142_Truyện Kiều | Thúc Sinh gặp lại Thúy Kiều_Hồi XVI (Câu 1787-1914) | Nguyễn Du.
JAN 25, 2024
Description Community
About

Hồi 16, mô tả tình cảnh Thúc Sinh gặp lại Thúy Kiều với hoàn cảnh trớ trêu là tại nhà chàng (Dinh phủ nhà Hoạn Thư), lúc này Kiều trong thân phận là Hoa Nộ phục vụ nhà Hoàn Thư. Thúc Sinh bàng hoàng vì tưởng Kiều đã mất và xót xa bẽ bàng trước tình cảnh đối diện Kiều mà chẳng thể nhận nàng, bảo vệ nàng...


Truyện Kiều sử dụng khá nhiều từ cổ và điển tích. Bạn chịu khó xem chú thích để hiểu thêm về từng câu thơ và ý nghĩa của cả đoạn nha.
Chú Thích:


1. Cố quốc: Nguyên nghĩa là nước cũ, sau cũng dùng như chữ cố hương (quê cũ).
2. Uyên bay: Uyên do chữ uyên ương, giống chim ở với nhau từng đôi, nên người ta thường dùng để chỉ vợ chồng. Uyên bay: ý nói Thuý Kiều không còn nữa (con chim uyên đã bay mất).
3. Trăng mới: Trăng đầu tháng. Câu nói đại ý nói Thúc Sinh trông thấy mặt trăng lưỡi liềm đầu tháng giống như lông mày người gái đẹp mà tưởng nhớ đến Kiều.
4. Phấn thừa, hương cũ, bội phần xót xa: Câu này đại ý nói Thuý Kiều không còn nữa. Thúc Sinh trông thấy phấn hương của nàng còn sót lại mà thương tâm.
5. Cố nhân: Người quen biết cũ. Ở đây chỉ Thuý Kiều
6. Gia hương: Nhà và làng, tức quê nhà. Ở đây chỉ quê hương của Thúc Sinh ở huyện Vô Tích.
7. Nhà hương: Do chữ hương khuê
8. Động dong: Biến đổi sắc mặt, ý nói động lòng.
9. Hiếu phục: Tang trở cha mẹ. Ở đây chỉ Thúc Sinh vừa hết tang mẹ.
10. Trắc dĩ: Kinh thi có câu “Trắc bỉ Dĩ hề, chiêm vọng mâu hề” (Lên núi Dĩ trông ngóng mẹ). Người sau bèn dùng hai chữ trắc dĩ để nói thương nhớ mẹ.
11. Giải phiền: Làm cho khuây khoả sự phiền não.
12. Tạc: Chén rượu do khách rót cho người chủ để đáp lại.
13. Thù: Chén rượu do chủ nhà rót mời khách, ở đây nói vợ chồng Thúc Sinh uống rượu và mời mọc nhau.
14. Trì hồ: Bưng bầu rượu, ý nói bắt Kiều đứng hầu một bên để rót rượu cho hai vợ chồng Thúc Sinh uống.
15. Bồ hòn: Bồ hòn để ám chỉ người có việc buồn khổ mà không nói ra được. Ở đây ý nói chén rượu Kiều đưa mời chàng thấy đắng như bồ hòn, nhưng vì sợ Kiều bị liên luỵ phải uống hết ngay.
16. Giọt rồng: Có nghĩa là thời giờ, thời khắc.
17. Loan phòng: Phòng nằm của đôi vợ chồng.
18. Rẽ thuý chia uyên: Thuý: chim chả; uyên: chim uyên ương. Ở đây chỉ việc Hoạn Thư dùng mưu chia rẽ đôi lứa Thúc Sinh và Thuý Kiều.
19. Đài dinh: Đài các, dinh thự, chỉ chỗ ở của bọn quyền quý. Ở đây mượn để chỉ nhà ở của Thúc Sinh và Hoạn Thư.
20. Thân cung: Cung khai, khai trình
21. Cửa Không: Do chữ Không môn. Vì đạo Phật cho mọi vật trên thế gian đều là “không” nên người ta gọi đạo Phật là “Không môn”.
22. Cửa Không: Do chữ Không môn. Vì đạo Phật cho mọi vật trên thế gian đều là “không” nên người ta gọi đạo Phật là “Không môn”.
Nguyễn Du không chia Truyện Kiều theo chương hồi, các nhà nghiên cứu văn học căn cứ vào nội dung Truyện Kiều cũng như diễn biến của Kim Vân Kiều Truyện - vốn là một tiểu thuyết chương hồi, để chia Truyện Kiều làm 22 chương để bạn đọc tiện theo dõi.
-----
Poem Nguyen | Tiểu Thơ,
Instagram: @poemypodcast
Email: poemsnguyen@gmail.com

Comments