5 phút học làm cha mẹ

Kim Chi

About

Kênh chia sẻ những kinh nghiệm thực hành, hỗ trợ nuôi dạy con trẻ. Chỉ với 05 phút, bạn học thêm một kiến thức và thực hành thêm một kỹ năng làm cha mẹ.

Trình bày bởi nhà thực hành Tâm lý học tích cực Phạm Trần Kim Chi.


Trang web của tôi: https://5phuthoclamchame.wordpress.com.


Khoá học tôi đang đào tạo: https://5phuthoclamchame.wordpress.com/khoa-hoc/.

Available on

Community

41 episodes

#41 Mình không thương mình, thì ai sẽ làm việc đó

Chúng ta thường đứng giữa sự phân vân khó nhằn: đó là yêu thương bản thân hay đó chỉ là sự học đòi Tây phương, sống ích kỷ chỉ biết cho riêng mình? Có một cách này để bạn có được sự lựa chọn nè, không khó lắm đâu.  CÙNG LẮNG NGHE TẬP PODCAST nhé!!! 

6m
Mar 08, 2024
#40 Cuộc sống ba mẹ chưa hạnh phúc, thì có nuôi con hạnh phúc được không?

Một điều chắc chắn rằng sinh ra trong một gia đình có ba mẹ hạnh phúc là một may mắn. NHƯNG NẾU CUỘC SỐNG BA MẸ KHÔNG HẠNH PHÚC, THÌ ĐÓ LÀ MỘT CƠ HỘI ĐỂ ba mẹ và con cái học được những bài học khác, trưởng thành theo một cách khác. Mà đôi khi, nếu đã vượt qua, cái "cách khác" này lại tạo nên một nội lực đáng tự hào cho cả ba mẹ và con cái. Mời bạn cùng nghe nội dung tập podcast nhé!

8m
Dec 05, 2023
#38 Động lực đến từ đâu?

Hôm nay, tôi sẽ thảo luận với các bạn một câu hỏi: ĐỘNG LỰC ĐẾN TỪ ĐÂU? Chúng ta hay nghĩ rằng việc gì mà ta làm bằng động lực bên trong thì sẽ bền lâu, cho dù có gặp khó khăn trở ngại, thì đã là động lực bên trong, ta sẽ vượt qua được để đạt được mục tiêu. Điều này, liệu có phải là sự thật? Những người lớn hãy tự nghĩ xem nè, những việc hàng ngày mà chúng ta đang làm, chẳng hạn như đang nghe kênh 5 PHÚT HỌC LÀM CHA MẸ này, chúng ta làm vì điều gì? Vì động lực đến từ bên trong à? Bạn có chắc chưa? Mời các bạn cùng theo dõi. Keyword: Deci and Ryan Motivation Theory.

8m
Oct 04, 2023
#37 Phải nhìn vào bối cảnh

Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận một câu hỏi: liệu rằng chúng ta có thể áp dụng bê nguyên xi một gợi ý, một lời khuyên làm cha mẹ nào đó của người khác vào câu chuyện của mình, bất chấp những khác biệt về hoàn cảnh riêng của mỗi người hay không? Nếu câu trả lời là CÓ THỂ, vậy có phải chăng là chúng ta cứ theo dõi một tấm gương thành công nào đó, và làm theo công thức của họ, thì rồi chúng ta cũng sẽ thành công như vậy? Tôi tin rằng các cha mẹ ở đây, ít nhiều cũng đã từng đọc, từng nhấn theo dõi một ai đó mà cha mẹ ngưỡng mộ. Và rồi các cha mẹ có "sao chép nguyên xi" được công thức nào chưa? Tôi để câu trả lời này lại cho mỗi người tự ngẫm. Nếu câu trả lời là KHÔNG THỂ, mỗi người có một cuộc đời riêng, vậy thì tại sao người này phải nghe những chia sẻ kinh nghiệm của người khác. Tại sao mọi người phải nghe Kênh 5 PHÚT HỌC LÀM CHA MẸ? Đây là những câu chuyện của tôi - mọi người nghe xong rồi, cũng có áp dụng được cho mình đâu, vì hoàn cảnh mỗi người mỗi khác mà.  Mời bạn nghe tập podcast này nhé. Chỉ tốn thêm 5 phút nghe nữa thôi, nghe xong rồi hãy quyết định có nên tiếp tục theo dõi kênh hay không nha. 

8m
Aug 15, 2023
#36 Khi cha mẹ chưa đủ nội lực

Tôi đã chia sẻ rất nhiều tập podcast, và đâu đó mỗi tập podcast đều gợi ý rằng cha mẹ nên suy nghĩ điều gì đó và nên học một kỹ năng nào đó. Như vậy thì, có quá nhiều điều phải nghĩ và phải học không? Và liệu có phải là cha mẹ nào cũng có thể học được chừng đó kỹ năng, biết được chừng đó suy nghĩ? Nếu cha mẹ còn đang rất bề bộn với cuộc đời mình, hoặc chưa từng suy nghĩ điều gì sâu xa, cứ thuận theo tự nhiên cưới chồng, cưới vợ, sinh con, và nghĩ rằng rồi con sẽ tự lớn ổn thôi, như mình ngày xưa đó. Tôi tạm gọi những cha mẹ đó là "cha mẹ chưa đủ nội lực". Vậy thì phải làm gì khi cha mẹ chưa đủ nội lực? Mời các bạn nghe tập podcast nhé! 

8m
Jul 04, 2023
#35 Yêu thương quá liều

Khi nghĩ đến yêu thương quá hay nuông chiều con quá, chúng ta phần lớn nghĩ đến hình ảnh đứa trẻ dư thừa vật chất, muốn gì được nấy. Quay sang nhìn con mình, thì con biết ăn, biết chơi, biết ngủ nề nếp. Vậy thì chúng ta vô cùng yên tâm là chúng ta đang nuôi dạy con đúng cách, không nuông chiều, không yêu thương quá liều.  Nhưng liệu đó có phải là sự thật? Bạn biết không, khi mà ngày nay gia đình nào cũng có rất ít con cái, đôi khi chỉ có một đứa con, thì có một kiểu yêu thương quá liều rất nguy hiểm, đó là dồn tất cả tình yêu, sự quan tâm sang đứa con. Mọi sự lựa chọn từ chuyện nhỏ nhỏ như ăn gì, chơi gì, đều là vì sở thích của con, hoặc phục vụ cho sự phát triển của con. Cho đến những lựa chọn lớn hơn như công việc của bản thân, niềm đam mê của bản thân, cũng là vì con. Theo tôi, đó là một kiểu "yêu thương quá liều" rất nguy hiểm, vì nó được bọc trong viên kẹo ngọt ngào mang tên "vì sự phát triển của con". Biết rằng, làm cha mẹ, bản năng là để chăm lo, yêu thương, đáp ứng con cái. Nhưng, có phải càng chăm nhiều thì càng tốt hay không?  Link đăng ký khoá học LÀM CHA MẸ HẠNH PHÚC CÓ KHÓ KHÔNG? https://forms.gle/ZrDPwQq1kB3gg2KR7

8m
Jun 15, 2023
#34 Vì sao con phải học?

Suốt những năm tháng lớn lên, tôi đều học chăm, học tốt, và chưa bao giờ thắc mắc VÌ SAO TÔI PHẢI HỌC? Nó như là một là điều hiển nhiên: phải học chứ, học để có một cuộc sống tốt hơn. Tôi nghĩ nhiều người lớn cũng giống tôi. Nhưng con thì không có ngữ cảnh của người lớn. Nên nhiều lúc con thắc mắc, thậm chí là giận dỗi VÌ SAO CON PHẢI HỌC? Bây giờ loại sách mà con đọc là những sách liên quan đến ước mơ, đến làm việc mình thích. Con sống trong một điều kiện vật chất ổn, không cảm thấy thiếu thốn điều gì. Vậy thì con học để làm gì? Con không thích môn này, môn kia, thì vì sao con phải học?  Vậy thì, mời bạn nghe tập podcast của ngày hôm nay: vì sao con phải học?

7m
May 09, 2023
#33 Con cái không chọn được sinh ra. Chúng ta nên làm cha mẹ như thế nào?

Con được sinh ra là do sự chọn lựa của người lớn chúng ta, đúng không ạ? Vậy thì, chúng ta nên có trách nhiệm như thế nào với lựa chọn của mình đây nhỉ? Ngược lại, vì trẻ không tự lựa chọn đến với cuộc đời này, là chúng ta mang con đến, vậy thì con có nên có trách nhiệm gì với cha mẹ không?  Với tôi, ôi tin rằng con sinh ra đời là lựa chọn của chính tôi. vì vậy đương nhiên rằng tôi cần có trách nhiệm nuôi dạy con, dành tình yêu thương cho con, đem đến những điều tốt đẹp cho con. Vậy nếu hỏi rằng, tôi có mong đợi gì không? Thì tôi cũng thẳng thắn nói rằng: TÔI CÓ MONG ĐỢI. 

9m
Apr 08, 2023
32 Điều gì quan trọng trong một gia đình.

Khi bạn bắt đầu bước vào một cuộc hôn nhân và có con, thì đâu đó mỗi người sẽ có một tưởng tượng về kiểu gia đình mà mình hướng đến. Vợ chồng hoà hợp, con cái lớn khôn. Mỗi thành viên vừa phát triển độc lập, vừa quan tâm hỗ trợ nhau, là nguồn vui mà cũng là chỗ dựa của nhau. Nhưng thực tế thì không diễn ra như vậy. Vậy điều gì là quan trọng trong một gia đình, điều gì làm nên một gia đình đúng nghĩa, như cách mà bạn thường ao ước, tưởng tượng? Nghe thử một chút xíu nhé!   

8m
Mar 08, 2023
#31 Lời xin lỗi của cha mẹ: Cần hay Không cần

Tôi cũng từng ước gì ba mẹ có một lần xin lỗi mình, có một lần nói với mình rằng ba mẹ xin lỗi, vì đã không cho phép con có những ước mơ của riêng con; ba mẹ xin lỗi, vì đã muốn con thành công theo cái hình mẫu mà ba mẹ mong muốn. NHƯNG bản thân tôi cũng từng nghĩ rằng "ĐỪNG TRÁCH BA MẸ", đừng dùng cái trải nghiệm bây giờ để phán xét những gì ba mẹ đã làm ngày xưa. VẬY LỜI XIN LỖI CỦA CHA MẸ, CẦN HAY KHÔNG CẦN? HIỂU SAO CHO ĐÚNG? Tôi thì nghĩ câu hỏi quan trọng hơn là: BẠN CẦN LỜI XIN LỖI ĐÓ, ĐỂ LÀM GÌ? 

7m
Feb 23, 2023
#30 Trẻ em và công nghệ

Tôi biết có nhiều người khi nói về công nghệ, thì ngay lập tức nghĩ đến những hậu quả tiêu cực của nó. Nhưng tôi muốn nói rằng, công nghệ cũng như tất cả những điều khác trong cuộc sống, có 2 mặt TỐT và XẤU. Nó sẽ tốt nếu bạn sử dụng nó ĐÚNG và ĐỦ.  Người học trong thời đại công nghệ số cần có một số năng lực mới, mà người học ở thời đại trước không cần, và một trong những khả năng đó là khả năng sử dụng công nghệ. Vì vậy, cha mẹ hãy hiểu đúng về sử dụng công nghệ, để giúp con phát triển phù hợp nhé!

8m
Feb 10, 2023
#29 Con thật hiểu chuyện - Lời khen hay gánh nặng

Trong kênh podcast của mình, tôi thường nói với các bạn là chúng ta cần hỗ trợ con trở thành một người trưởng thành và vững vàng. Và trong quá trình trưởng thành của con, có thể có những khó khăn, những trục trặc, con có thể có điểm mạnh này và điểm chưa mạnh kia, nhưng dù có chuyện gì, thì điều cần thiết cho con là xây dựng nội lực, sống mạnh mẽ và biết cách cư xử. Vậy nhưng trong tập podcast này, tôi lại hỏi bạn một câu hỏi ngược lại: trưởng thành, mạnh mẽ, biết cách xử sự, hay một cách giản dị hơn thì người lớn hay nói là "ĐỨA NÀY NÓ BIẾT LẮM, nó HIỂU CHUYỆN lắm". Đó là một LỜI KHEN hay một GÁNH NẶNG mà bạn dành cho trẻ?

8m
Jan 03, 2023
#28 Cha mẹ nào cũng có một câu chuyện

Tại sao bạn lại chọn nuôi con, như cách mà bạn đang làm? Bạn đã bao giờ thật nghiêm túc tự hỏi mình câu hỏi đó chưa? Vì trong sách nói cách này sẽ giúp con bạn hạnh phúc. Vì trong sách nói cách này sẽ giúp con bạn phát triển được tiềm năng. Vì trong sách nói cách này sẽ giúp con bạn trở thành một người thành công. Những câu trả lời đó, có phải là tận cùng của vấn đề hay chưa? Hay còn một điều gì khác?

6m
Nov 30, 2022
#27 An toàn hay can đảm

Gia đình là nơi an toàn, là vòng tay yêu thương, là chốn quay về. Đây là những điều mà chúng ta rất thường hay nghe, và NÓ ĐÚNG, gia đình là nơi nuôi dưỡng những bước đi đầu tiên của một đứa trẻ và cũng là nơi ta sẽ quay trở lại để hiểu ra được rất nhiều điều về bản thân mình. Một gia đình đúng nghĩa chắc chắn phải là nơi an toàn, là vòng tay yêu thương. NHƯNG ĐỊNH NGHĨA NƠI AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO cho đúng, thì lại là một câu hỏi cần thảo luận. NƠI AN TOÀN là nơi, ta sẽ được che chở, bảo vệ, là nơi không ai làm điều gì tổn thương đến ta? Định nghĩa như thế thì ĐÚNG RỒI, nhưng mà ĐỦ chưa? HAY NƠI AN TOÀN là nơi, ta sẽ được chỉ dạy mọi điều, được học cách TRƯỞNG THÀNH và CAN ĐẢM một cách an toàn. Nghe có khó hiểu và mâu thuẫn không?

6m
Nov 23, 2022
#26 Dành điều tốt nhất cho con. Nên hay Không?

Cuộc sống ngày nay, các gia đình thường ít con, hoặc thậm chí là chỉ có một đứa con duy nhất, vì vậy việc quan tâm, và mong muốn dành điều tốt nhất cho con, dường như trở thành một điều hiển nhiên. Cha mẹ tiêu cực, độc hại dĩ nhiên có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên đối xử ấm áp, tử tế, và là điểm tựa tin cậy cho trẻ. Tuy nhiên, điều này liệu có đồng nghĩa với việc càng ấm áp hơn, càng tử tế hơn thì sẽ càng tốt hơn. Hay liệu rằng, tốt quá, lại hoá ra là không tốt?!? Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về điều này.

7m
Nov 15, 2022
#25 Yêu thương bản thân

Có người định nghĩa "yêu thương bản thân" là phải mặc đẹp, ăn ngon, chơi vui, làm điều mình thích. Nói chung là để bản thân tận hưởng những điều vui vẻ, sung sướng trong cuộc sống. Dù làm mẹ, thì cũng phải có cuộc sống cá nhân, có bạn bè, có sở thích, đó là biết yêu thương bản thân, rồi khi đó mình hạnh phúc, người xung quanh cũng hạnh phúc. Cũng có một số khác cho rằng "yêu thương bản thân" chỉ là sự nguỵ biện cho tính thích hưởng thụ, ăn ngon, mặc đẹp, làm những chuyện bốc đồng. Hạnh phúc thực sự phải là sự phấn đấu cho những trải nghiệm có ý nghĩa lâu dài. Làm mẹ, bớt sở thích cá nhân, có kế hoạch gì, thì cũng điều chỉnh lại, cho phù hợp với con cái, có thể khó khăn, nhưng nuôi con trưởng thành vững vàng là một trải nghiệm ý nghĩa, và là hạnh phúc thực sự. Hiểu như thế nào cho đúng? 

7m
Nov 08, 2022
#24 Động lực có luôn đến từ bên trong?

Đâu đó, thì chúng ta hay nghe bảo là: nếu mình đam mê một điều gì đó, thì mình sẽ có một động lực đến từ bên trong, gọi là động lực nội tại để thực hiện việc đó. Và đây là một động lực bền vững. Ngược lại, nếu mình chỉ học, chỉ làm vì động lực bên ngoài, thì khi không có điều đó, mình sẽ không làm nữa, và nó không bền vững.  Nghe qua thì rất hay, rất mang tính giáo dục. Nhưng ở đây, tôi có hai câu hỏi: CÂU HỎI 1: Như thế nào thì được gọi là "động lực đến từ bên trong"? CÂU HỎI 2: Có phải chỉ nên khuyến khích động lực bên trong, loại bỏ hoàn toàn động lực bên ngoài? Hãy cùng nghe nhé!  Rèn luyện một điểm mạnh, có thể là sự kết hợp của cả động lực bên trong và bên ngoài - Thực hành bền chí và biết ơn. https://course.heary.edu.vn/courses/thuc-hanh-ben-chi-va-biet-on

6m
Oct 05, 2022
#23 Điểm mạnh không phải là cái cớ

Có một câu nói rất nổi tiếng mà người ta hay kể cho nhau nghe là "Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời (con cá đó) sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc". Tuy nhiên, tập podcast ngày hôm nay của tôi không phải để nói về điều đó, ngược lại, tôi muốn đặt một câu hỏi: có nên thay đổi điểm yếu hay không? Phát triển điểm mạnh có mâu thuẫn gì với việc cải thiện điểm yếu không nhỉ?  Tham khảo các bài viết Giải mã điểm mạnh nhân cách https://www.heary.edu.vn/post/giai-ma-diem-manh-nhan-cach-via Khám phá 24 điểm mạnh nhân cách https://www.heary.edu.vn/post/co-bao-nhieu-cach-kham-pha-diem-manh Hội thảo & khoá học điểm mạnh nhân cách https://course.heary.edu.vn/ Tham khảo các khoá học của Giáo dục tích cực https://5phuthoclamchame.wordpress.com/khoa-hoc/

6m
Sep 07, 2022
#22 Con có cần được người khác thích

Có cha mẹ đặt câu hỏi: TẠI SAO PHẢI QUAN TÂM ai đó thích mình hay không? Con cứ là chính con, là được rồi. Sao phải sống cho người khác thích? Một người dù cố gắng thế nào, cũng đâu thể sống làm hài lòng tất cả những người khác. Nghe thì cũng vẻ có hợp lý nhỉ. Nhưng CÙNG NGHĨ KỸ XEM NÀO. Thực sự thì, sống theo cá tính của mình, và sống để có mối quan hệ hài hoà với người khác, hai điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với nhau.

6m
Aug 30, 2022
#21 Khi ai đó không thích con

Vì đó là con của mình, nên mình rất yêu quý con, mọi hành động của con, mình đều dễ dàng nhìn với sự yêu thương và bao dung, nên mình thấy con mình rất đáng yêu. NHƯNG đó không phải con của người khác, nên người khác nhìn những hành động của con, không phải lúc nào cũng đáng yêu. AI ĐÓ KHÔNG THÍCH MÌNH - Là chuyện có thể xảy ra với bất kì ai, bất kì người lớn nào, đứa trẻ nào. Khi đó, bản thân chúng ta nên nghĩ gì, và chúng ta nên nói gì với đứa trẻ.

7m
Aug 23, 2022
#20 Tổn thương không phải trò đùa

Dù bạn đã rút kinh nghiệm như thế nào, dù bạn tin rằng bạn chỉ làm những điều tốt đẹp thôi, thì con bạn vẫn có nguy cơ bị tổn thương bởi một điều gì đó mà bạn không đoán trước được.  Nhưng khi tôi nói như thế, điều này hoàn toàn KHÔNG ĐỒNG NGHĨA với việc, đằng nào cũng không biết con có tổn thương hay không, nên chúng ta cứ thoải mái đối xử với trẻ theo bất kì cách nào. CON SẼ HỌC CÁCH KIÊN CƯỜNG VƯỢT QUA. Tôi không có ý định nói đến một điều gì méo mó như thế. Là cha mẹ, chúng ta phải có TRÁCH NHIỆM, tạo môi trường thuận lợi, mang những điều tốt đẹp đến cho con cái. TỔN THƯƠNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TRÒ ĐÙA.

6m
Aug 09, 2022
#19 Những tổn thương có là sự thật?

Khi được hỏi, hãy kể lại một vài sự kiện mà bạn nhớ nhất, có ảnh hưởng nhất đến cuộc sống hiện tại của bạn. Phần lớn, câu trả lời sẽ là sự kiện không tích cực, trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời, đôi khi là một điều gì đó làm bạn tổn thương và nhớ đến bây giờ. Đó là một cơ chế tự nhiên bình thường. Câu hỏi đặt ra là những tổn thương mà bạn đang nói đến, liệu nó có thật không? Nếu bạn khẳng định rằng thật, nó chắc chắn là thật. Vậy mời bạn nghe tiếp xem sao.

6m
Aug 03, 2022
#18 Kiên cường không phải là mạnh mẽ

Kiên cường là một kỹ năng cần thiết, cần thiết đến mức có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng "kiên cường là kỹ năng phải học, kỹ năng bắt buộc phải có, nếu bạn muốn sống hạnh phúc." May mắn là vốn sinh ra, ai cũng có khả năng này, tuy vậy cũng có người bẩm sinh là dễ dàng xoay xở vượt qua hơn mà chúng ta hay nghĩ là họ mạnh mẽ, họ dễ quên, và có người thì nhớ lâu hơn, và chúng ta hay nghĩ là họ yếu đuối, hoặc lâu quên. Tuy nhiên, bản chất thực sự của kiên cường không phải là mạnh mẽ. Mạnh mẽ không đủ để diễn tả hết ý nghĩa của từ KIÊN CƯỜNG. Hãy cùng tìm hiểu nhé.  Tìm hiểu thêm nội dung khoá học miễn phí Nuôi dưỡng đứa trẻ kiên cường https://course.heary.edu.vn/courses/raising-resilient-children. 

6m
Jul 20, 2022
#17 Nuôi con xưa & nay

Chúng ta, dù cố gắng đến thế nào, thì phần lớn đều đang muốn tốt cho con, theo lăng kính của mình, theo trải nghiệm của mình. Phần lớn, đều theo cách, chúng ta muốn điều gì cho tuổi thơ của mình, thì chúng ta cố gắng cho con điều đó bây giờ.  Đôi khi, chúng ta tự tin rằng, chúng ta làm cha mẹ tốt hơn cha mẹ của chúng ta đã từng. Tôi không biết sự tự tin đó ĐÚNG hay SAI. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng, dù chúng ta có đang nghĩ là mình làm tốt thế nào, THÌ NUÔI CON NGÀY XƯA, hay NGÀY NAY, đều đối mặt với cùng một vấn đề KHÔNG AI BIẾT ĐỨA TRẺ SẼ ĐÓN NHẬN MỌI VIỆC MÀ CHA MẸ CHÚNG QUYẾT ĐỊNH RA SAO. Vậy bây giờ thì sao?  Link tham khảo nội dung miễn phí Nuôi dưỡng đứa trẻ kiên cường https://course.heary.edu.vn/courses/raising-resilient-children.

6m
Jul 12, 2022
#16 Học làm cha mẹ, cần bao nhiêu thời gian

Rất nhiều những vấn đề được đặt ra, yêu cầu cha mẹ phải biết, phải học, để có thể dạy con. Nhưng thực tế thì cha mẹ có bao nhiêu thời gian để HỌC LÀM CHA MẸ, và cha mẹ có bao nhiêu thời gian dành cho con? Có chắc ai dành nhiều thời gian hơn, thì sẽ tốt hơn không? HỌC LÀM CHA MẸ, là nên học CÁI GÌ? Dành nhiều thời gian cho con, là làm gì với con? Hy vọng, sẽ giúp các bạn tìm được một câu trả lời nhỏ. 

7m
Jul 05, 2022
#15 Cha mẹ bình thản

Nhiều người biết rằng ép con đạt thành tích, để có cái cho cha mẹ khoe con, là không bình thản. Nhưng ít người biết rằng, không muốn khoe con, và luôn có ý kiến với việc khoe con của người khác, cũng là không bình thản. Điều này chỉ cho thấy bạn đang tham gia vào một cuộc đua làm cha mẹ tốt. Nếu bạn thực sự hài lòng với hiện tại của bạn, bạn cứ bình thản hài lòng. Nếu bạn đang muốn phấn đấu để thay đổi lựa chọn của bạn, bạn có quyền làm thế, nhưng hãy làm thế với một tâm trạng bình thản, vì điều đó tốt cho chính bạn.

7m
Jun 28, 2022
#14 Mùa hè bị đánh cắp

Đâu đó, chúng ta hay nghe những câu kiểu: ngày xưa, ai cũng có trọn 3 tháng nghỉ hè, chơi hè. Bây giờ, dù là mùa nào, thì trẻ nhỏ cũng học suốt. Nghỉ hè, có gì khác với ngày thường??? Mùa hè của trẻ nhỏ, có chăng, đang bị đánh cắp? Một mùa hè, mà bạn đang nghĩ đến, trông như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về điều này.

7m
Jun 14, 2022
#13 Điểm mạnh hay điểm yếu

Ai cũng mong muốn biết mình có điểm mạnh gì, vì điều mà ai cũng tin là được làm điều mình thích thì sẽ là thành công, và hơn nữa là thành công trong hạnh phúc. Trong đó, một số người tin rằng cũng cần và nên cải thiện điểm yếu, mới có thể phát huy hết tiềm năng của bản thân. Một số khác lại cho rằng, không đòi hỏi "giỏi toàn diện được", điểm yếu thì dù làm gì vẫn là yếu thôi, mình chỉ cần phát huy điểm mạnh là được. Hiểu đúng, thì biết về điểm yếu của bản thân, không phải tránh né nó, ngó lơ nó. Biết về điểm mạnh của bản thân, không phải để chỉ phát huy tối đa nó. Mà biết về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, là để hiểu rằng, mình sẽ có hành trình học, cải thiện, hoàn thiện bản thân khác với những người khác. Một số gợi ý tham khảo Giải mã điểm mạnh nhân cách https://www.heary.edu.vn/post/giai-ma-diem-manh-nhan-cach-via Khám phá 24 điểm mạnh nhân cách https://www.heary.edu.vn/post/co-bao-nhieu-cach-kham-pha-diem-manh Hội thảo & khoá học điểm mạnh nhân cách https://course.heary.edu.vn

6m
Jun 07, 2022
#12 Thành công không dễ dàng

Tôi biết nhiều cha mẹ chọn cách nghĩ học mà chơi, chơi mà học, vì họ không mong muốn đặt áp lực kỳ vọng lên con cái. Nhưng có một sự thật là để đạt được điều mình thích, ai cũng phải làm vô số việc mà mình không thích, và thành công thì không tự đến sau một giấc ngủ mơ. Bạn mong muốn con tham gia vào những lớp học, những hoạt động nào đó, cũng là điều bình thường, hợp lý thôi. Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ ràng 02 điều này với bản thân bạn và với con. 1. HỌC KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG VUI.  2. THÀNH CÔNG THÌ KHÔNG DỄ DÀNG.

7m
May 31, 2022