào cản giáo dục cho thế hệ thứ hai di dân mới, giúp họ thoát nghèo, tự lập càng sớm càng tốt. Đại sứ tình thương Úc Phương (giữa) kêu gọi mọi người đến Hi-life quyên tiền lẻ để giúp con em di dân mới theo đuổi ước mơ. “Khi bạn đến cửa hàng Hi-life mua đồ, còn dư lại một ít tiền lẻ, một đồng cũng không chê ít đâu nha, bất kỳ khoản quyên góp nào cũng sẽ biến thành con sông, biển cả. Bỏ những đồng tiền lẻ vào thùng quyên tiền, như vậy là chúng ta có thể giúp thế hệ thứ hai di dân mới thực hiện ước mơ của họ. Trên thực tế, sau này họ sẽ là những người Đài Loan mới xuất sắc nhất ở Đài Loan ....” Đại sứ tình thương Úc Phương cho biết. Để biết thêm chi tiết, xin mời các bạn đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan”nhé.

1s
Jul 18
Gặp gỡ CEO Đảo Ký ức Hội An Thân Thị Thu Huyền

Trong một buổi giao lưu du lịch tại Đài Bắc, Lệ Phương đã có cơ hội được phỏng vấn CEO Đảo Ký ức Hội An chị Thân Thị Thu Huyền, là một trong những đại diện doanh nghiệp du lịch Việt Nam đến Đài Loan để quảng bá du lịch Hội An, tỉnh Quảng Nam. CEO Thu Huyền chia sẻ, “Thành phố Hội An được vinh dự bầu chọn là top đầu của thành phố về an toàn và chi phí hợp lý cho khách du lịch trên thế giới”. Đến với phố cổ Hội An, bạn không thể bỏ qua trải nghiệm thả hoa đăng trên sông Hoài, ngắm hoàng hôn trên cầu Ánh Trăng, và khám phá đảo Ký ức Hội An, nơi được Ban tổ chức giải thưởng World Travel Awards vinh danh là “Tổ hợp du lịch văn hóa và giải trí hàng đầu thế giới” liên tục hai năm liền (năm 2022 và 2023). Theo CEO Huyền, từ tháng 1 đến tháng 9 là khoảng thời gian đẹp nhất ở Hội An, cuối tháng 9 đến tháng 11 là mùa mưa, nhưng cũng có khá nhiều trải nghiệm, ví dụ như “Xem Show diễn Ký ức Hội An dưới mưa là một trải nghiệm rất đặc biệt”. Ký ức Hội An là chương trình biểu diễn thực cảnh ngoài trời với hơn 500 diễn viên tham gia, sân khấu rộng 25,000 m2, là sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về Ký ức Hội An, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với CEO Đảo Ký ức Hội An Thân Thị Thu Huyền nhé.

1s
Jul 11
Trương Thành Minh: Hi vọng kết nối phát triển thị trường hàng không Đài Loan-Việt Nam

Trong những năm gần đây, du khách Đài Loan đến Việt Nam ngày càng nhiều. Theo Văn phòng Kinh tế -Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón gần 530.000 lượt khách Đài Loan, tăng 110,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có khoảng 45% du khách đến các điểm du lịch miền Trung như Huế, Hội An và Đà Nẵng... Và để tăng cường quảng bá và phát triển du lịch địa phương, tháng 6 vừa qua, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam và Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam tại Đài Bắc. “Chúng tôi mong muốn kết nối để phát triển thị trường ngành hàng không, triển khai các chuyến bay trực tiếp từ Đài Bắc, Đài Trung đến khu vực miền Trung, Huế, Đà Nẵng. Và đặc biệt, chúng tôi cũng hướng tới thúc đẩy giới thiệu các sản phẩm du lịch của khu vực này. Hi vọng trong thời gian tới, khách đến khu vực miền Trung sẽ nhiều hơn và đạt được những giá trị mong muốn chúng tôi đã đề ra”. Ông Trương Thành Minh - Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Huế chia sẻ. Để tìm hiểu thêm về chính sách phát triển du lịch và sản phẩm du lịch mới của thành phố Huế, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với ông Trương Thành Minh nhé.

1s
Jul 04
Gặp gỡ hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp bà Nguyễn Thị Thanh Vân (p.2)

Quỹ Phúc lợi Xã hội Zhishan, Đài Loan, thúc đẩy dự án chăm sóc trẻ em ở miền Trung Việt Nam đã được 20 năm, dự án chủ yếu được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu là xây dựng phần cứng liên quan đến bếp ăn trong trường học, giai đoạn thứ hai là cải thiện dinh dưỡng và giai đoạn thứ ba là thành lập thư viện đồ chơi. Trước đây, Quỹ Zhishan cũng đã từng mời nhiều chuyên gia giáo dục mầm non Đài Loan sang miền Trung Việt Nam để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục mầm non, tuy nhiên, giáo viên ở các trường mầm non ở miền núi miền Trung Việt Nam hiếm khi có cơ hội được đi ra ngoài học hỏi, do đó nhân dịp Dự án chăm sóc trẻ em tròn 20 năm, trưởng phòng Quỹ Zhishan ở Thừa thiên Huế ông Hoàng Trọng Thủy đã đặc biệt sắp xếp đoàn cán bộ giáo dục sang Đài Loan để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giáo dục mầm non của Đài Loan. Đoàn được đi tham quan một số địa danh nổi tiếng của Đài Loan. (Ảnh: NVCC) Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, thành viên của đoàn cán bộ giáo dục sang thăm Đài Loan, cho biết, học sinh của trường mầm non Hướng Hiệp đa phần là con em của dân tộc Vân Kiều, chiếm trên 98%, cuộc sống của họ rất khó khăn, nên không đủ điều kiện để cho con học tại trường, do đó trường học thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước và các tổ chức dân sự. “Tổ chức Zhishan đã hỗ trợ cho trường chúng tôi từ năm 2010, cụ thể là hỗ trợ phí ăn trưa, sữa đậu nành cho mỗi ngày và thư viện đồ chơi, trị giá trên 100 triệu đồng Việt Nam. Ngoài ra hàng năm chúng tôi còn được bổ sung kinh phí để mua sắm đồ dùng bán trú, có trường thì được hỗ trợ xây dựng bếp ăn, hỗ trợ làm vườn rau và hỗ trợ xây dựng phòng học ở một số điểm trường”. Hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp Nguyễn Thị Thanh Văn chia sẻ. Để tìm hiểu thêm chuyến đi Đài Loan cũng như trường mầm non Hướng Hiệp, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Vân nhé.

1s
Jun 27
Gặp gỡ hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp bà Nguyễn Thị Thanh Vân (p.1)

Quỹ Phúc lợi Xã hội Zhishan, Đài Loan, thúc đẩy dự án chăm sóc trẻ em ở miền Trung Việt Nam đã được 20 năm, dự án chủ yếu được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu là xây dựng phần cứng liên quan đến bếp ăn trong trường học, giai đoạn thứ hai là cải thiện dinh dưỡng và giai đoạn thứ ba là thành lập thư viện đồ chơi. Trước đây, Quỹ Zhishan cũng đã từng mời nhiều chuyên gia giáo dục mầm non Đài Loan sang miền Trung Việt Nam để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục mầm non, tuy nhiên, giáo viên ở các trường mầm non ở miền núi miền Trung Việt Nam hiếm khi có cơ hội được đi ra ngoài học hỏi, do đó nhân dịp Dự án chăm sóc trẻ em tròn 20 năm, trưởng phòng Quỹ Zhishan ở Thừa thiên Huế ông Hoàng Trọng Thủy đã đặc biệt sắp xếp đoàn cán bộ giáo dục sang Đài Loan để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giáo dục mầm non của Đài Loan. Đoàn đến thăm trường mầm non ở Đài Loan. (Ảnh: NVCC) Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, thành viên của đoàn cán bộ giáo dục sang thăm Đài Loan, cho biết, học sinh của trường mầm non Hướng Hiệp đa phần là con em của dân tộc Vân Kiều, chiếm trên 98%, cuộc sống của họ rất khó khăn, nên không đủ điều kiện để cho con học tại trường, do đó trường học thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước và các tổ chức dân sự. “Tổ chức Zhishan đã hỗ trợ cho trường chúng tôi từ năm 2010, cụ thể là hỗ trợ phí ăn trưa, sữa đậu nành cho mỗi ngày và thư viện đồ chơi, trị giá trên 100 triệu đồng Việt Nam. Ngoài ra hàng năm chúng tôi còn được bổ sung kinh phí để mua sắm đồ dùng bán trú, có trường thì được hỗ trợ xây dựng bếp ăn, hỗ trợ làm vườn rau và hỗ trợ xây dựng phòng học ở một số điểm trường”. Hiệu trưởng trường mầm non Hướng Hiệp Nguyễn Thị Thanh Văn chia sẻ. Để tìm hiểu thêm chuyến đi Đài Loan cũng như trường mầm non Hướng Hiệp, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Vân nhé.

1s
Jun 20
Phỏng vấn bà Cái Thị Cẩm Hương - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc (P.2)

Vừa qua, Quỹ Phúc lợi xã hội Zhishan (Chí Thiện) đã mời Đoàn cán bộ giáo dục các tỉnh miền Trung Việt Nam bao gồm quan chức, chuyên viên của Phòng Giáo dục huyện Phú Lộc tỉnh Thừa thiên Huế, Phòng Giáo dục huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, Phòng Giáo dục huyện Can Lộc tỉnh Hà Tỉnh và Phòng Giáo dục huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cùng với các hiệu trưởng trường mẫu giáo ở vùng sâu vùng xa, đến Đài Loan thăm viếng, giao lưu và học hỏi chương trình giáo dục mầm non tại đây. Trong thời gian ở thăm Đài Loan, phái đoàn gồm 12 người đã có dịp tham quan hai trường mầm non ở thành phố Tân Bắc, Ngân hàng đồ chơi, Trung tâm thu hồi và sửa chữa đồ chơi, tham gia buổi chia sẻ của lãnh đạo nhà trường về việc quản lý và tổ chức dạy học... Đoàn đến thăm Ngân hàng đồ chơi. (Ảnh: Quỹ Phúc lợi Xã hội Zhishan cung cấp) Bà Cái Thị Cẩm Hương - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế cho biết, bà rất thích phương pháp giáo dục cởi mở và trải nghiệm của các trường mầm non Đài Loan, và bà cũng rất ngạc nhiên khi nghe nói đến Ngân hàng đồ chơi, Việt Nam chưa có một nơi như vậy. "Ngân hàng đồ chơi có 5200 tình nguyện viên và 2000 người hỗ trợ phân phát đồ chơi, và đồ chơi hư hỏng thì bên ngân hàng đi gom lại và nhờ các nhà sản xuất sữa chữa lại, rồi đem đồ chơi đó tặng lại cho các trường mầm non. Còn một điều rất hay nữa, đó là ngân hàng đồ chơi này được nhà nước hỗ trợ hơn 90% vốn, việc làm này rất hay, vừa tiết kiệm ngân sách vừa bảo vệ môi trường”. Bà Hương chia sẻ. "Tôi sẽ họp những hiệu trưởng của các trường được Tổ chức Zhishan tài trợ thư viện, tôi sẽ chỉ đạo, cho trẻ chủ động hơn trong việc tham gia chơi, lắp ghép kể chuyện theo sở thích của các cháu, để phát huy những mặt mạnh vốn có của các cháu”.  Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc bà Hương chia sẽ những dự định của bà sau chuyến giao lưu và học hỏi kinh nghiệm tại Đài Loan. Để tìm hiểu về chuyến đi Đài Loan của Đoàn cán bộ giáo dục các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng như những vấn đề giáo dục ở Việt Nam, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc bà Cái Thị Cẩm Hương nhé. Nguồn: FB Hoàng Trọng Thủy

1s
Jun 13
Phỏng vấn bà Cái Thị Cẩm Hương - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc (P.1)

Vừa qua, Quỹ Phúc lợi xã hội Zhishan (Chí Thiện) đã mời Đoàn cán bộ giáo dục các tỉnh miền Trung Việt Nam bao gồm quan chức, chuyên viên của Phòng Giáo dục huyện Phú Lộc tỉnh Thừa thiên Huế, Phòng Giáo dục huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, Phòng Giáo dục huyện Can Lộc tỉnh Hà Tỉnh và Phòng Giáo dục huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cùng với các hiệu trưởng trường mẫu giáo ở vùng sâu vùng xa, đến Đài Loan để giao lưu và học hỏi chương trình giáo dục mầm non Đài Loan. Phái đoàn gồm 12 người đã đến thăm hai trường mầm non ở thành phố Tân Bắc, Ngân hàng đồ chơi, Trung tâm thu hồi và sửa chữa đồ chơi, tham gia buổi chia sẻ của lãnh đạo nhà trường về việc quản lý và tổ chức dạy học, tham dự buổi chia sẻ của chuyên gia giáo dục mầm non về tổ chức dạy học bằng trải nghiệm thực tế... Đoàn đến thăm Ngân hàng đồ chơi. (Ảnh: Quỹ Phúc lợi Xã hội Zhishan cung cấp) Bà Cái Thị Cẩm Hương - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế cho biết, bà rất thích phương pháp giáo dục cởi mở và trải nghiệm của các trường mầm non Đài Loan, đồng thời bà cũng rất ấn tượng về Ngân hàng Đồ chơi ở Thành phố Tân Bắc, bà kể lại một cách phấn khởi, đồ chơi hư hỏng thì bên ngân hàng đi gom lại và nhờ các nhà sản xuất sữa chữa lại, rồi đem đồ chơi đó tặng lại cho các trường mầm non. “Còn một điều rất hay nữa, đó là ngân hàng đồ chơi này được nhà nước hỗ trợ hơn 90% vốn, cách làm này rất hay, vừa tiết kiệm ngân sách vừa bảo vệ môi trường”. Để tìm hiểu về chuyến đi Đài Loan của Đoàn cán bộ giáo dục các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng như những vấn đề giáo dục ở Việt Nam, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc bà Cái Thị Cẩm Hương nhé. Nguồn: FB Hoàng Trọng Thủy

1s
Jun 06
Vào năm 2060, Đài Loan sẽ không có mùa đông

Các bạn thân mến, trong những năm gần đây, chắc hẳn các bạn cũng thường nghe báo giới đưa tin về vấn đề biến đổi khí hậu phải không nào? Biến đổi khí hậu được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, đồng thời cũng là thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ 21. Vừa qua, Ủy ban Khoa học Quốc gia và Bộ Môi trường công bố “Báo cáo Khoa học Quốc gia về Biến đổi Khí hậu 2024" chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu ở Đài Loan đang tăng tốc trong 30 năm qua, nhiệt độ trung bình cứ 10 năm lại tăng 0,27 độ, số ngày nhiệt độ cao tăng lên, mùa hè kéo dài và mùa đông rút ngắn. Vào năm 2060, Đài Loan sẽ không có mùa đông và mỗi tăng 1 độ thì tỉ lệ mắc chứng trầm cảm sẽ tăng 7%. Để biết thêm chi tiết, xin mời các bạn bấm vào icon play, đón nghe nội dung của chương trình “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay nhé.

1s
May 30
Tôi chỉ là một tài xế taxi: Hy vọng 20 năm sau con gái tôi vẫn tự hào về tôi

Có bao giờ vì một câu nói của ai đó mà đã giúp bạn sống tốt hơn hoặc thậm chí đã thay đổi cuộc đời của bạn? Trong chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan”, Lệ Phương sẽ kể về câu chuyện của anh Vương Quốc Xuân, một tài xế taxi, từng có những năm tháng vô cùng hoang đường, nhưng giờ đây là một người cha tốt, là một người cha mà đứa con gái rất lấy làm tự hào. Cha của anh Vương Quốc Xuân là một cựu chiến binh từ Trung Quốc đại lục đến Đài Loan. Ông kết hôn với cô gái người Myanmar nhỏ hơn ông 30 tuổi. Hai người ly hôn từ rất sớm, Vương Quốc Xuân sống với mẹ, nhưng cứ cách một khoảng thời gian là anh phải kêu người khác bằng “bố”. Khi anh học cấp II, vì nợ nần, mẹ anh đã bỏ trốn và để lại anh bơ vơ một mình. Từ đó, anh Xuân phải đi khắp nơi xin ở nhờ, gia nhập các băng nhóm địa phương, bán đĩa CD lậu, đánh nhau, chém nhau, và cũng từng tận mắt chứng kiến ​​những người anh em xung quanh mình bị nghiện ma túy, bị cầm tù và thậm chí tử vong. “Lúc đó, trong lòng tôi có một tiếng nói tự nhủ rằng, đừng sống cuộc sống như thế này nữa, sẽ có một ngày tôi sẽ ra đi”, lúc 16 tuổi, Vương Quốc Xuân đi làm ở trạm xăng và bất ngờ gặp nhau vị quý nhân đầu tiên trong đời anh. Để biết câu chuyện của anh tài xế taxi Vương Quốc Xuân, xin mời đón nghe chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” nhé.

1s
May 23
Ra mắt linh vật Strong của Đại hội Thể thao Tổng hợp quốc tế 2025

“Đại hội Thể thao Tổng hợp quốc tế 2025” do thành phố Đài Bắc và Tân Bắc tổ chức sẽ được diễn ra vào tháng 5 năm 2025, hiện tại đã được đăng ký tham gia. Và hoạt động đặt tên tiếng Trung cho linh vật “Strong” của Đại hội thể thao đã thu hút gần 2000 người tham gia, sau khi sàng lọc những cái tên được công chúng nhiệt tình cung cấp, Thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An và Thị trưởng Tân Bắc Hầu Hữu Nghi đã cùng quyết định chọn ra biệt danh tiếng Trung là “Tráng Bảo 壯寶”. Và vừa qua, đơn vị tổ chức đã mở họp báo, cho ra mắt linh vật Strong và còn mời tay vợt cầu lông lớn tuổi nhất thế giới ông Lâm Hữu Mậu đến dự. Phát biểu tại buổi họp báo ra mắt linh vật Đại hội thể thao Tổng hợp quốc tế 2025, Thị trưởng Đài Bắc Tưởng Vạn An cho biết: Hôm nay là buổi họp báo chính thức ra mắt linh vật Đại hội Thể thao Tổng hợp quốc tế 2025. Đại hội Thể thao Tổng hợp quốc tế 2025 sẽ được bắt đầu từ ngày 17/5/2025, cho nên bây giờ chúng ta có thể bắt đầu đếm ngược thời gian. Linh vật được ra mắt trong ngày hôm nay có tên tiếng Anh là Strong, có nghĩa là rất mạnh mẽ. Hiện tại đã có hơn 10.000 người đăng ký, dự kiến sẽ có gần 40.000 bạn bè quốc tế, bao gồm các tuyển thủ trong và ngoài nước, huấn luyện viên và người nhà của họ. Đại hội Thể thao lần này là một sự kiện quốc tế có quy mô nhất từ trước tới nay. Buổi họp báo ra mắt Linh vật Strong. (Nguồn: BTC) Thị trưởng Tân Bắc Hầu Hữu Nghi thì cho hay: Thời gian trôi qua nhanh thật, vào năm 2020, chúng tôi được thông báo sẽ do hai thành phố Đài Bắc và Tân Bắc đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao tổng hợp quốc tế, mà giờ đây đã cho ra mắt linh vật của chúng tôi rồi. Ngoài ra, thực hiện SDG là xu hướng toàn cầu. Đại hội Thể thao tổng hợp quốc 2025 là Thế vận hội đầu tiên có kế hoạch bền vững. Trong nhiều khía cạnh, bình đẳng thể thao là một phần rất quan trọng, lần này, chúng tôi đã đẩy mạnh 9 hạng mục thể thao dành cho người khiếm khuyết, để cho nhóm người này cũng có thể tham gia. Đại hội Thể thao Tổng hợp quốc tế là sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức 4 năm một lần, nhằm thực hiện tinh thần thể thao suốt đời và thể thao toàn dân. Kết hợp sự kiện thể thao với văn hóa địa phương của thành phố đăng cai để tạo nền tảng giao lưu quốc tế tôn trọng và thân thiện. Xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe nội dung chi tiết.

1s
May 16
Cùng mẹ đi ngắm cảnh đêm triệu đô nhân “Ngày của mẹ”

Các bạn thân mến, chủ nhật tuần này là “Ngày của Mẹ”, các bạn ăn mừng ngày này như thế nào? Mong được con cái tặng quà gì cho mình nhỉ? Hay là dẫn Mẹ của mình đi đâu ăn uống? Nhớ chia sẻ với Lệ Phương với nha. Còn bây giờ Lệ Phương xin giới thiệu với các bạn về một số địa điểm ngắm cảnh đêm nổi tiếng nhất ở Đài Bắc rất được cư dân mạng ưa chuộng, và đặc điểm chung của những điểm ngắm cảnh đêm này là mỗi địa điểm đều nằm trên 20 tầng, tầm nhìn rộng rãi, là nơi ngắm cảnh hoàng hôn và cảnh đêm vô cùng xinh đẹp. Mà không chỉ có quang cảnh mê hoặc lòng người thôi nha, ở những địa điểm đó còn có “đồ ăn ngon, chụp ảnh đẹp và mua sắm thú vị” nữa đó. Nhân Ngày của Mẹ, hãy đưa mẹ đi ngắm cảnh trên cao để tạo ra những kỷ niệm khó quên trong Ngày của Mẹ cho người mẹ yêu quý của mình nhé! Nào, bây giờ xin mời mọi người đón nghe nội dung của ngày hôm nay.

1s
May 09
Chương trình Asia Miles: Tích lũy dặm bay trong các chuyến đi và mua sắm tại Đài Loan

Với sự bùng nổ của du lịch nước ngoài, chương trình Asia Miles của hãng hàng không Cathay Pacific đã mở rộng phạm vi dặm bay cho các hội viên toàn cầu và chính thức hợp tác với nhiều đối tác bán lẻ cửa hàng bách hóa như MITSUI OUTLET PARK và Mitsui Shopping Park LaLaport thuộc tập đoàn bất động sản Mitsui Fudosan tại Đài Loan, để cung cấp dịch vụ “cửa hàng một điểm đến” dành cho du khách nước ngoài đến Đài Loan du lịch. Kai-Ming Shih, Giám đốc điều hành chương trình Asia Miles của Cathay Pacific, cho biết: “Đài Loan luôn là thị trường trọng điểm. Chúng tôi hy vọng rằng, bằng cách củng cố đội ngũ đối tác cửa hàng bách hóa, hỗ trợ sự phát triển kiện toàn của số dặm, để quyền lợi của hội viên có thể được cải thiện về mọi mặt, từ dịch vụ bay đến tiêu dùng mua sắm”. Chương trình Asia Miles của Cathay Pacific hợp tác với các đối tác cửa hàng bách hóa để đáp ứng hoàn hảo nhu cầu trải nghiệm ăn uống và mua sắm của hội viên, đồng thời tích lũy dặm bay. Từ nay đến ngày 31/5, hội viên Đài Loan được hưởng thêm 50% Asia Miles khi mua sắm tại MITSUI OUTLET PARK và Mitsui Shopping Park LaLaport. Sử dụng skm points Shin Kong Mitsukoshi, Global Mall, iRich Club, Breeze Rewards để đổi dặm bay, đồng thời bạn cũng có thể tận hưởng thêm 50% số dặm. Ngoài ra còn rút thăm trúng thưởng, sẽ có 10 người may mắn được nhận phần thưởng Phiên bản giới hạn đặc biệt “Hành lý Cathay Pacific X Samsonite - 28 inch” có trị giá 4300 đô la Hồng Kông. Các hội viên đến từ Hồng Kông, Macao, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á có thể tăng gấp ba lần dặm bay khi mua sắm tại MITSUI OUTLET PARK và Trung tâm mua sắm Mitsui LaLaport . Mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe nội dung chi tiết nhé.

1s
May 02
Trò chuyện với Quản lý chương trình TIDF Trần Uyển Linh (phần 2)

Liên Hoan phim Tài liệu Quốc tế Đài Loan (TIDF) sẽ được diễn ra từ ngày 10/5-19/5. Tại đây sẽ quy tụ rất nhiều rất nhiều tác phẩm điện ảnh của các đạo diễn người Đài Loan và các nước trên thế giới với nhiều đề tài đa dạng, hấp dẫn. TIDF có 3 hạng mục, đó là Cuộc thi Đài Loan, Cuộc thi tầm nhìn châu Á và Cuộc thi Quốc tế. “Cuộc thi Đài Loan là cuộc thi mang tính toàn quốc, tức là các đạo diễn Đài Loan có thể đăng ký dự thi, về nội dung thì không nhất thiết phải nói về Đài Loan, mà cũng có thể quay ở nước ngoài, nhưng đạo diễn phải là người Đài Loan. Cuộc thi tầm nhìn châu Á thì phạm vi sẽ rộng hơn. Còn về phần Cuộc thi Quốc tế thì những tác phẩm phải đạt ở một mức độ nhất định mới được đưa vào hạng mục này, và trong hạng mục Cuộc thi Quốc tế cũng sẽ có tác phẩm của châu Á”. Cô Linh chia sẻ. Được biết, trong hạng mục “Cuộc thi Đài Loan” tổng cộng có 15 tác phẩm được bình chọn và trong số đó có hai, ba bộ phim nói về di dân mới hoặc lao động nhập cư. “Tôi nghĩ phim Ngàn dặm trần ai (九搶) thực sự rất đáng xem, tất nhiên trong phim phơi bày rất nhiều điều mà người Đài Loan có thể không sẵn sàng đối mặt hoặc không muốn nghĩ tới, nhưng đạo diễn dùng một cách rất trực tiếp để khiến bạn phải suy nghĩ về điều này, và suy nghĩ làm thế nào để hòa hợp với những người lao động nhập cư hoặc di dân mới, và khi cảnh sát thực thi pháp luật đâu là chừng mực?”. Quản lý chương trình TIDF Trần Uyển Linh cho hay. Để biết thêm về thông tin của LHP lần này, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với cô Trần Uyển Linh nhé. Tiêu điểm chương trình: Myanmar  (Nguồn: TIDF)

1s
Apr 25
Trò chuyện với Quản lý chương trình TIDF Trần Uyển Linh (p.1)

Liên Hoan phim Tài liệu Quốc tế Đài Loan (TIDF) sẽ được diễn ra từ ngày 10/5-19/5. Tại đây sẽ quy tụ rất nhiều rất nhiều tác phẩm điện ảnh của các đạo diễn người Đài Loan và các nước trên thế giới với nhiều đề tài đa dạng, hấp dẫn. TIDF có 3 hạng mục, đó là Cuộc thi Đài Loan, Cuộc thi tầm nhìn châu Á và Cuộc thi Quốc tế. “Cuộc thi Đài Loan là cuộc thi mang tính toàn quốc, tức là các đạo diễn Đài Loan có thể đăng ký dự thi, về nội dung thì không nhất thiết phải nói về Đài Loan, mà cũng có thể quay ở nước ngoài, nhưng đạo diễn phải là người Đài Loan. Cuộc thi tầm nhìn châu Á thì phạm vi sẽ rộng hơn. Còn về phần Cuộc thi Quốc tế thì những tác phẩm phải đạt ở một mức độ nhất định mới được đưa vào hạng mục này, và trong hạng mục Cuộc thi Quốc tế cũng sẽ có tác phẩm của châu Á”. Cô Linh chia sẻ. "Ngàn dặm trần ai" được bình chọn ở hạng mục "Cuộc thi Đài Loan". (Nguồn: TIDF) Được biết, trong hạng mục “Cuộc thi Đài Loan” tổng cộng có 15 tác phẩm được bình chọn và trong số đó có hai, ba bộ phim nói về di dân mới hoặc lao động nhập cư. “Tôi nghĩ phim Ngàn dặm trần ai (九搶) thực sự rất đáng xem, tất nhiên trong phim phơi bày rất nhiều điều mà người Đài Loan có thể không sẵn sàng đối mặt hoặc không muốn nghĩ tới, nhưng đạo diễn dùng một cách rất trực tiếp để khiến bạn phải suy nghĩ về điều này, và suy nghĩ làm thế nào để hòa hợp với những người lao động nhập cư hoặc di dân mới, và khi cảnh sát thực thi pháp luật đâu là chừng mực?”. Quản lý chương trình TIDF Trần Uyển Linh cho hay. Để biết thêm về thông tin của LHP lần này, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với cô Trần Uyển Linh nhé. 

1s
Apr 18
Liêu Ất Hoành: Thử thách bản thân, vượt qua chính mình (p.2)

“Click Taiwan” là một chương trình do Quỹ viễn thông Trung Hoa và Khoa Phát thanh Truyền hình của trường Đại học Chính Trị đồng tổ chức, mục đích là khích lệ sinh viên đại học bước ra vùng an toàn của mình, đến vùng sâu vùng xa lưu trú 15 ngày để lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu của cư dân địa phương, qua đó phát huy sở trường, cung cấp phục vụ cho cộng đồng, đồng thời ghi chép lại những gì mình đã nghe thấy và làm được trong quá trình trải nghiệm cuộc sống địa phương để cho mọi người có thể thông qua những dòng chữ và ống kính, nhìn thấy những con người, vạn vật đang làm việc chăm chỉ ở mảnh đất này. Hy vọng những câu chuyện thầm lặng này có thể mang lại nhiều sức mạnh tích cực hơn cho xã hội. Và khách mời của chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay là bạn Liêu Ất Hoành, hiện là sinh viên năm 3 trường Đại học Quốc gia Đài Loan. Kỳ nghỉ hè vừa qua bạn ấy đã tham gia chương trình “Click Taiwan”, đến khu vực Nội Môn (內門), thành phố Cao Hùng, để tìm hiểu cuộc sống và nhu cầu của các em nhỏ tại đây. “Đó là một thách thức lớn đối với em, vì vậy em quyết định tham gia để vượt qua nó.” Để biết được Hoành đã có những trải nghiệm thú vị và khó quên như thế nào, xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Liêu Ất Hoành nhé.

1s
Apr 11
Liêu Ất Hoành: Thử thách bản thân, vượt qua chính mình (p,1)

“Click Taiwan”là một chương trình do Quỹ viễn thông Trung Hoa và Khoa Phát thanh Truyền hình của trường Đại học Chính Trị đồng tổ chức, mục đích là khích lệ sinh viên đại học bước ra vùng an toàn của mình, đến vùng sâu vùng xa lưu trú 15 ngày để lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu của cư dân địa phương, qua đó phát huy sở trường, cung cấp phục vụ cho cộng đồng, đồng thời ghi chép lại những gì mình đã nghe thấy và làm được trong quá trình trải nghiệm cuộc sống địa phương để cho mọi người có thể thông qua những dòng chữ và ống kính, nhìn thấy những con người, vạn vật đang làm việc chăm chỉ ở mảnh đất này. Hy vọng những câu chuyện thầm lặng này có thể mang lại nhiều sức mạnh tích cực hơn cho xã hội. Và khách mời của chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay là bạn Liêu Ất Hoành, hiện là sinh viên năm 3 trường Đại học Quốc gia Đài Loan. Kỳ nghỉ hè vừa qua bạn ấy đã tham gia chương trình “Click Taiwan”, đến khu vực Nội Môn (內門), thành phố Cao Hùng, để tìm hiểu cuộc sống và nhu cầu của các em nhỏ tại đây. “Đó là một thách thức lớn đối với em, vì vậy em quyết định tham gia để vượt qua nó.” Để biết được Hoành đã có những trải nghiệm thú vị và khó quên như thế nào, xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với bạn Liêu Ất Hoành nhé.

1s
Apr 04
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Qua các bạn, tôi lại hiểu được đất nước của tôi một cách sâu sắc hơn

Vừa qua, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã cùng với 10 nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đến Đài Loan tham gia sự kiện giao lưu văn học Đài Loan-Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam thuộc trường Đại học Quốc gia Thành Công tổ chức. “Đây là lần thứ ba tôi trở về với Đài Loan. Tôi nói trở về với Đài Loan vì tôi coi Đài Loan như căn nhà của mình. Không phải tôi đến mà tôi về, tôi trở về nơi thân thiết. Lần nào trở lại tôi cũng thấy xúc động và cũng thấy có những mới mẻ”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiển rõ sự xúc động vô bờ khi nói lên những câu trên. Ông Trần Đăng Khoa cho biết, những lần trước ông đã Đài Loan dự hội thảo về văn hóa Việt Nam và văn hóa Đài Loan do giáo sư và cũng là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam Tưởng Vi Văn tổ chức. Ông rất kinh ngạc khi nhìn thấy các học giả Đài Loan bàn về văn hóa Việt Nam với cách nhìn rất sâu sắc và rất mới mẻ. “Có lẽ bằng con mắt của người nước ngoài thì các bạn có thể phát hiện ra được cái vẻ đẹp rất đặc biệt của Việt Nam mà đôi khi chúng tôi ở trong nước quá quen thuộc rồi nên không thấy, không nhắc hết được vẻ đẹp của nó. Qua các bạn, tôi lại hiểu được đất nước của tôi một cách sâu sắc hơn”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ. Để biết được nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có chuyến giao lưu văn học ở Đài Loan như thế nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nhà thơ nổi tiếng này nhé.  

1s
Mar 28
Nhà văn La Y Văn: Mạng sống là quý giá nhất, có mạng sống là có tương lai (phần 2)

                      Lời bài hát “Mang tiền về cho Mẹ” “Những tháng ngày làm thông dịch viên tư pháp của tôi” là tác phẩm đoạt giải nhất “Giải thưởng Văn học Đài Bắc” ở hạng mục Niên Kim năm 2023. Tác giả của tác phẩm này không ai khác chính là cô La Y Văn, giáo viên bán thời gian trường Đại học Quốc lập Thanh Hoa. “La Y Văn không thể hiện tài năng văn chương quá mức, nhưng bản thân tác phẩm đã mang giá trị nhân đạo vượt qua vẻ đẹp của ngôn từ, đồng thời cũng khiến cho độc giả hiểu hơn về nhóm người di dân”. Ban giám khảo nhận xét. “Những tháng ngày làm thông dịch viên tư pháp của tôi” kể về những câu chuyện mà cô giáo La Y Văn đã nhìn thấy trong quá trình làm phiên dịch như là lao động bất hợp pháp, nhập cảnh bất hợp pháp, cư trú quá hạn v.v.... “Cuốn sách này viết về những câu chuyện mà những lần mình đi làm thông dịch cho mấy anh chị em lao động bị rắc rối về pháp luật Đài Loan ở Sở Di dân, Đồn cảnh sát, hoặc Tòa án.” Sách của nhà văn La Y Văn không chỉ ghi lại những trường hợp mà cô từng tiếp xúc khi làm phiên dịch, mà còn kể về câu chuyện của gia đình cô trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như những mẫu chuyện nhỏ giữa mẹ cô và người lao động nước ngoài. Và điều đặc biệt là cô còn trích dẫn lời hát của nhạc sĩ Việt Nam Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Đen Vâu v.v.... “Vì mình rất thích nghe nhạc Việt Nam và cũng muốn giới thiệu cho độc giả Đài Loan biết”. Y Văn chia sẻ. Với kinh nghiệm làm thông dịch viên tư pháp đã nhiều năm, cô Văn hy vọng những người đang làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan hãy biết yêu bản thân mình, đừng để cho người nhà phải đau buồn. “Mạng sống là quý giá nhất, có mạng sống là có tương lai”. Để biết thêm đây là một cuốn sách như thế nào, xin mời các bạn đón nghe buổi phỏng vấn giữa Lệ Phương với cô giáo La Y Văn nhé.

1s
Mar 21
Nhà văn La Y Văn: Mạng sống là quý giá nhất, có mạng sống là có tương lai (phần 1)

                  - Lời bài hát “Mang tiền về cho Mẹ”- “Những tháng ngày làm thông dịch viên tư pháp của tôi” là tác phẩm đoạt giải nhất “Giải thưởng Văn học Đài Bắc” ở hạng mục Niên Kim năm 2023. Tác giả của tác phẩm này không ai khác chính là cô La Y Văn, giáo viên bán thời gian trường Đại học Quốc lập Thanh Hoa. “La Y Văn không thể hiện tài năng văn chương quá mức, nhưng bản thân tác phẩm đã mang giá trị nhân đạo vượt qua vẻ đẹp của ngôn từ, đồng thời cũng khiến cho độc giả hiểu hơn về nhóm người di dân”. Ban giám khảo nhận xét. “Những tháng ngày làm thông dịch viên tư pháp của tôi” kể về những câu chuyện mà cô giáo La Y Văn đã nhìn thấy trong quá trình làm phiên dịch như là lao động bất hợp pháp, nhập cảnh bất hợp pháp, cư trú quá hạn v.v.... “Cuốn sách này viết về những câu chuyện mà những lần mình đi làm thông dịch cho mấy anh chị em lao động bị rắc rối về pháp luật Đài Loan ở Sở Di dân, Đồn cảnh sát, hoặc Tòa án.” Sách của nhà văn La Y Văn không chỉ ghi lại những trường hợp mà cô từng tiếp xúc khi làm phiên dịch, mà còn kể về câu chuyện của gia đình cô trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như những mẫu chuyện nhỏ giữa mẹ cô và người lao động nước ngoài. Và điều đặc biệt là cô còn trích dẫn lời hát của nhạc sĩ Việt Nam Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Đen Vâu v.v.... “Vì mình rất thích nghe nhạc Việt Nam và cũng muốn giới thiệu cho độc giả Đài Loan biết”. Y Văn chia sẻ. Với kinh nghiệm làm thông dịch viên tư pháp đã nhiều năm, cô Văn hy vọng những người đang làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan hãy biết yêu bản thân mình, đừng để cho người nhà phải đau buồn. “Mạng sống là quý giá nhất, có mạng sống là có tương lai”. Để biết thêm đây là một cuốn sách như thế nào, xin mời các bạn đón nghe buổi phỏng vấn giữa Lệ Phương với cô giáo La Y Văn nhé.

1s
Mar 14
Grasstraw Festival sẽ được diễn ra tại Gia Nghĩa từ ngày 15/3-24/3

Lễ hội nghệ thuật Grasstraw Festival do đoàn kịch Chúng ta (阮劇團) tổ chức, sẽ được diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Gia Nghĩa từ ngày 15/3-24/3. Lễ hội này được bắt đầu tổ chức từ năm 2009, cho đến nay đã được 16 năm, và chủ đề của năm nay là “Khi còn trẻ (tuổi thanh xuân)”. Khác với mọi năm, lễ hội năm nay sẽ có hai người giám tuyển, đó là giám đốc nghệ thuật đoàn kịch Chúng ta Uông Triệu Khiêm, người luôn giữ vai trò này trong suốt 15 năm qua, và giám đốc sáng tạo Phòng thu âm Ordinary Hoàng Minh Chương, họ kết hợp với Cục Văn hóa chính quyền huyện Gia Nghĩa, quy hoạch các chương trình biểu diễn tại các khu vực ở Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Gia Nghĩa, ngoài ra còn mời 8 đơn vị hợp tác giám tuyển, cùng lên kế hoạch cho các khu vực triển lãm như “Trưởng thành và mơ hồ”, “Điên rồ và bình thường”, “Ngọt ngào và đau đớn” v.v..., khám phá những mặt sáng và tối của tuổi trẻ từ những góc độ khác nhau. Tổng cộng có gần 200 hoạt động văn hóa sẽ được tổ chức thông qua biểu diễn, hội thảo, đối thoại văn hóa, sắp đặt tương tác v.v. Quan chức Bộ Văn hóa Gia Nghĩa và khách mời cùng với nhóm biểu diễn chụp ảnh lưu niệm tại buổi họp báo Trong khuôn viên Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật sẽ được quy hoạch khu “Ngọt ngào và đau đớn”, “Điên rồ và bình thường” và “Trưởng thành và mơ hồ”. Ngoài ra còn có “Chợ phiên văn hóa người nhập cư ở Gia Nghĩa”, “Cuộc sống và sách” v.v... “Về phần chợ phiên chúng tôi sẽ mời các bạn đến từ các nước mang đến những món ăn của quê nhà, vị giác đầu môi cũng có thể khiến cho họ nhớ lại tuổi thanh xuân của mình, thông qua sự chia sẻ ẩm thực, mọi người có thể làm quen và kể về câu chuyện tuổi trẻ, kết nối tình yêu thương”. Trợ lý giám tuyển Chợ phiên văn hóa người nhập cư ở Gia Nghĩa Hà Phái Tuyền cho biết.​ * Màn biểu diễn tại buổi họp báo của Ban nhạc 裝咖人Tsng-kha-lâng và các thành viên dự bị của đoàn kịch Chúng ta.

1s
Mar 07
Lê Đài Trang: Nền y tế Đài Loan hiện đại và tràn đầy tính nhân văn (p.2)

Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ MBA trường Đại học Quốc gia Đài Loan, cựu biên tập viên VTV4 Lê Đài Trang được mời đảm nhận vai trò Giám đốc Dự án chính sách hướng Nam mới của Trung tâm Y tế Quốc tế thuộc Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc. Trung tâm được thành lập vào năm 2008, cung cấp dịch vụ hỗ trợ y tế cho bệnh nhân quốc tế, hợp tác quốc tế với các bệnh viện đối tác cũng như thực hiện chính sách y tế của Đài Loan đối với Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, một đất nước được chính phủ Đài Loan chỉ định theo kế hoạch “Một quốc gia-Một trung tâm”. Tuy hoàn toàn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, nhưng Đài Trang luôn với tâm thế học hỏi và sẵn sàng đón nhận những cái mới, bởi vì “những điều này sẽ có lợi cho mình cũng như những dự định nghề nghiệp sau này”. Đài Trang thổ lộ. Theo Trang cho biết, cô làm việc tại Trung tâm Y tế Quốc tế cũng gần nửa năm, và hiện tại cô đang phụ trách một dự án được coi là lớn nhất của Trung tâm, đó là tổ chức diễn đàn y tế tại Hà Nội với quy mô khoảng 450 người vào cuối tháng 3. “Một trong những mong mỏi lớn nhất của bọn em đó là không chỉ giới thiệu về các dịch vụ y tế của Đài Loan, mà còn có thể giới thiệu doanh nghiệp Đài Loan trong lĩnh vực y tế đến với Việt Nam”. Để tìm hiểu thêm về chính sách hướng Nam mới trong lĩnh vực y tế của Đài Loan, xin mời các bạn cùng đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Đài Trang nhé. Phần 1:  https://vn.rti.org.tw/radio/programMessagePlayer/programId/451/id/112772 Phần 2:  https://vn.rti.org.tw/radio/programMessagePlayer/programId/451/id/112773

1s
Feb 29
Lê Đài Trang: Nền y tế Đài Loan hiện đại và tràn đầy tính nhân văn (p.1)

“Công việc của em hiện tại là tìm ra những chương trình mà Đài Loan có thể đóng góp và giúp đỡ”. Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ MBA trường Đại học Quốc gia Đài Loan, cựu biên tập viên VTV4 Lê Đài Trang được mời đảm nhận vai trò Giám đốc Dự án chính sách hướng Nam mới của Trung tâm Dịch vụ Y tế Quốc tế thuộc Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc. Trung tâm được thành lập vào năm 2008, cung cấp dịch vụ hỗ trợ y tế cho bệnh nhân quốc tế, hợp tác quốc tế với các bệnh viện đối tác cũng như thực hiện chính sách y tế của Đài Loan đối với Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, một đất nước được chính phủ Đài Loan chỉ định theo kế hoạch “Một quốc gia-Một trung tâm”. Tuy hoàn toàn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, nhưng Đài Trang luôn với tâm thế học hỏi và sẵn sàng đón nhận những cái mới, bởi vì “những điều này sẽ có lợi cho mình cũng như những dự định nghề nghiệp sau này”. Đài Trang thổ lộ. Để tìm hiểu thêm về chính sách hướng Nam mới trong lĩnh vực y tế của Đài Loan, xin mời các bạn cùng đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Đài Trang nhé.

1s
Feb 22
10 hành động hưởng ứng ESG đơn giản và dễ dàng thực hiện

Các bạn thân mến, trong những năm gần đây, chắc hạn các bạn thường nghe thấy cụm từ ESG phải không ạ? ESG là viết tắt của 3 từ tiếng Anh (Environmental, Social, and Governance), có nghĩa là Môi trường, Xã hội và Quản trị, là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tài chính và xã hội. ESG không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, mà là trách nhiệm của tất cả mỗi một chúng ta. Một vài hành động nho nhỏ cũng có thể được đưa vào khái niệm cuộc sống bền vững, yêu quý trái đất và quan tâm xã hội. Chúng ta chỉ cần có một chút thay đổi thì thì có thể cứu được trái đất. Và hôm nay, trong chuyên mục Nhịp sống Đài Loan, Lệ Phương xin giới thiệu với các bạn về 10 hành động hưởng ứng ESG đơn giản và dễ dàng thực hiện đang được cư dân mạng Đài Loan thảo luận nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Xin mời các bạn đón nghe....

1s
Feb 15
Chặng đường ca hát của Leon Vũ (phần cuối)

Vừa qua, ca sĩ Leon Vũ đã nhận lời mời đến Đài Loan biểu diễn trong chương trình mừng xuân dành cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Khi nói về cảm xúc lần đầu tiên trình diễn tại Đài Loan, Leon Vũ không giấu được niềm hạnh phúc, anh bộc bạch, “có thể nói là vượt qua mức dự định mà Leon suy nghĩ, Leon không nghĩ là mình được kiều bào tại xứ Đài yêu thương, trân quý như vậy”. Ca sĩ Leon Vũ sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, theo gia đình sang Mỹ định cư từ năm 14 tuổi, anh vừa đi học vừa đi làm và phụ mẹ chăm sóc các em còn nhỏ, cuộc sống rất vất vả. “Hồi đó Leon đi làm cho nhà hàng Việt Nam, chạy bàn, rửa chén, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng, về nhà là phải sửa soạn đi học luôn, nhiều khi mệt quá ngủ thiếp đi, xe bus chạy qua nhà mình mà cũng không biết luôn”. Leon Vũ cho biết, hồi nhỏ là anh đã rất mê ca hát, nhưng cơ hội không có nhiều. Sau khi qua Mỹ, đợi khi cuộc sống dễ thở hơn, ổn định hơn mới bắt đầu nghĩ đến việc ca hát, anh mua vé xem ca nhạc Việt Nam và làm quen với các bầu show, miễn phí đưa đón ca sĩ để hy vọng có mối quan hệ tốt với giới nghệ sĩ, từ đó mở ra con đường ca hát của mình. Trong những tháng năm làm ca sĩ chuyên nghiệp anh gặp rất nhiều khó khăn và áp lực, do tiếng Việt còn hạn chế nên không tránh khỏi bị coi thường, nhưng anh không chùn bước mà càng cố gắng hơn. “Leon đã bỏ ra 3 năm hơn để học tiếng Việt, trau dồi thêm tiếng Việt mới có thể nói được như vầy”. Khi nói đến cơ duyên đưa anh đến với khán giả Việt Nam, Leon Vũ không cầm được mắt và kể rằng “Khi bạn của Leon là nghệ sĩ hài Anh Vũ đột ngột qua đời ở Mỹ thì lúc đó tên tuổi của Leon mới bùng phát ở Việt Nam. Mọi người nhắc tới Leon là nhắc tới Anh Vũ, họ nói biết Leon qua nghệ sĩ hài Anh Vũ, hoặc biết Leon vì Leon đưa xác của bạn về...”. Hiện tại anh đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả Việt tại Mỹ và cả Việt Nam. Để biết thêm câu chuyện của ca sĩ Leon Vũ, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé. *  

1s
Feb 08
Chặng đường ca hát của Leon Vũ (p.2)

Vừa qua, ca sĩ Leon Vũ đã nhận lời mời đến Đài Loan biểu diễn trong chương trình mừng xuân dành cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Khi nói về cảm xúc lần đầu tiên trình diễn tại Đài Loan, Leon Vũ không giấu được niềm hạnh phúc, anh bộc bạch, “có thể nói là vượt qua mức dự định mà Leon suy nghĩ, Leon không nghĩ là mình được kiều bào tại xứ Đài yêu thương, trân quý như vậy”. Ca sĩ Leon Vũ sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, theo gia đình sang Mỹ định cư từ năm 14 tuổi, anh vừa đi học vừa đi làm và phụ mẹ chăm sóc các em còn nhỏ, cuộc sống rất vất vả. “Hồi đó Leon đi làm cho nhà hàng Việt Nam, chạy bàn, rửa chén, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng, về nhà là phải sửa soạn đi học luôn, nhiều khi mệt quá ngủ thiếp đi, xe bus chạy qua nhà mình mà cũng không biết luôn”. Leon Vũ cho biết, hồi nhỏ là anh đã rất mê ca hát, nhưng cơ hội không có nhiều. Sau khi qua Mỹ, đợi khi cuộc sống dễ thở hơn, ổn định hơn mới bắt đầu nghĩ đến việc ca hát, anh mua vé xem ca nhạc Việt Nam và làm quen với các bầu show, miễn phí đưa đón ca sĩ để hy vọng có mối quan hệ tốt với giới nghệ sĩ, từ đó mở ra con đường ca hát của mình. Trong những tháng năm làm ca sĩ chuyên nghiệp anh gặp rất nhiều khó khăn và áp lực, do tiếng Việt còn hạn chế nên không tránh khỏi bị coi thường, nhưng anh không chùn bước mà càng cố gắng hơn. “Leon đã bỏ ra 3 năm hơn để học tiếng Việt, trau dồi thêm tiếng Việt mới có thể nói được như vầy”. Khi nói đến cơ duyên đưa anh đến với khán giả Việt Nam, Leon Vũ không cầm được mắt và kể rằng “Khi bạn của Leon là nghệ sĩ hài Anh Vũ đột ngột qua đời ở Mỹ thì lúc đó tên tuổi của Leon mới bùng phát ở Việt Nam. Mọi người nhắc tới Leon là nhắc tới Anh Vũ, họ nói biết Leon qua nghệ sĩ hài Anh Vũ, hoặc biết Leon vì Leon đưa xác của bạn về...”. Hiện tại anh đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả Việt tại Mỹ và cả Việt Nam. Để biết thêm câu chuyện của ca sĩ Leon Vũ, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé. *  

1s
Feb 01
Chặng đường ca hát của Leon Vũ (p.1)

Vừa qua, ca sĩ Leon Vũ đã nhận lời mời đến Đài Loan biểu diễn trong chương trình mừng xuân dành cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Khi nói về cảm xúc lần đầu tiên trình diễn tại Đài Loan, Leon Vũ không giấu được niềm hạnh phúc, anh bộc bạch, “có thể nói là vượt qua mức dự định mà Leon suy nghĩ, Leon không nghĩ là mình được kiều bào tại xứ Đài yêu thương, trân quý như vậy”. Ca sĩ Leon Vũ sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, theo gia đình sang Mỹ định cư từ năm 14 tuổi, anh vừa đi học vừa đi làm và phụ mẹ chăm sóc các em còn nhỏ, cuộc sống rất vất vả. “Hồi đó Leon đi làm cho nhà hàng Việt Nam, chạy bàn, rửa chén, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng, về nhà là phải sửa soạn đi học luôn, nhiều khi mệt quá ngủ thiếp đi, xe bus chạy qua nhà mình mà cũng không biết luôn”. Leon Vũ cho biết, hồi nhỏ là anh đã rất mê ca hát, nhưng cơ hội không có nhiều. Sau khi qua Mỹ, đợi khi cuộc sống dễ thở hơn, ổn định hơn mới bắt đầu nghĩ đến việc ca hát, anh mua vé xem ca nhạc Việt Nam và làm quen với các bầu show, miễn phí đưa đón ca sĩ để hy vọng có mối quan hệ tốt với giới nghệ sĩ, từ đó mở ra con đường ca hát của mình. Trong những tháng năm làm ca sĩ chuyên nghiệp anh gặp rất nhiều khó khăn và áp lực, do tiếng Việt còn hạn chế nên không tránh khỏi bị coi thường, nhưng anh không chùn bước mà càng cố gắng hơn. “Leon đã bỏ ra 3 năm hơn để học tiếng Việt, trau dồi thêm tiếng Việt mới có thể nói được như vầy”. Khi nói đến cơ duyên đưa anh đến với khán giả Việt Nam, Leon Vũ không cầm được mắt và kể rằng “Khi bạn của Leon là nghệ sĩ hài Anh Vũ đột ngột qua đời ở Mỹ thì lúc đó tên tuổi của Leon mới bùng phát ở Việt Nam. Mọi người nhắc tới Leon là nhắc tới Anh Vũ, họ nói biết Leon qua nghệ sĩ hài Anh Vũ, hoặc biết Leon vì Leon đưa xác của bạn về...”. Hiện tại anh đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả Việt tại Mỹ và cả Việt Nam. Để biết thêm câu chuyện của ca sĩ Leon Vũ, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé.

1s
Jan 25
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Đài Loan Chu Vĩnh Huy trả lời phỏng vấn về các biện pháp ưu đãi du lịch

Vừa qua Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Đài Loan Chu Vĩnh Huy đã dẫn phái đoàn đến thành phố Thanh Hóa, Việt Nam, để tham gia Hội nghị hợp tác du lịch Đài Loan-Việt Nam lần thứ 10. Hội nghị được kết thúc tốt đẹp và hai bên cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ phát triển du lịch Việt Nam-Đài Loan. "Chúng tôi có trao đổi ý kiến với Cục Du lịch VN, họ hy vọng có thể hiểu hơn về hoạt động về đêm của Đài Loan cho nên trong hội nghị vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu về các hoạt động về đêm, như lễ hội pháo hoa ở Hồ Nhật Nguyệt, lễ hội âm âm nhạc trên bãi biển, ngắm nhìn mặt trăng mọc dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, tôi nghĩ mọi người sẽ rất thích cảnh quan thiên nhiên này”. Ông Chu Vĩnh Huy chia sẻ. Ngoài du lịch đêm, Tổng cục du lịch Đài Loan còn đặc biệt nhắc đến du lịch y tế. Công nghệ y học thẩm mỹ của Đài Loan thực sự rất tốt cho nên các bạn cũng có thể thực hiện chuyến du lịch kết hợp khám sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, đây cũng là một thế mạnh của Đài Loan. “Thực ra khi đi du lịch, chúng ta đều muốn có thể thưởng thức những món ăn ngon, nhưng chúng ta luôn dễ dàng bỏ qua những gì tốt cho sức khỏe của chúng ta, do đó du lịch kết hợp với kiểm tra sức khỏe để có được những kiến nghị tốt cho sức khỏe là một sự lựa chọn rất quan trọng khi đi du lịch Đài Loan”. Ông Huy nói. Được biết, Cục trưởng Cục du lịch Việt Nam ông Nguyễn Trùng Khánh cũng đã kiến nghị Đài Loan mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ngắn hạn và dài hạn dành cho Việt Nam. Đây chính là sự khẳng định về thành quả thúc đẩy du lịch của chính phủ Đài Loan. Theo ông Huy, sự giao lưu, đào tạo giữa Đài Loan và Việt Nam là để tăng cường mối quan hệ hai bên, và cũng là một trong những chính sách quan trọng để thúc đẩy du lịch giữa hai bên. Ông Huy rất cám ơn về sự đề nghị của ông Nguyễn Trùng Khánh và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu này, ông cũng đã lập tức đưa ra “Chương trình đào tạo tài năng du lịch cho giới trẻ Đài Loan-Việt Nam”. Ông cho biết: Chúng tôi muốn ươm mầm tài năng du lịch nên đã đặc biệt cung cấp cơ hội cho 5 bạn trẻ, bất kể là đang làm việc ở cơ quan chính phủ hay ngành công nghiệp, đến Đài Loan học hỏi một tuần, bằng cách này, chúng tôi có thể ươm mầm một số nhân tài du lịch. Biện pháp ưu đãi đối với du khách Việt Nam khi đi du lịch Đài Loan Và các bạn thân mến, khi nói đến du lịch thì chúng ta không thể không nhắc đến một nhân vật vô cùng quan trọng, đó là hướng dẫn viên du lịch. Trong nhiều năm qua, chính phủ Đài Loan cũng thường xuyên tổ chức cuộc thi hướng dẫn viên du lịch ngôn ngữ Đông Nam Á, và năm nay, năm 2024, Tổng cục du lịch đã đưa ra hình thức thi cử mới, có thể thực hiện song song với hình thức cũ, đó là “hệ thống chung” và “hệ thống chuyên dụng”. Thế nào là hệ thống chung và thế nào là hệ thống chuyên dụng, ông Chu Vĩnh Huy giải thích: Hướng dẫn viên du lịch là cần phải có chứng chỉ, vì vậy chúng tôi có hai loại, một loại là hướng dẫn viên du lịch của công ty du lịch, một loại là hướng dẫn viên du lịch trên toàn quốc. Phương pháp đơn giản hơn là bạn có thể đến công ty du lịch và thi chứng chỉ HDV du lịch của công ty đó, và chỉ cần thi một môn thôi, còn nếu bạn thi làm HDV du lịch toàn quốc thì bạn có thể chọn làm HDV du lịch cho hơn 4000 công ty du lịch trên toàn Đài Loan. Vé tàu cao tốc mua 1 tặng 1 Để tìm hiểu nhiều nội dung hơn, xin mời các bạn đón nghe buổi phỏng vấn giữa Lệ Phương với ông Chu Vĩnh Huy, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Đài Loan.

1s
Jan 18
Hành trình của nghiên cứu sinh tiến sĩ Phạm Thanh Thúy Vy (phần cuối)

Phạm Thanh Thúy Vy hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Viện Khoa học dịch vụ trường Đại học Quốc lập Thanh Hoa, Tân Trúc. Trước khi đến Đài Loan du học, cô là giảng viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM, chuyên giảng dạy về các môn học thuộc ngành Marketing. “Khi nói đến giảng viên mọi người sẽ nghĩ đến đó là công việc giảng dạy. Nhưng thực ra giảng viên tức là người học suốt đời. Để theo kịp thế giới và sự phát triển của giáo dục thì thực sự năng lực của thạc sĩ thực là không đủ, và đến bây giờ em mới có thể sắp xếp thời gian theo đuổi chương trình tiến sĩ, sau tiến sĩ và tiếp tục sự nghiệp học của mình”. Thúy Vy trải lòng. “Em chọn giáo sư chứ không phải chọn ngành”. Vy chia sẻ về việc tại sao cô đến Đài Loan học chương trình tiến sĩ ngành Khoa học dịch vụ. “Khi em học một khóa học online của trường Đại học Thanh Hoa thì em phát hiện đây chính là chìa khóa mà mình đang tìm kiếm, thế là em bắt đầu google tìm hiểu giáo sư và tìm hiểu về ngành này”. Thúy Vy sang Đài Loan du học được hơn hai năm rồi, hiện tại cô đang nghiên cứu về Sự kiên cường và Khả năng phục hồi của người di cư, nhập cư. Để nghiên cứu về đề tài này, cô phải đi khắp nơi để quan sát, tiếp xúc và tìm hiểu cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Những chuyến đi điền dã khiến cô hiểu hơn về người Việt tại đây, tuy nhiên những chuyến đi này cũng đã khiến cô bị thất thoát năng lượng. Vậy làm thế nào để nạp năng lượng, tiếp tục chặng đường nghiên cứu của mình, và những chuyến đi đã mang lại điều gì cho cô? Mọi đáp án sẽ được giải mã ngay trong buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nghiên cứu sinh Phạm Thanh Thúy Vy, xin mời các bạn đón nghe.

1s
Jan 11
Hành trình của nghiên cứu sinh tiến sĩ Phạm Thanh Thúy Vy (p.2)

Phạm Thanh Thúy Vy hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Viện Khoa học dịch vụ trường Đại học Quốc lập Thanh Hoa, Tân Trúc. Trước khi đến Đài Loan du học, cô là giảng viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM, chuyên giảng dạy về các môn học thuộc ngành Marketing. “Khi nói đến giảng viên mọi người sẽ nghĩ đến đó là công việc giảng dạy. Nhưng thực ra giảng viên tức là người học suốt đời. Để theo kịp thế giới và sự phát triển của giáo dục thì thực sự năng lực của thạc sĩ thực là không đủ, và đến bây giờ em mới có thể sắp xếp thời gian theo đuổi chương trình tiến sĩ, sau tiến sĩ và tiếp tục sự nghiệp học của mình”. Thúy Vy trải lòng. “Em chọn giáo sư chứ không phải chọn ngành”. Vy chia sẻ về việc tại sao cô đến Đài Loan học chương trình tiến sĩ ngành Khoa học dịch vụ. “Khi em học một khóa học online của trường Đại học Thanh Hoa thì em phát hiện đây chính là chìa khóa mà mình đang tìm kiếm, thế là em bắt đầu google tìm hiểu giáo sư và tìm hiểu về ngành này”. Thúy Vy sang Đài Loan du học được hơn hai năm rồi, hiện tại cô đang nghiên cứu về Sự kiên cường và Khả năng phục hồi của người di cư, nhập cư. Để nghiên cứu về đề tài này, cô phải đi khắp nơi để quan sát, tiếp xúc và tìm hiểu cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Những chuyến đi điền dã khiến cô hiểu hơn về người Việt tại đây, tuy nhiên những chuyến đi này cũng đã khiến cô bị thất thoát năng lượng. Vậy làm thế nào để nạp năng lượng, tiếp tục chặng đường nghiên cứu của mình, và những chuyến đi đã mang lại điều gì cho cô? Mọi đáp án sẽ được giải mã ngay trong buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nghiên cứu sinh Phạm Thanh Thúy Vy, xin mời các bạn đón nghe.

1s
Jan 04