Trong số thứ hai này, cây viết Karen Hao tới từ tạp chí MIT Technology Review sẽ bàn về những tác động của công nghê sinh trắc học dựa trên trí tuệ nhân tạo tới những quyền xã hội căn bản của con người. Bị che mờ bởi sự phát triển nhanh chóng của những công nghệ mới, cũng như là những tiện ích mà nó đem lại, sự riêng tư của chúng ta đang bị đánh cắp mà chúng ta chẳng hề hay biết... Link gốc bài viết tại:https://www.technologyreview.com/2021/02/05/1017388/ai-deep-learning-facial-recognition-data-history
Xin chào mọi người! Đây là số đầu tiên của Khoa học không khó - It's not rocket science. Và mình là Huy. Khoa học không khó là một show podcasts mà ở đó, mình sẽ cùng các bạn đọc các bài báo khoa học về các chủ đề đang nóng nhất hiện nay, những công nghệ tiên tiến nhất đang dần đi vào đời sống của mỗi chúng ta. Trong số đầu tiên này, mình sẽ gửi đến các bạn một bài viết mới được xuất bản trên tạp chí Nature vào ngày 29/01 bởi tác giả Dyani Lewis. Trong bài báo của mình, Lewis bàn về khả năng lây truyền của coronavirus, kẻ thủ ác dẫn đến đại dịch hiện nay, thông qua bề mặt của các vật dụng hàng ngày, ví dụ như tay nắm cửa. Mặc dù đây không phải là một nguồn lây nhiễm chính của dịch bệnh, vậy tại sao chúng ta vẫn cần phải thực hiện làm sạch sâu các bề mặt như vậy một cách thường xuyên? Nature 590, 26-28 (2021) doi:https://doi.org/10.1038/d41586-021-00251-4