“Giải mã” Phạm Xuân Ẩn

Bui Cong Duyen

About

Những câu chuyện về Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn

Available on

Community

17 episodes

Kỳ cuối: Di sản

Phạm Xuân Ẩn là sản phẩm của chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm. Không có những người lãnh đạo kháng chiến tầm vóc, không có những bà Ba anh hùng và những người dân anh hùng thì không thể có sự vĩ đại của Phạm Xuân Ẩn. Và ông trở thành một trong những di sản vô giá của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

6m
Aug 13, 2021
Kỳ 16: Giữa những cuộc săn đón của tình báo quốc tế

Vào đầu năm 1969, lúc này Phạm Xuân Ẩn đã chuyển hẳn sang làm cho báo TIME, một loạt các tổ chức tình báo quốc tế "săn đuổi", lôi kéo ông làm cho họ.

6m
Aug 13, 2021
Kỳ 15: "Việt Nam hóa chiến tranh"

Ông Ẩn được bạn bè đồng nghiệp giới thiệu với các nhóm nghiên cứu đó, bản thân ông cũng có một số người bạn Mỹ là thành viên các nhóm này, nên ông có dịp tham gia trao đổi nhiều vấn đề. Qua đây ông nắm được những nội dung của kế hoạch xuống thang chiến tranh mà sau này gọi là kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh".

6m
Aug 13, 2021
Kỳ 14: Giữa thời điểm lịch sử

Ngày 17.7.1966, trong lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sắt đá: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do!".

6m
Aug 13, 2021
Kỳ 13: Phạm Xuân Ẩn dưới mắt một cựu phó Thủ tướng chính quyền Sài Gòn cũ

"Ẩn là một nhân tài. Ảnh chọn chính nghĩa đi theo và lúc nào cũng trọng nhân cách. Ảnh không bao giờ làm hại ai và luôn làm người ta cảm thấy yên lòng", tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo nhận xét...

6m
Aug 13, 2021
Kỳ 12: Trở thành nhà báo Mỹ

Nếu ông làm báo Mỹ thì điều kiện tiếp cận với các tướng lĩnh Mỹ cũng như với giới cầm quyền Sài Gòn sẽ tốt hơn, không chỉ đối với tin tức mà cả với việc mở rộng quan hệ. Vì vậy, ông chuyển sang làm phóng viên cho nhật báo The NewYork Herald Tribune, cùng với một đồng nghiệp người Mỹ - nữ ký giả Bervely Deepe.

6m
Aug 13, 2021
Kỳ 11: Tin tức tối quan trọng

Tin tức tối quan trọng mà ông Ẩn báo về trên là: Mỹ sẽ đem quân sang Việt Nam...

6m
Aug 13, 2021
Kỳ 10: Bản lĩnh trước biến cố

"Thời gian này công việc của tôi rất căng thẳng. Một mặt phải ứng phó khôn khéo trước các biến cố phức tạp. Mặt khác cấp trên cần tin tức gấp rút, các chuyến liên lạc dày lên. Mặt khác nữa là đòi hỏi của Reuters rất cao, tin tức phải đánh đi liên tục", ông Ẩn nói.

6m
Aug 12, 2021
Kỳ 9: Tình huống nguy hiểm

Giữa lúc Phạm Xuân Ẩn thực hiện các điệp vụ cấp tập thì xảy ra một sự cố. Tài liệu đầu tiên của Mỹ mà ông gửi về - tài liệu Mc Garr "Kỹ thuật và chiến thuật chống nổi dậy" - do sự thiếu cẩn trọng của cấp trên, nên cơ quan tuyên huấn miền đã trích in ra... phổ biến cho các tỉnh. Hậu quả là địch nhặt được tài liệu này trong một cuộc hành quân càn quét ở khu 9.

7m
Aug 12, 2021
Kỳ 8: Những điệp vụ cấp tập

Những điệp vụ cấp tập Quả nhiên Vũ Quốc Thúc đã giao bản kế hoạch theo yêu cầu của bác sĩ Tuyến để "nghiên cứu và trình cố vấn Ngô Đình Nhu". Nhận được bản kế hoạch, bác sĩ Tuyến liền đưa cho Phạm Xuân Ẩn. Ngay lập tức, nguyên bản kế hoạch Staley-Taylor đã được chuyển về Tổng hành dinh của kháng chiến, trước khi nó được triển khai thực hiện.

5m
Aug 12, 2021
Kỳ 7: Điệp vụ đầu tiên

Ngay sau khi nối được liên lạc, Phạm Xuân Ẩn đã gửi về một tài liệu quân sự quan trọng.

7m
Aug 12, 2021
Kỳ 6: Sự trùng hợp thú vị

Có một sự trùng hợp thú vị: Giữa lúc ông tìm cách liên lạc với tổ chức thì tổ chức cũng đang tìm cách liên lạc với ông. Phạm Xuân Ẩn vô cùng phấn chấn. Đó là những ngày vui mà ông không bao giờ quên được. Từ đây, ông bắt đầu thực hiện các điệp vụ ngoạn mục, dày đặc và cấp tập...

7m
Aug 12, 2021
Kỳ 5: Bác sĩ Trần Kim Tuyến

Trần Kim Tuyến sinh năm 1925 ở Nga Sơn, Thanh Hóa trong một gia đình Công giáo. Thời nhỏ ông học trường dòng ở Thanh Hóa, năm 1943 ra Hà Nội có một thời gian học ở Đại Chủng viện, sau khi đỗ tú tài về lại Thanh Hóa dạy học cũng tại một trường dòng. Năm 1949 lại ra Hà Nội học Luật và Y khoa. Tốt nghiệp khoa Luật nhưng về Y khoa ông chưa học xong thì bị động viên vào quân đội (thuộc Pháp), vào học trường Quân Y và ra trường với cấp bậc trung úy (trình độ chuyên môn tương đương y sĩ). Gọi là "bác sĩ" nhưng thực ra ông chưa có bằng bác sĩ và chưa bao giờ hành nghề y cả.

7m
Aug 12, 2021
Kỳ 4: Đường vào cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống

Trần Kim Tuyến chấp nhận ngay đề nghị của ông, bố trí ông làm việc ở cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống, ăn lương chỉ số 420, tức lương cấp cử nhân, và biệt phái sang Việt tấn xã.

6m
Aug 12, 2021
Kỳ 3: Lời dặn của cấp trên

Phạm Xuân Ẩn chưa bao giờ căm thù nước Mỹ. Cấp trên của Phạm Xuân Ẩn cũng chưa bao giờ căm thù nước Mỹ. Cụ Hồ bảo "chống Mỹ, cứu nước", nghĩa là chỉ chống những người Mỹ đến xâm lăng thôi, hết xâm lăng rồi thì thành bạn bè. Trước khi đi Mỹ, cấp trên ông Ẩn dặn: "Phải học cho giỏi về nghiệp vụ, đồng thời tìm hiểu kỹ về nước Mỹ, về nền văn hóa Mỹ, về phong tục tập quán, về cách làm việc, về tâm lý, cá tính của người Mỹ. Phải tư duy và làm việc như người Mỹ". Lời dặn đó ngoài việc mục tiêu tạo thế đứng vững chắc để hoạt động tình báo "chống Mỹ, cứu nước", còn hàm chứa ý nghĩa hòa bình thân thiện với nước Mỹ.

7m
Aug 12, 2021
Kỳ 2: Thân với Lansdale được lợi gì?

Trở thành thân thiết với Lansdale có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong bước ngoặt hoạt động tình báo của Phạm Xuân Ẩn.

7m
Aug 12, 2021
Kỳ 1: Sự lợi hại của tiếng Anh

Cố vấn Mỹ George Melvin đập bàn nói: "Tao tiếc rằng mày chỉ có cấp bậc thượng sĩ, chứ mày mà là sĩ quan thì tao đã đề nghị với Trần Trung Dung cho mày làm Trưởng phòng quân huấn ngay!".

6m
Aug 12, 2021