#32: Đi tìm lý do học phát âm của các bà mẹ bỉm sữa
Các bạn đang lắng nghe Tập 32của series podcast Học Giỏi Phát Âm Giọng Mỹ Trong 60 Ngày.
Trong năm vừa qua, khá nhiều mẹ bĩm sữa đã trở thành học viên của PAH. Mình cũng ngạc nhiên lắm vì như các bạn đã biết, mẹ bĩm sữa thường rất bận bịu với chuyện chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Nhưng lạ kì thay, các mẹ bĩm sữa lại là những người siêng năng nhất, quyết tâm học tập và làm bài cao nhất. Bạn cũng có thể đoán chừng, động lực lớn nhất của một người mẹ thì chỉ có thể là con của mình thôi. Trong podcast lần này, chúng ta cùng tìm hiểu lý do tại sao mẹ bĩm phải chuẩn bị phát âm tiếng Anh thật tốt dù thời gian hạn hẹp nhé.
Thứ nhất, theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, 2 năm đầu đời là lúc cửa sổ ngôn ngữ mở toang, não bộ của trẻ như miếng bọt biển, bất cứ ngôn ngữ nào cũng sẽ được hút thấm vào trong miếng bọt biển đó, bé không có khả năng từ chối bất kì ngôn ngữ nào ba mẹ muốn đưa vào não nhé. Trong 4 năm tiếp theo, cửa sổ ngôn ngữ cũng sẽ mở nhưng bé sẽ học có chọn lọc hơn. Sau 10 tuổi thì cửa sổ này đã đóng chặt, nghĩa là bé học ngôn ngữ mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc mẹ bĩm sữa phát âm tốt tiếng Anh sẽ rất giúp ích cho con khi giao tiếp hằng ngày, từ đó tạo tiền đề để dạy con hoặc làm bạn với con bằng tiếng Anh.
Thứ hai, Thường thì trẻ nhỏ bây giờ rất được đầu tư, các con được cho đi học trung tâm từ bé, thậm chí là có cả thầy cô giáo người nước ngoài. Tuy vậy, người mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng bởi nhiều bé đi học trung tâm chỉ 2-3 tiếng/buổi, tuần từ 2-3 buổi nếu hằng ngày về nhà không cùng mẹ ôn bài, các em sẽ quên đi rất nhiều. Theo nghiên cứu, một ngày bé sẽ cần được tiếp xúc một ngôn ngữ nào đó trên 8 tiếng để ngôn ngữ đó trở nên nhuần nhuyễn. Do đó, với thời lượng chỉ 6 tiếng 1 tuần thì chưa đủ cho con. Mẹ bĩm ở nhà có thể nói chuyện tiếng Anh với con nhiều hơn hoặc cho bé nghe audio tiếng Anh để tổng thời gian tiếp xúc tiếng Anh một ngày trung bình ít nhất được 8 tiếng.
Thứ 3, nhiều mẹ cũng chia sẻ không muốn bị tụt hậu trong chính ngôn nhà của mình. Trong giai đoạn tầm từ 2-5 tuổi các con phải tiếp nhận 2 loại ngôn ngữ, tuy nhiên Tiếng Việt vẫn chiếm ưu thế tiếng Anh. Nên là nếu các mẹ không chăm giao tiếp với các con thường xuyên, kiểu như lâu lâu mới nhớ ra hỏi tới các con sẽ không thích mẹ dùng tiếng Anh với mình, sẽ đòi các mẹ nói TV-:”Mẹ ơi mẹ nói TV đi”. Diễm nghĩ là do tâm lý của của các con thích mẹ dùng thứ ngôn ngữ quen thuộc và dễ dàng hơn, chính vì vậy mà để các bạn nhỏ chấp nhận chuyện cùng mẹ nói tiếng Anh thì các mẹ phải thường xuyên và hằng ngày giao tiếp với con. Có nhiều trường hợp, trẻ nói thẳng với ba mẹ “Ba mẹ nói tiếng Anh dở quá, thôi ba mẹ nói tiếng Việt cho dễ hiểu”. Nhiều bậc phụ huynh cũng mong muốn mình không bị tụt hậu ngay trong chính ngôi nhà của mình cũng như là tự tin hơn với con cái, nên việc đầu tư học phát âm để tự tin hơn trong giao tiếp với con là việc rất cần thiết.
Có thể thấy để có thể vừa là mẹ hiền, vừa là cô giáo thì các mẹ phải là người chuẩn chỉnh Tiếng Anh, nhất là phát âm, vì đây gần như là bước tiếp xúc đầu tiên của con với tiếng Anh.
Tóm lại, podcast này có 3 ý chính như sau:
1. Cửa sổ ngôn ngữ của con mở toang khi còn 2 tuổi, khép dần khi con 6 tuổi và đóng chặt khi con 10 tuổi. Do đó mẹ bĩm hãy tranh thủ thời gian vàng này để nói chuyện tiếng Anh, giúp con học tiếng Anh tự tin hiệu quả nhất.
2. Tổng thời gian học tiếng Anh 1 ngày của con phải được ít nhất 8 tiếng. Trên trường thời gian này rất ít, mà chính yếu ở nhà sẽ đóng vai trò quan trọng.
3. Mẹ bĩm không muốn bị tụt hậu trong chính ngôn nhà của mình