Có nên độ body kit hay không nên quyết định sau khi biết 4 lý do này.
JUN 04, 2021
Description Community
About

Bài gốc: https://cuongxecu8899.com/co-nen-do-body-kit/

Body kit là gì?

Body kit là các chi tiết ra đời để trang trí và bảo vệ thêm cho thân vỏ xe. Ví như

  • Cản trước và cản sau
  • Váy bên
  • Cản gió
  • Mũ xe……

Các chi tiết của bộ body kit thường được làm nhựa PU hoặc PP. Nên có độ cứng cáp cao chả khác gì thân vỏ nguyên bản.

Khi độ body kit bên ngoài thân vỏ xe. Nó còn đóng vai trò như cản độ.  Làm cho xế cưng của bác chất lừ, khác biệt 100% so với xe khác.

Thủ tưởng tượng xem. 2 chiếc xe Mazda 3 cùng chạy trên đường.

Nhưng tất cả mọi ánh mắt đều đổ dồn về chiếc xe của bác. Vì sao ư?

Chỉ có thể là do bộ body kit bác đã lắp thêm. Hoặc đôi khi chỉ cần cái đuôi xe độ thêm vào. Là đủ thu hút mọi ánh nhìn rồi.

4 vấn đề quyết định có nên độ body kit?

Để trả lời được câu hỏi này bác cần nắm rõ ưu nhược điểm của độ body kit

1. Độ body kit bác được lợi gì?

Chất và đẳng cấp.

Tất nhiên rồi. Bộ body kit mang hơi hướng thể thao hoặc hơi hướng của những xế sang. Thể hiện cái chất của chủ xe.

Thêm nữa, các chi tiết của bộ body kit được nối liền với phần lướt gió. Nên bác sẽ có cảm giác xe thấp hơn, đầm hơn. Và bám đường tốt hơn ở tốc độ cao. Mà không làm ảnh hưởng tới kết cấu của xe.

2. Mất gì khi độ body kit?

Mất tiền và mất thời gian.

Bác sẽ phải mất khoảng 1 tháng và từ 35 triệu trở lên để có 1 bộ body kit. Bởi vì nó thay đổi hoàn toàn diện mạo của chiếc xe. Và mất tiền phạt nếu độ quá đà.

1 cái hại nữa khi độ body kit là khó bán lại. Bởi độ là theo cá tính của bác, nên người mua phải có chung đam mê bác mới bán được. Hơn nữa khi bán cũng phải đẩy giá lên cao thì bác mới thu lại được phần nào vốn đã độ body kit.

3. Độ body kit có bị phạt không?

Theo Nghị định 46/2016/NĐ – CP của Chính phủ có quy định về việc thay đổi kết cấu xe. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 55 – Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo điểm a,b Khoản 2, Điều 30 nếu chủ xe tự ý thay đổi kết cấu xe sẽ bị phạt tiền từ 300k – 400k đồng đối với cá nhân. Từ 600k – 800k đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn.
  • Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong giấy đăng ký xe.

Nên khi độ body kit bác nên chọn phụ kiện không thay đổi thông số kích thước và khả năng vận hành của xe.

Theo luật giao thông tại Việt Nam, nếu bác không

  • Làm lại hơi để tăng công suất động cơ
  • Thay đèn
  • Thay lốp
  • Vành xe
  • Độ cản trước, cản sau…..

Nói chung không thay đổi các chi tiết ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, vận hành và thông số xe. Thì pháp luật không cấm.

Vậy nên bác đừng máu quá mà độ nhiều. Thu hút “ánh nhìn” của cả CSGT trên đường lại ăn phạt như chơi. Bác cập nhật mức phạt chính xác bằng cách cài ứng dụng tra cứu vi phạm giao thông vào điện thoại nhé.

4. Độ body kit đi đăng kiểm được không?

Cũng giống như việc có bị ăn phạt hay không.

Nếu bác ham hố độ quá nhiều như ốp trước, ốp sau, 2 bên hông…. thì sẽ làm thông số kích thước xe bị sai lệch và không được đăng kiểm.

Đây cũng là 1 trong 8 nguyên nhân khiến ô tô bị từ chối đăng kiểm (ấn để xem).

Tóm lại

Độ body kit giúp thỏa mãn đam mê chơi xe. Nhưng cái gì quá cũng không tốt. Để tráng rắc rối trong việc lưu thông và đăng kí đăng

Comments